hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay (hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay – Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay.
Đây là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Số người mắc hội chứng này đang ngày càng tăng lên do nhu cầu công việc sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
triệu chứng hội chứng ống cổ tay
Hội chứng đường hầm cổ tay có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, được chia làm 2 nhóm biểu biện gồm rối loạn cảm giác và rối loạn vận động.
- Rối loạn về cảm giác: Các triệu chứng thường khó nhận biết do khởi phát chậm và không có chấn thương cụ thể.
- Tê bì, kiến bò, ngứa ran, đau buốt như kim châm ở vùng chi phối của dây thần kinh giữa. Trong một số trường hợp, các biểu hiện có thể trên toàn bộ bàn tay.
- Giảm hoặc mất dần cảm giác ở các đầu ngón tay.
- Rối loạn về vận động: Hạn chế về khả năng vận động, phản ứng chậm, teo cơ.
- Đau cơ, chuột rút.
- Tay yếu, ít lực, khó cầm nắm, bàn tay không còn khéo léo.
- Phản ứng chậm, mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
- Chứng teo và yếu cơ đối chiều, chứng dạng ngón tay cái.
biến chứng của hội chứng ống cổ tay
Nếu hội chứng ống cổ tay kéo dài đôi khi sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác, teo cơ, tay mất chức năng vĩnh viễn,…
- Về chức năng cảm giác: Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây ra hội chứng đau toàn thân, dần dà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Về chức năng vận động: Các cơ trở nên lỏng lẻo, không còn sức, nghiêm trọng hơn là yếu liệt hoàn toàn.
- Về chức năng dinh dưỡng: Mất sức cơ, ngón cái bị teo lại, lỏng lẻo.
Đối tượng thường gặp hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay thường gặp phải ở những đối tượng sau:
- Sử dụng ngón tay nhiều, liên tục: Thực hiện các công việc đòi hỏi phải gập cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài, gây áp lực lên dây thần kinh giữa như bê vác, đánh máy tính…
- Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới, do phụ nữ thường có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.
- Người bị chấn thương: Các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương, viêm khớp, dây chằng, cường giáp… có thể làm hẹp không gian trong ống cổ tay, gây chèn ép dây thần kinh.
quy trình thăm khám
- Bước 1: Thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu sinh tồn như: chiều cao, cân nặng, tiền sử thuốc bệnh nhân đang sử dụng, vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
- Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện các lượng giá và kiểm tra lâm sàng.
- Bước 3: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sỹ tổng hợp giải thích tình trạng hiện tại, đánh giá và tiên lượng gần – xa tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Bước 4: Sau khi có phim chụp, bác sĩ giải thích và đưa ra kết luận.
vật lý trị liệu
- Siêu âm: Tăng tuần hoàn máu qua cổ tay, tăng hấp thụ dịch nề và làm giãn dây chằng ngang
- Laser: Kích thích tế bào và tăng cường khả năng chữa lành.
- Sóng xung kích: Sử dụng khí nén tác động lên khu vực tổn thương.
- Sóng ngắn: Chống viêm sâu, giãn gân cơ và giảm co thắt cực tốt ở khu vực ống cổ tay
- Điện xung
- Di động mô mềm
Vận động trị liệu
Tại Trung tâm trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tiêu chí “Không xâm lấn – Không tiêm – Hạn chế sử dụng thuốc“. Giải pháp được đưa ra tập trung vào vật lý trị liệu với các thiết bị hiện đại và vận động chủ động để hỗ trợ giảm đau, phục hồi khả năng và duy trì vận động cho người bệnh. Các phương pháp vận động trị liệu kể tới như kỹ thuật kéo giãn, kỹ thuật di động khớp, kỹ thuật trượt thần kinh…
băng dán kinesio
Băng dán Kinesio của Myrehab Matsuoka được thiết kế mô phỏng theo độ đàn hồi của da, có khả năng hỗ trợ định hình ngay cả lúc ngủ, giúp cân bằng các nhóm cơ, từ đó, đẩy nhanh quá trình chữa trị hội chứng ống cổ tay.