Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thời gian hồi phục theo mức độ của chấn thương và gợi ý một số cách rút ngắn quá trình điều trị. Tham khảo ngay!
1. Thời gian phục hồi tình trạng giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng gối là một chấn thương phổ biến xảy ra ở những người thường xuyên như chơi thể thao hoặc làm các công việc cần nhiều vận động. Nguyên nhân là do các dây chằng quanh khớp gối bị kéo lỏng hoặc bị rách, gây ra đau đớn khi người bệnh.
Giải đáp cho câu hỏi giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi, thời gian phục hồi hoàn toàn tình trạng giãn dây chằng đầu gối sẽ phụ thuộc vào mức độ chấn thương, cụ thể như sau:
Mức độ | Triệu chứng | Thời gian phục hồi |
Nhẹ |
|
2-4 tuần là có thể đi lại bình thường. |
Trung bình |
|
4-8 tuần, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường nhưng không nên chơi thể thao, hoạt động mạnh. |
Nặng |
|
Có thể kéo dài đến vài tháng, bao gồm cả khả năng cần can thiệp phẫu thuật |
Tuy nhiên, thời gian hồi phục hoàn toàn chấn thương giãn dây chằng gối và khả năng xuất hiện các biến chứng trong quá trình điều trị còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị, chế độ tập luyện và chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị sớm tại các trung tâm uy tín để có phác đồ điều trị hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu chi tiết về các mức độ chấn thương dây chằng đầu gối nhằm phát hiện, có phác đồ điều trị bệnh sớm và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
2. Phương pháp rút ngắn thời gian hồi phục khi bị giãn dây chằng gối
Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện phương pháp vật lý trị liệu hoặc vận động trị liệu để hỗ trợ quá trình hồi phục chấn thương, giúp người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.
Vật lý trị liệu
Khi thăm khám tại Trung tâm phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu như:
- Chườm lạnh: Thời gian đầu chấn thương, người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh tại nhà để giảm sưng, đau.
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm để xoa bóp nhẹ nhàng, tăng tốc độ chữa lành các chấn thương mãn tính và cấp tính của cơ, gân và dây chằng
- Các phương thức nhiệt (sóng ngắn, laser…): Áp dụng nhiệt hoặc ánh sáng laser lên vùng bị tổn thương để làm tăng tuần hoàn máu và giúp mô bị tổn thương phục hồi nhanh
- Điện xung: Sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích cơ và dây chằng, giúp giảm đau, giảm nề, tăng dinh dưỡng, kích thích khỏe cơ, dây chằng
- Di động mô mềm: Kỹ thuật massage hoặc xoa bóp vùng cơ bị căng cứng để giảm đau/thư giãn các cơ bị co cứng
Vận động trị liệu
Vận động trị liệu giãn dây chằng đầu gối là phương pháp áp dụng một số bài tập giúp tăng cường sức mạnh các cơ, cải thiện tính linh hoạt và ổn định của khớp. Thông qua các bài tập chữa giãn dây chằng đầu gối nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại hoạt động sinh hoạt và thể thao bình thường.
Người bệnh nên đến thăm khám tại các trung tâm uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ vận động trị liệu chính xác. Phác đồ vận động trị liệu cụ thể, cá nhân hóa sẽ tăng hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục chấn thương giãn dây chằng đầu gối cho bệnh nhân.
Bài viết cùng chủ đề: 9+ bài tập phục hồi chức năng vỡ mâm chày theo từng giai đoạn
3. Lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị
Ngoài các phương pháp điều trị theo phác đồ cụ thể, người bệnh cần chú ý một số điều sau để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, nhanh chóng quay lại các hoạt động bình thường.
Nghỉ ngơi hợp lý
Trong quá trình điều trị chấn thương, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và tránh thực hiện các động tác mạnh không cần thiết. Đồng thời, người bệnh có thể chườm đá lên đầu gối 15 phút mỗi ngày (có thể thực hiện 4 lần) để giảm sưng, đau.
Ngoài ra, khi ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, người bệnh nên sử dụng đồ kê nâng chân cao hơn tim để hỗ trợ giảm đau. Tại MYREHAB MATSUOKA, bác sĩ và kỹ thuật viên có thể chỉ định người bệnh sử dụng kèm miếng dán Kinesio để giảm đau, giảm viêm, kích thích quá trình làm lành của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết để bồi bổ cơ thể, giúp rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế biến chứng nặng hơn của chấn thương. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E, D, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, protein, canxi để tăng cường độ chắc khỏe và dẻo dai của xương khớp, dây chằng, cơ.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến nhiều giàu mỡ và các thức uống có cồn như rượu, bia để tránh tạo phản ứng viêm, sưng đau.
Thăm khám thường xuyên
Người bệnh nên đến thăm khám thường xuyên với bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra đúng hướng theo pháp đồ điều trị.
Tuân thủ và kiên trì thực hiện theo pháp đồ điều trị
Tuân thủ và kiên trì thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra sẽ hạn chế nguy cơ chấn thương tái phát trở lại.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi. Giãn dây chằng gối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Liên hệ đến MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả chấn thương giãn dây chằng gối do các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đưa ra!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.