Các dạng gãy xương

phân loại các dạng gãy xương

Gãy xương được phân chia thành nhiều dạng, kể tới như:

  • Gãy xương kín: Xương ở tình trạng gãy nhưng không tạo ra vết thương hở trên da.
  • Gãy xương hở: Qua vết thương hở trên da, các mô và xương ở khu vực bị tổn thương lộ ra ngoài.
  • Gãy xương hoàn toàn: Xương bị gãy thành nhiều mảnh.
  • Gãy xương không hoàn toàn: Một phần xương bị tổn thương, tính liên tục không mất hoàn toàn.
  • Rạn xương: Do tác động, xương có thể bị rạn và có khả năng phục hồi; tuy nhiên tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng khi xương chịu tác động lực lặp đi lặp lại.

mục đích phục hồi chức năng sau gãy xương 

Sau quá trình bó bột hoặc phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định phục hồi chức năng sau gãy xương. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng yếu cơ, teo cơ, hỗ trợ vận động các khớp, giúp quá trình liền xương, can xương nhanh hơn, định hình xương và ngăn chặn việc xương liên kết lại không đúng so với ban đầu.

đối tượng phục hồi chức năng sau gãy xương 

  • Nhóm người bệnh điều trị bảo tồn: Nhóm người bệnh điều trị gãy xương bằng phương pháp bó bột, nẹp cố định. Thời gian hồi phục thường trong khoảng 6 – 12 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào loại xương gãy, mức độ nghiêm trọng hoặc tuổi tác của bệnh nhân.
  • Nhóm người bệnh cần phẫu thuật: Người điều trị gãy xương bằng sự can thiệp của phẫu thuật (phương pháp nẹp vít, gắn đinh, gắn kim cố định, kết hợp xương ngoại vi hoặc thay khớp nhân tạo). Thông thường, trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim lại, đánh giá kết quả và đưa ra những chỉ định tập luyện tại giường phù hợp.

Vật LÝ trị liệu

Theo từng nhóm đối tượng mà bệnh nhân khi phục hồi chức năng sau gãy xương tại Myrehab Matsuoka sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp trị liệu tương ứng sau:

  • Điện xung: Giảm đau, giảm các kích thích thần kinh cơ tạo sự co cơ, điện di, điện phân thuốc.
  • Hồng ngoại (sóng ngắn): Làm mềm cơ, tăng cường máu đến khu vực xương gãy để tăng hiệu quả chữa lành.
  • Di động mô mềm: Dùng tay xoa nắn nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau và giảm căng cơ.
Điện xung trong phục hồi chức năng sau gãy xương

Vận động trị liệu

Tại Myrehab, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ vận động trị liệu cá nhân hoá cho từng bệnh nhân.

Vận động trị liệu sau gãy xương duy trì phạm vi vận động khớp, độ linh hoạt của khớp, lực cơ, sức bền của bên lành. Tuỳ từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phù hợp.

  • Người bệnh điều trị bảo tồn: Cử động khớp, tập luyện duy trì sức cơ, tập đi (gãy xương chân) hoặc tập cầm nắm (gãy xương tay)…
  • Người bệnh cần phẫu thuật: Tập co duỗi khớp gối hay tập co cơ tĩnh, tập các bài tập tì đè, tập các bài tập gập duỗi khớp…

băng dán kinesio

Băng dán Kinesio tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka được thiết kế mô phỏng độ đàn hồi của da và thường được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trong quá trình điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau gãy xương. Nó giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu và phạm vi vận động của khớp, đồng thời kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Băng dán kinesio cánh tay
Chẩn đoán lâm sàn

quy trình thăm khám

Tại Myrehab Matsuoka, chúng tôi mang đến quy trình trị liệu sau gãy xương toàn diện và hiệu quả bao gồm:
  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu sinh tồn như: chiều cao, cân nặng, tiền sử thuốc bệnh nhân đang sử dụng, vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
  • Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện các lượng giá và kiểm tra lâm sàng.
  • Bước 3: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sỹ tổng hợp giải thích tình trạng hiện tại, đánh giá và tiên lượng gần – xa tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Bước 4: Sau khi có phim chụp, bác sĩ giải thích và đưa ra kết luận.