Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.
Sau khi được chữa trị khỏi các tình trạng bệnh, bệnh nhân cần phải tập phục hồi chức năng để giúp mau chóng lấy lại tính linh hoạt, khả năng vận động cho bàn tay và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bài viết này sẽ giới thiệu 7 thông tin quan trọng cần biết về phục hồi chức năng bàn tay giúp bạn hiểu rõ mục đích, các phương pháp và các lưu ý quan trọng.
1. 7 bài tập vận động chủ động
Bài 1: Tập nắm tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xòe ngửa bàn tay bên yếu trên một mặt phẳng hoặc dựng bàn tay thẳng đứng, các ngón tay duỗi thẳng.
- Bước 2: Dùng sức nắm chặt bàn tay. Giữ nguyên trong khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập: Lặp lại khoảng 3 lượt/lần, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Bài 2: Tập xòe giữ bàn tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xòe úp bàn tay, nâng tay ngang vai.
- Bước 2: Xòe bàn tay và co lại thành nắm đấm (nếu bệnh nhân yếu có thể thực hiện chậm rãi).
Tần suất tập: Lặp lại khoảng 5 – 6 lượt/lần, tập bài tập 4 – 5 lần mỗi ngày.
Bài 3: Xoay ngón tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nắm 1 đầu ngón tay bằng tay bên lành.
- Bước 2: Nhẹ nhàng xoay ngón tay theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong khoảng 10 giây. Đổi chiều và tiếp tục thực hiện từ đầu.
Tần suất tập: Tập 3 – 4 lần mỗi ngày.
Bài 4: Tập vuốt bàn tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xòe ngửa bàn tay bên yếu, chống khuỷu tay trên một mặt phẳng (mặt bàn, giường).
- Bước 2: Dùng bàn tay lành vuốt từ cổ tay cho tới các đầu ngón tay, trong quá trình vuốt có sử dụng lực ấn.
- Bước 3: Lặp lại khoảng 5 lần.
Tần suất tập: Thực hiện 3 – 4 lần tập mỗi ngày.
Bài 5: Tập nắm bàn tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xòe bàn tay bên yếu, các ngón tay duỗi thẳng.
- Bước 2: Dùng bàn tay lành từ từ gập các ngón tay theo từng đốt cho tới khi tạo thành nắm đấm.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.
Tần suất tập: Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Bài 6: Tập gập cổ tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chống khuỷu tay lên một mặt phẳng.
- Bước 2: Đặt bàn tay song song với bàn, sao cho bàn tay úp xuống mặt bàn.
Tần suất tập: Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Có thể dùng tay lành dựng bàn tay còn lại thẳng.
Bài 7: Tập gập cổ tay
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khum 2 bàn tay vào chập đầu ngón tay vào nhau, 1 tay ở trên 1 tay ở dưới.
- Bước 2: Dùng hết sức kéo 2 bàn tay về 2 phía, dồn sức mạnh vào bàn tay. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 4 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập: Lặp lại khoảng 3 lượt/lần, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
2. 4 bài tập vận động với dụng cụ
Bài 1: Tập bóp bóng cao su
Dụng cụ tập: Bóng xốp, bóng cao su, bóng tennis hoặc khăn tắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt bóng xốp hoặc dụng cụ cầm vào lòng bàn tay.
- Bước 2: Dùng sức siết mạnh quả bóng hoặc vật đang cầm. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây và để tay về lại tư thế thả lỏng.
Tần suất tập: Thực hiện 5 – 6 lần mỗi ngày.
Bài 2: Tập giãn ngón tay với dây cao su
Dụng cụ tập: Dây cao su.
- Bước 1: Đeo dây cao su vào 4 ngón tay, trừ ngón cái sao cho dây không bị rơi.
- Bước 2: Dùng sức kéo căng ngón tay sao cho dây giãn ra. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập: Thực hiện 5 – 6 lần mỗi ngày.
Bài 3: Tập lăn bóng trong lòng bàn tay
Dụng cụ tập: Đồ vật hình cầu như bóng tennis, bóng golf hay bóng cao su.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cầm đồ vật trong lòng bàn tay.
- Bước 2: Di chuyển đồ vật trong lòng bàn tay (xoay, lật…). Thực hiện trong khoảng 40 giây.
Tần suất tập: Thực hiện 5 – 6 lần mỗi ngày. [9]
Bài 4: Tập cầm bút
Dụng cụ tập: Bút bi, bút chì hoặc vật thon dài
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cầm bút sát ngọn, chống bút xuống mặt phẳng.
- Bước 2: Từ từ di chuyển tay cầm về đuôi bút rồi di chuyển tay về vị trí ban đầu.
Tần suất tập: Lặp lại khoảng 3 lượt/lần, thực hiện 5 – 6 lần mỗi ngày
3. 4 lưu ý cần biết khi tập phục hồi chức năng bàn tay
Tập phục hồi chức năng cho bàn tay nếu không được thực hiện đúng cách có thể dẫn đến chấn thương ngược hoặc phát huy hiệu quả rất chậm. Sau đây là những lưu ý cực kì quan trọng dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phục hồi chức năng bàn tay:
1 – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện
Đối với bất kỳ tình trạng chấn thương hoặc bệnh lý nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn y tế trước khi tự tập luyện tại nhà. Điều này sẽ giúp bệnh nhân biết được tình trạng của bản thân, các chương trình tập phù hợp và được hướng dẫn cách tập luyện đúng đắn nhất.
2 – Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật
Việc tập luyện không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra đau đớn và chấn thương lần hai cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân nên tập luyện cùng với kỹ thuật viên có chuyên môn để được hướng dẫn và giám sát trong suốt quá trình tập, đảm bảo rằng bệnh nhân không luyện tập sai.
Cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến các trung tâm phục hồi chức năng để thăm khám và tập luyện. Tại đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ trị liệu và kỹ thuật viên hướng dẫn tập chi tiết và theo sát trong suốt quá trình luyện tập, đảm bảo bệnh nhân tập đúng kỹ thuật, phản hồi kịp thời cùng đưa ra phương pháp thay đổi khi cần để đem lại hiệu quả trị liệu tốt nhất cho người bệnh.
3 – Cần theo đuổi chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng bàn tay nên ăn nhiều các loại thực phẩm dinh dưỡng nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của cơ thể. Sau đây là một vài nhóm thực phẩm quan trọng mà bệnh nhân cần bổ sung:
- Protein: Trứng, sữa chua, đậu nành, thịt nạc,… góp phần tăng trưởng mô và tái tạo tế bào sau chấn thương qua tổng hợp RNA/DNA, hình thành collagen, tăng trưởng biểu bì và sừng hoá.
- Carbohydrate: Rau, đậu, hoa quả, ngũ cốc,… cung cấp năng lượng cho cơ thể, góp phần tăng sinh nguyên bào sợi, giúp các vết thương nhanh lành hơn.
- Chất béo tốt: Quả bơ, dầu ô liu, cá hồi, các loại hạt,… hình thành lớp biểu bì, tổng hợp màng tế bào, phospholipid biểu bì,… giúp giảm sưng, viêm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm có hại cho quá trình phục hồi chức năng bàn tay như:
- Chất kích thích: Thuốc lá, bia rượu, caffein… có thể làm tăng khả năng biến chứng.
- Đồ ăn nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga,… chứa nhiều đường tinh luyện có khả năng gây ra phản ứng viêm cho cơ thể.
- Các loại rau họ cà: cà chua, khoai tây, khoai tím… có thể khiến cơn đau tay của bệnh nhân trầm trọng hơn và tăng khả năng viêm.
- Đồ ăn chế biến sẵn như mì tôm gói, đồ ăn nhanh, suất ăn sẵn hay đồ ăn vặt đóng gói luôn chứa hàm lượng đường, muối và chất béo cực cao có thể gây viêm cho cơ thể.
4 – Kiên trì tập luyện đều đặn theo chương trình
Bệnh nhân nên kiên trì tập luyện từ 2 – 3 buổi mỗi tuần vào khoảng thời gian phục hồi và có thể giảm tần suất xuống sau khi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên ngừng hẳn việc tập luyện vì điều này sẽ khiến các cơ quan yếu đi, dễ gặp phải chấn thương hơn.
4. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về các bài tập vật lý trị liệu cho bàn tay
Câu 1: Có thể tự tập vật lý trị liệu bàn tay tại nhà không?
Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA, đối với các chấn thương nặng như liệt hay gãy xương hoàn toàn, bệnh nhân bắt buộc cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc trong thời gian đầu sau chấn thương. Việc tập luyện tại nhà vào lúc này có thể khiến vết thương hở, dẫn đến mất máu và nhiễm trùng, nặng hơn là ảnh hưởng đến các dây thần kinh lân cận.
Đối với các chấn thương không quá nặng như trật khớp tay hay đau tay đơn thuần, bệnh nhân có thể được các bác sĩ cho phép tập luyện phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần phải thăm khám trước và chỉ được tự tập tại nhà nếu được các bác sĩ chấp thuận.
Câu 2: Phải tập phục hồi chức năng bàn tay trong bao lâu?
Đối với các trường hợp mắc bệnh cấp tính, bệnh nhân nên tiếp tục thường xuyên tập luyện các bài tập ngay cả khi đã phục hồi nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát xảy ra. Ngược lại, đối với các tình trạng mạn tính gây ảnh hưởng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn đối với bàn tay như tai biến, viêm khớp, bệnh nhân sẽ cần duy trì phục hồi chức năng trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều nhằm khôi phục tối đa khả năng của bàn tay.
Thời gian hồi phục sau khi tập phục hồi chức năng bàn tay phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Sau đây là thời gian hồi phục của một số bệnh phổ biến:
- Gãy xương: Thời gian phục hồi của bàn tay bị gãy sẽ khác nhau đối với mỗi chấn thương và mỗi bệnh nhân. Nếu được điều trị đúng cách, ngón tay bị gãy thường lành trong vòng vài tuần và bàn tay bị gãy trong vòng 1 – 2 tháng.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi mà chỉ có thể làm giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách tập luyện, bệnh nhân cần tập đều đặn để cải thiện sức khỏe bàn tay.
- Bị liệt sau tai biến: Bệnh nhân có thể sẽ thấy các dấu hiệu hồi phục bàn tay từ 1 – 3 tháng và ổn định sau 6 tháng nếu tập luyện đều đặn và chăm chỉ theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn 7 thông tin quan trọng cần biết về phục hồi chức năng bàn tay, bao gồm các phương pháp, các bài tập và những lưu ý trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân nhằm giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Nếu bạn gặp phải các chấn thương bàn tay hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin về tập phục hồi chức năng bàn tay, bạn có thể liên hệ Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA để được nhận tư vấn từ các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Đến với trung tâm, bạn sẽ được:
- Tư vấn 1 – 1 về quy trình phục hồi chức năng bàn tay sau khi được thăm khám, đánh giá kỹ càng.
- Được tư vấn các thông tin liên quan tới quy trình phục hồi như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các lưu ý quan trọng dành riêng cho từng bệnh nhân.
- Được tập luyện cùng các kỹ thuật viên có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn.
- Được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất tối tân, hiện đại mang tiêu chuẩn Quốc tế.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.