Viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm xảy ra ở các mô mềm xung quanh khớp vai như túi thanh dịch, bao khớp và gân. Việc viêm nhiễm quanh khớp vai có thể gây ra đau, sưng, và giảm khả năng di động của khớp, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Triệu chứng viêm quanh khớp vai
- Viêm quanh khớp vai thể thông thường: Xuất hiện các cơn đau vai kéo dài và có thể tăng dần về đêm, cơn đau tăng lên khi thực hiện các động tác cử động vai.
- Viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp: Đau nhức vai dữ dội cả ngày lẫn đêm, cơn đau lan rộng từ cổ, vai, cánh tay, thậm chí lan tới cả bàn tay
- Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai: mất khả năng vận động khớp vai, đôi khi cơn đau đã hết nhưng bệnh nhân vẫn không thể cử động được khớp vai
- Viêm quanh khớp vai thể đông cứng: gặp các cơn đau cơ học, thường tăng vào ban đêm.
Đối tượng thường mắc
- Bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi do quá trình thoái hóa tự nhiên.
- Những người lao động chân tay thường xuyên phải bê vác nặng hoặc thường phải giơ tay cao quá 90 độ.
- Các vận động viên, người chơi thể thao thường xuyên phải thực hiện động tác căng giãn gân cơ khớp vai như tennis, chơi golf, bóng rổ,…
- Tiền sử chấn thương vùng khớp vai: chống thẳng tay hoặc chống khuỷu tay xuống đất gây áp lực dồn lên khớp vai.
- Tiền sử phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn gãy xương các phần liên quan đến khớp vai như xương đòn, xương bả vai, xương cánh tay.
- Những người sau đột quỵ, giai đoạn phục hồi sau các bệnh nặng bị bất động khớp vai trong một thời gian dài.
Vật lý trị liệu
- Xung kích
- Siêu âm
- Laser
- Các phương thức nhiệt (hồng ngoại, sóng ngắn, …)
- Di động mô mềm
- Băng dán kinesio
Vận động trị liệu
Tại Myrehab, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tiêu chí “không xâm lấn – không tiêm – hạn chế sử dụng thuốc”.
Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập chức năng như bài tập con lắc, tập với dụng cụ, kéo nắn trị liệu bằng tay, tập theo tầm vận động khớp vai với các động tác gấp cánh tay ra trước, gấp cánh tay ra sau, xoay cánh tay,… giúp giãn bao khớp, phá các điểm dính khớp, làm tăng diện tích khớp từ đó nâng tầm vận động khớp vai.
Việc duy trì vận động sau trị liệu đóng vai trò rất quan trọng ngăn bệnh tái phát và giúp bệnh nhân chủ động hơn trong phục hồi chức năng của khớp vai.