Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Giãn dây chằng đầu gối (hay còn gọi là bong gân) là hiện tượng xảy ra khi khớp gối bị căng quá mức so với phạm vi bình thường. Khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà mà cần đến cơ sở y tế gần nhất đề thăm khám và trị liệu.
Các dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng đầu gối bao gồm:
Lưu ý: Những chấn thương này cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Khi bị chấn thương cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. |
1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc tây y cho hiệu quả nhanh chóng nên được người bệnh nhắc đến đầu tiên khi điều trị bệnh, trong đó có bệnh giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể, những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen,… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm rất mạnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu dẫn đến viêm loét và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
2. Liệu pháp PRICE
Đây là phương pháp điều trị an toàn và phổ biến nhất đối với các trường hợp giãn dây chằng đầu gối.
1 – Bảo vệ (Protect):
- Khi bị giãn dây chằng, bạn cần ngồi xuống ngay lập tức để giảm áp lực lên đầu gối và bảo vệ đầu gối tránh gây tổn thương thêm.
- Sau đó, bạn nên nhờ người đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác.
- Phần còn lại của liệu pháp PRICE thường được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không còn bất kỳ tổn thương nào khác liên quan đến xương, khớp, dây thần kinh,…
2 – Nghỉ ngơi (Rest): Trong vòng 48 giờ sau chấn thương, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên đầu gối để hạn chế chấn thương nặng lên, đồng thời giúp dây chằng có thời gian lành lại và tự phục hồi.
3 – Chườm đá (Ice)
- Bạn nên chườm đá đầu gối trong vài ngày đầu để giảm viêm và đau. Độ lạnh của đá sẽ giúp hạn chế lưu lượng máu đến vùng dây chằng bị tổn thương, giảm sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Bạn nên bọc đá vào túi kín hoặc khăn vải mỏng để đá không tiếp xúc trực tiếp với da dẫn đến tê cóng, bỏng lạnh.
- Chườm đá cần thực hiện trong 15 – 20 phút ngay sau khi bị thương và sau mỗi 2 – 3 giờ trong vài ngày đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.
4 – Băng nén (Compression)
- Tác dụng của băng nén là hỗ trợ đầu gối, giúp hạn chế tác động của ngoại lực và làm giảm sưng tấy.
- Bạn cần quấn đầu gối bằng băng thun hoặc dây thun và chỉ tháo ra khi ngủ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quấn băng vừa đủ chặt để đảm bảo hiệu quả. Băng quá chặt sẽ gây ra các vấn đề về lưu thông máu, băng quá lỏng sẽ không có tác dụng nén và hỗ trợ.
- Nếu khu vực đầu gối bị tê hoặc bắt đầu sưng nhiều hơn, hãy nới lỏng băng.
5 – Nâng cao (Elevation): Bạn cần nâng đầu gối bị thương lên cao càng nhiều càng tốt. Điều này làm chậm lưu lượng máu đến vùng dây chằng tổn thương, giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy. Để thực hiện, bạn cần ngồi xuống hoặc nằm ngửa và đặt hai hoặc ba chiếc gối bên dưới đầu gối bị giãn dây chằng để nâng lên.
3. Massage xoa bóp nhẹ nhàng
Massage vùng tổn thương là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả khi bị giãn dây chằng. Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng trong giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm sưng tấy và làm dịu các mô bị tổn thương.
Cách thực hiện và kỹ thuật massage có thể điều chỉnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn kỹ càng và đảm bảo an toàn.
4. Chườm nóng
Chườm nóng giúp thư giãn cơ và gân, tăng lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành chấn thương. Phương pháp này chỉ nên áp dụng vào khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương, khi tình trạng sưng và đau đã giảm.
Chườm nóng quá sớm có thể khiến đầu gối chảy máu hoặc sưng nhiều hơn do dây chằng vẫn đang trong quá trình lành lại. Người bệnh có thể sử dụng khăn hoặc chai nước ấm chườm khoảng 20 phút quanh khu vực đầu gối tổn thương, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
5. Sử dụng nẹp để cố định khớp gối
Khi dây chằng bị giãn, vùng bị thương rất dễ bị tác động bởi ngoại lực. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng nẹp cố định. Phương pháp này giúp bệnh nhân cố định các dây chằng bị giãn quá mức, giúp hạn chế ảnh hưởng của ngoại lực trong quá trình tập luyện.
6. Tập phục hồi chức năng
Tập phục hồi chức năng sẽ nhằm mục đích giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, tăng sức mạnh, cải thiện phạm vi chuyển động và tăng tính linh hoạt của các khớp ở đầu gối. Các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối chủ yếu tập trung vào việc cải thiện sự thăng bằng và sức mạnh cho bộ phận này. Bạn cần thực hiện bài tập nhiều lần trong ngày để cải thiện theo thời gian.
1 – Trượt gót
- Bước 1: Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Từ từ uốn cong đầu gối, trượt gót chân về phía thân mình hết mức.
- Bước 3: Từ từ trượt gót chân trở lại vị trí ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 10 lần/hiệp.
2 – Nâng – hạ cẳng chân
- Bước 1: Nằm sấp, gối đầu lên một chiếc gối mềm.
- Bước 2: Giữ thẳng đầu gối bị thương, siết chặt hông và gập gối để nâng chân lên khỏi mặt đất.
- Bước 3: Từ từ đưa chân trở về vị trí ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.
3 – Nâng gót chân
- Bước 1: Người bệnh đứng, đặt tay lên lưng ghế để giữ thăng bằng.
- Bước 2: Từ từ nhấc gót chân và đứng trên đầu ngón chân.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây rồi từ từ hạ gót chân.
Dụng cụ: 1 chiếc ghế tựa.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.
4 – Nửa ngồi xổm
- Bước 1: Người bệnh đứng, hai tay bám chắc vào một chiếc bàn hoặc ghế.
- Bước 2: Từ từ cong đầu gối và hạ người xuống tư thế nửa ngồi xổm.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây rồi từ từ trở về tư thế đứng.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.
5 – Đứng trên một chân
- Bước 1: Người bệnh đứng thẳng.
- Bước 2: Co gối nâng chân khỏe và đứng trên chân đau.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.
Lưu ý: Bạn có thể bám vào một chiếc bàn để bài tập trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: 25+ bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo sau
7. Sử dụng bài thuốc dân gian
Ngoài các phương pháp hiện đại, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian để giảm đau nhức do giãn dây chằng. Hai trong số những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng ngải cứu và xương rồng.
1 – Sử dụng ngải cứu: Với tính ấm, ngải cứu giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nhuyễn lá ngải cứu, trộn đều với 1 – 2 thìa giấm
- Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn vải rồi chườm hỗn hợp này lên vùng đầu gối bị đau nhức trong khoảng 20 phút.
- Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.
2 – Sử dụng cây xương rồng: Bài thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau và sưng do giãn dây chằng:
- Chuẩn bị vài nhánh xương rồng
- Cắt bỏ gai, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Đun nóng xương rồng với muối biển rồi chườm ấm lên vùng tổn thương trong 15 phút, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
8. Một số lưu ý giúp kiểm soát và phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối
Khi tham gia các hoạt động thể chất, dù là chơi thể thao hay đơn giản là tập luyện tại nhà, bạn cần lưu ý:
- Sử dụng thiết bị bảo vệ phù hợp, đặc biệt là giày dép chuyên dụng cho từng môn thể thao.
- Nếu đầu gối của bạn bị đau trong hoặc sau khi hoạt động thể chất, bạn cần dừng tập và nghỉ ngơi ngay lập tức.
- Bạn cần có thời gian nghỉ hợp lý, không nên tập luyện cường độ cao liên tục để đầu gối được phục hồi sau khi hoạt động mạnh.
- Khởi động trước khi chơi thể thao hoặc tập luyện.
- Làm mát và giãn cơ sau khi hoạt động thể chất.
Để bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương không mong muốn, hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:
- Khởi động kỹ trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào.
- Làm mát và giãn cơ sau khi kết thúc buổi tập.
- Đảm bảo không gian tập luyện luôn gọn gàng, tránh những vật dụng có thể gây vấp ngã.
- Khi di chuyển, hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như gậy hoặc khung tập nếu cần.
Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về giãn dây chằng đầu gối
Câu 1: Thời gian phục hồi giãn dây chằng đầu gối là bao lâu?
Thời gian phục hồi giãn dây chằng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, chế độ luyện tập, phương pháp điều trị. Thông thường, các trường hợp chấn thương nhẹ sẽ khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần, trường hợp nặng mất khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm: Mổ dây chằng chéo thì sau bao lâu bỏ nạng?
Câu 2: Bị giãn dây chằng đầu gối không nên làm gì?
Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn KHÔNG nên làm những điều sau:
- Không nghỉ ngơi quá nhiều: Nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm yếu cơ, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tái chấn thương.
- Không chườm nóng trong 2 – 3 ngày đầu: Nhiệt độ có thể làm tăng lưu lượng máu, làm giãn các mô, dẫn đến tình trạng sưng và viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không tác động mạnh đến khớp như chạy, nhảy, kickboxing,…: Vận động mạnh sẽ khiến dây chằng bị kéo căng hơn, làm kéo dài thời gian hồi phục và có thể dẫn đến các biến chứng khác, thậm chí là đứt dây chằng hoàn toàn.
Câu 3: Bị giãn dây chằng đầu gối nên kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng giãn dây chằng trở nên tồi tệ hơn như:
- Thực phẩm nhiều đường, muối, bột ngọt,…
- Axit béo Omega-6
- Thịt đỏ
- Chất kích thích
- …
Để biết thêm thông tin chi tiết về các thực phẩm nên ăn hoặc nên kiêng khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn có thể tham khảo bài viết: Chế độ tập luyện và ăn uống cho người dây chằng khớp gối.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về 7 cách chữa giãn dây chằng đầu gối phổ biến và hiệu quả. Các liệu pháp này cần được chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách chữa giãn dây chằng đầu gối, người bệnh hãy liên hệ với Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.