hội chứng ngón tay lò xo là gì?
Ngón tay lò xo hay ngón tay cò súng (Trigger Finger), là tình trạng các bao gân gấp của ngón tay bị thoái hóa, gây chít hẹp bao gân, khiến các gân gấp khó lướt qua khi người bệnh duỗi hoặc gấp ngón tay.
Theo Thư viện Quốc gia về Y học Hoa Kỳ (National Library of Medicine), hội chứng ngón tay lò xo hay viêm gân gấp ngón tay xuất hiện khá phổ biến với tỷ lệ mắc phải là 2,6% trên dân số thế giới. Thậm chí, số người mắc bệnh này còn cao hơn cả các bệnh khác như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp hay các tình trạng lắng đọng protein toàn thân như gout hay amyloidosis,…
triệu chứng hội chứng ngón tay lò xo
- Cấp độ 1 – Đau và khó chịu: Những cơn đau và khó chịu xuất hiện khi uốn cong hoặc chỉnh thẳng ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Cấp độ 2 – Ngón tay có cảm giác bị vướng khi cử động: Ngón tay đã bắt đầu có triệu chứng bị vướng khi cử động, một số trường hợp kèm theo tiếng lách cách mỗi khi co hoặc duỗi ngón tay
- Cấp độ 3 – Ngón tay bị kẹt và cần phải có sự hỗ trợ mới có thể cử động: Bao gân bị sưng khiến dây gân bị kẹt, không thể luồn qua.
- Cấp độ 4 – Ngón tay bị kẹt và không thể cử động: Bao gân bị sưng và chèn ép dây gân khiến chúng bị kẹt cứng, việc cử động ngón tay là không thể.
đối tượng thường gặp hội chứng ngón tay lò xo
Hội chứng ngón tay lò xo thường gặp phải ở những đối tượng sau:
- Độ tuổi từ 30 – 50: Đây là độ tuổi xuất hiện hội chứng ngón tay lò xo phổ biến nhất. Theo thời gian, xương trở nên giòn hơn, các khớp ngón tay dần bị thoái hóa, bao gân bị mài mòn,.. khiến quá trình cử động ngón tay trở nên khó khăn và kèm theo sự đau nhức.
- Sử dụng ngón tay nhiều, liên tục: Một số nghề nghiệp như nông dân, thợ thủ công, thợ cắt tóc, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật… có tỷ lệ mắc hội chứng ngón tay lò xo cao hơn những người bình thường.
- Nữ giới: Tình trạng ngón tay lò xo xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ gấp 6 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ: hoạt động hàng ngày có tính lặp đi lặp lại, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai và sau sinh…
vật lý trị liệu
- Siêu âm
- Điện xung
- Laser
- Xung kích
- Sóng ngắn
- Di động mô mềm
hoạt động trị liệu
Bệnh nhân sẽ được bác sỹ chuyên khoa Myrehab Matsuoka xây dựng phác đồ vận động trị liệu cá nhân hoá dựa trên tình trạng hiện tại.
Các bài tập vận động viêm gân gấp có thể giảm đau và sưng, cải thiện chuyển động, tăng sự linh hoạt và lấy lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
băng dán kinesio
Băng dán Kinesio tại Myrehab được thiết kế mô phỏng độ đàn hồi của da, đóng vai trò như một phương pháp hỗ trợ trong quá trình vật lý trị liệu hội chứng ngón tay lò xo, phục hồi chức năng với tác dụng giảm đau, giảm viêm, tăng tuần hoàn và tăng tầm vận động của khớp, kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể.
quy trình thăm khám
- Bước 1: Thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu sinh tồn như: chiều cao, cân nặng, tiền sử thuốc bệnh nhân đang sử dụng, vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
- Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện các lượng giá và kiểm tra lâm sàng.
- Bước 3: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ tổng hợp giải thích tình trạng hiện tại và đánh giá và tiên lượng tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Bước 4: Sau khi có phim chụp, bác sĩ giải thích và đưa ra kết luận.