Dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai: Nhận biết và cách khắc phục

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Trật khớp vai là một chấn thương phổ biến và có thể diễn ra theo nhiều dạng khác nhau. Vậy dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai là gì? Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết tình trạng này và những phương pháp cải thiện hiệu quả.

1. Dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai (Dislocated Shoulder) là tình trạng chỏm xương cánh tay bị lệch ra khỏi vị trí ổ chảo xương bả vai và dẫn đến đau đớn, mất khả năng vận động khớp tạm thời, biến dạng khớp. Đây là một dạng chấn thương có thể diễn ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao hoặc té ngã trong sinh hoạt bình thường. 

Trật khớp vai gồm 3 dạng chính là trật vai ra trước, trật vai xuống dưới ổ chảo, trật vai ra sau. Trong đó, trật vai ra sau thường diễn ra ở những trường hợp ngã chống tay trong tư thế khép vai, bị động kinh, bị điện giật. Dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai thường xuất hiện ở những trường hợp bị trật vai ra sau, lúc này mỏm khuỷu tay trồi ra sau và tạo thành một bậc lõm với cánh tay khiến cấu trúc khớp vai giống như một gốc cây bị chặt chưa hết hoàn toàn.

Dấu hiệu nhát rìu trật khớp vai
Dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai thường diễn ra trong trường hợp trật khớp vai sau

2. 6 điều cần làm khi có dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai

Nếu phát hiện những dấu hiệu trật khớp vai như không thể cử động vai, đau vai dữ dội, biến dạng khớp vai, sưng hoặc tê bì ở cổ bàn tay,… bạn cần có các phương pháp xử lý ngay trước khi thăm khám và điều trị hiệu quả. Tham khảo ngay những điều cần thực hiện khi nghi ngờ xuất hiện dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai.

2.1. Sơ cứu trước khi đến bệnh viện

Ngay khi bị chấn thương có nguy cơ dẫn đến trật khớp, bạn nên thực hiện những bước để sơ cứu vết thương với các bước cụ thể như:

1 – Nghỉ ngơi: Bạn cần ngừng hoạt động ở bên vai bị thương, tránh xoay khớp hoặc nâng các vật nặng. 

2 – Chườm đá: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn bông sạch bọc nước đá để chườm vết thương trong vòng 15 – 20 phút, thực hiện các lần chườm cách nhau 30 – 60 phút trong những giờ đầu, sau đó có thể tăng thời gian nghỉ lên 2 – 2.5 tiếng. 

3 – Cố định khớp vai: Tiến hành băng ép để cố định khớp vai bằng các băng gạc chuyên dụng, có thể thay thế bằng mảnh vải. Lưu ý, bạn nên tránh băng quá chặt khiến tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn. Thực hiện phương pháp này song song với chườm đá.

Sơ cứu trật khớp vai trước khi đến bệnh
Thực hiện các bước sơ cứu khớp vai và đưa đến người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất

Sau khi tiến hành các bước sơ cứu, bạn cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra chính xác hơn tình trạng trật khớp vai và có biện pháp điều trị kịp thời.

2.2. Nắn chỉnh khớp vai

Nắn khớp vai là phương pháp thực hiện các thao tác giúp đưa chỏm xương cánh tay về đúng vị trí trong ổ khớp và cần được thực hiện bởi bác sĩ. Người bệnh có thể được thực hiện các phương pháp nắn trật khớp vai như:

1 – Kỹ thuật Stimson: Tiến hành nắn chỉnh khớp vai sử dụng một vật nặng có khối lượng khoảng 2 – 5kg và tiến hành theo các bước dưới đây:

  • Người bệnh nằm sấp trên giường, bên vai bị thương buông thoải mái bên mép giường.
  • Buộc vật nặng vào cổ tay để kéo phần khớp vai đưa ra về đúng vị trí ban đầu, giữ vật trong 20 phút rồi tháo ra.
Kỹ thuật nắn khớp vai stimson
Kỹ thuật nắn khớp Stimson dành cho bệnh nhân trật khớp vai

2 – Kỹ thuật FARES: Đây là kỹ thuật nắn khớp trong thời gian ngắn bằng cách xoay khớp theo những tư thế khác nhau, được thực hiện bằng cách:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, kỹ thuật viên đặt tay của người bệnh dọc theo chiều cơ thể.
  • Nắm lấy cẳng tay và bàn tay của bệnh nhân, tiến hành xoay khớp nhẹ nhàng đồng thời kéo cánh tay hướng về phần đầu đến khi tạo một góc 90 độ so với cơ thể.
  • Tiếp tục nắm cánh tay và kéo đến khi tạo thành một góc 120 độ với thân dưới của cơ thể đến khi khớp trở về đúng vị trí ban đầu.
Kỹ thuật FARES hỗ trợ nắn chỉnh khớp vai
Kỹ thuật FARES hỗ trợ nắn chỉnh khớp

2.3. Cố định khớp vai sau nắn chỉnh

Sau khi khớp vai đã được nắn chỉnh và trở lại vị trí ban đầu, người bệnh sẽ được cố định khớp để hạn chế chuyển động, tránh xoay khớp khiến vết thương nghiêm trọng hơn và giảm áp lực lên các cơ quanh khớp. Phương pháp cố định khớp thường được sẽ thực hiện trong 4 – 6 tuần bằng cách bó bột, đeo nẹp, túi treo tay.

Nẹp cố định sau nắn khớp vai
Thực hiện cố định khớp sau khi tiến hành nắn khớp

2.4. Điều trị bằng thuốc

Người gặp dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, giảm phù nề để sử dụng trong quá trình điều trị để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài.

Thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

2.5. Phẫu thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật trong các trường hợp như: tình trạng chấn thương trật khớp quá nghiêm trọng và việc nắn chỉnh không mang lại hiệu quả; trật khớp vai dẫn đến những tổn thương ở các bộ phận xung quanh; người bị tái trật khớp có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các dây chằng.

Phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật khớp vai trong một số trường hợp tổn thương nghiêm trọng

2.6. Vật lý trị liệu

Để giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh sau chấn thương, người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu tại những cơ sở uy tín. Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng là:

1 – Sóng ngắn: Đây là kỹ thuật sử dụng các thiết bị phát ra các bức xạ điện từ có bước sóng ngắn, làm tăng nội nhiệt ở vùng bị thương và mang đến hiệu quả như giảm đau nhức, giảm căng thẳng thần kinh để cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động, giảm ứ đọng máu tại khớp bị tổn thương, ngăn ngừa sưng viêm.

Vật lý trị liệu khớp vai
Sử dụng sóng ngắn trị liệu trật khớp vai

2 – Siêu âm: Trị liệu bằng cách sử dụng các sóng siêu âm để làm tăng khả năng hoạt động của tế bào và cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường các dưỡng chất đến vùng bị thương để đẩy nhanh quá trình phục hồi và giảm nguy cơ cứng khớp. Thông thường, người bệnh có thể được trị liệu bằng siêu âm song song với sử dụng điện xung.

Siêu âm
Trị liệu dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai bằng siêu âm

3 – Điện xung: Phương pháp sử dụng các máy điện xung trị liệu để tác dụng vào phần vai bị thương sóng điện xung với tần số thấp, mang đến hiệu quả tăng tuần hoàn máu, kích thích thần kinh cơ để giảm các cơn đau, ngăn ngừa tình trạng viêm, phù nề. 

Điện xung
Phương pháp trị liệu sử dụng điện xung

4 – Di động mô mềm: Di động mô mềm được thực hiện bởi các kỹ thuật viên vật lý trị liệu, tiến hành dùng tay để xoa bóp, kéo giãn, tác động lực nhỏ đến vùng khớp bị thương. Phương pháp này thường được áp dụng sau 2 – 4 tuần khi khớp vai đã được cố định ổn định.

Tiến hành di động mô mềm mang đến tác dụng trong việc tăng tuần hoàn máu và giảm phù nề hiệu quả, giúp thư giãn các cơ và làm mềm các mô sẹo, giúp cải thiện dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai.

Di động mô mềm
Tiến hành di động mô mềm để hỗ trợ giảm đau

5 – Tập vận động khớp vai: Tham khảo ngay những bài tập vận động trị liệu giúp giãn cơ, điều chỉnh tư thế sau trật khớp để cải thiện các cơn đau và khả năng vận động ở vai của người bệnh.

Bài tập 1: Gồng cơ

  • Đứng đối diện với tường, nắm bàn tay và áp vào tường để cẳng tay tạo góc 90 độ với cơ thể.
  • Giữ vững vai rồi ép cẳng tay vào tường để kích hoạt cơ vai.
  • Thực hiện 10 – 15 lần/hiệp, 4 – 5 hiệp/ngày.
Gồng cơ ở vùng vai
Thực hiện bài tập gồng cơ ở vùng vai

Bài tập 2: Bài tập xoay trong và xoay ngoài

  • Dùng hai bàn tay nắm lấy một cây gậy ở sau lưng, bên tay bị thương nắm ở cuối đầu gậy.
  • Đưa hai tay đẩy gậy về phía tay lành, cố gắng kéo giãn cơ để đẩy gậy xa nhất có thể. Giữ tư thế trong 30 giây.
  • Thả lỏng trong vòng 30 giây để nghỉ. Chuyển gậy ra trước mặt và thực hiện tương tự với động tác trên.
Bài tập xoay trong xoay ngoài khớp vai
Bài tập xoay trong – xoay ngoài khớp vai

Bài tập 3: Giãn cơ vai với dây kháng trở

  • Đứng thẳng, hai tay nắm lấy hai đầu dây kháng trở và giơ ra trước mặt sao cho cánh tay vuông góc với cơ thể.
  • Nhẹ nhàng đưa 2 tay sang hai bên hết mức có thể, giữ tư thế trong 2 giây rồi đưa tay về ban đầu.
  • Lặp lại bài tập này 10 lần/hiệp, 4 – 5 hiệp/ngày.
Bài tập giãn cơ vai với dây trở kháng
Hướng dẫn giãn cơ vai với kháng trở

Bài tập 4: Bài tập bả vai

  • Nằm sấp trên thảm tập, đặt 2 cánh tay dọc theo chiều cơ thể và ép sát vào cơ thể.
  • Nâng vai và cánh tay lên cao nhất có thể, giữ cho vai và cánh tay luôn song song với mặt thảm, giữ tư thế này trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại bài tập này 10 lần.
Bài tập cho bả vai tư thế nằm sấp
Thực hiện bài tập bả vai trong tư thế nằm sấp

Bài tập 5: Bài tập xoay ngoài vai trong tư thế nằm nghiêng

  • Nằm nghiêng trên thảm tập, giữ phần vai bị thương ở bên trên, tay bị thương có thể cầm một tạ tập nhỏ, giữ cho khuỷu tay tạo 1 góc 90 độ với cơ thể.
  • Ép sát cánh tay bị thương vào cơ thể, nâng cẳng tay lên trên, giữ trong 3 – 4 giây rồi thả lòng tay.
  • Lặp lại bài tập này 4 – 5 lần.
Bài tập xoay vai khi nằm nghiêng
Bài tập xoay vai khi nằm nghiêng

Xem thêm các bài tập vật lý trị liệu khớp vai không chỉ giúp bệnh nhân đẩy nhanh thời gian hồi phục ở các phần cơ, xương khớp bị tổn thương, mà còn tăng sức mạnh cơ vùng vai và tăng tầm vận động khớp vai.

Người gặp các dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai nếu đang tìm kiếm các cơ sở trị liệu sau chấn thương hiệu quả có thể đến ngay Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA. Tại đây, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ cải thiện tình trạng trật khớp với chương trình hồi phục chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản gồm:

  • Lộ trình điều trị cá nhân hóa dành riêng cho từng bệnh nhân và có thể thay đổi theo quá trình tập luyện để phù hợp với tình trạng của người bệnh.
  • Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm luôn theo sát người bệnh trong quá trình tập luyện.
  • Hệ thống trang thiết bị hỗ trợ tập luyện và trị liệu hiện đại theo tiêu chuẩn Âu – Mỹ, không gian phòng tập rộng rãi với nhiều khu chuyên biệt.
Trung tâm vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka
Hãy đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được hỗ trợ quá trình phục hồi sau trật khớp hiệu quả và an toàn.

3. Cách phòng ngừa trật khớp vai

Tình trạng trật khớp vai có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh trong thời gian dài và có nguy cơ tái phát nên bạn cần chủ động thực hiện các biện phòng ngừa tình trạng này. Dù các tai nạn thường diễn ra bất ngờ nhưng bạn cũng có thể hạn chế nguy cơ chấn thương bằng những cách dưới đây.

3.1. Phòng ngừa trật khớp vai khi hoạt động hoặc chơi thể thao

Khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất cần vận động mạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khởi động và giãn cơ cẩn thận trước khi chơi thể thao, thực hiện giãn cơ sau khi đã vận động xong.
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ khớp khi tập luyện.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc quần áo bó sát và tạo cảm giác khó chịu.
  • Có những khoảng nghỉ ngắn trong quá trình tập luyện, để cho cơ thể nghỉ ngơi sau khi tập luyện.
  • Dừng việc luyện tập ngay khi phát hiện các dấu hiệu đau đớn ở khớp.

>> Tìm hiểu chi tiết phục hồi chức năng trật khớp vai để giảm đau, giảm phù nề, chống kết dính tại các khớp và làm giảm sự kéo giãn dây chằng, bao khớp

Phòng ngừa trật khớp vai khi chơi thể thao
Khởi động các khớp cẩn thận trước khi chơi thể thao

3.2. Một số lưu ý giảm nguy cơ trật khớp vai tại nhà

Ngoài ra, trong sinh hoạt bạn cũng cần chú ý những điều sao để hạn chế nguy cơ chấn thương:

  • Không bê đỡ các vật nặng quá sức của cơ thể.
  • Thiết kế tay vịn ở những nơi có sàn trơn, cầu thang.
  • Giữ cho nhà cửa gọn gàng để tránh nguy cơ vấp ngã.
  • Không với lên cao, đứng trên mặt bàn ghế không vững chắc.
Một số lưu ý giảm nguy cơ trật khớp vai
Hạn chế bê đỡ các vật nặng để tránh chấn thương

Nếu phát hiện dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp vai, bạn cần tiến hành sơ cứu vết thương và đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thực hiện phục hồi chức năng sau trật khớp vai có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi ở khớp. Bạn có thể đến Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia trong quá trình phục hồi sau chấn thương.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 21/10/2024Ngày cập nhật: 21/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.