Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu tập vật lý trị liệu tại nhà vì muốn được tự chủ thời gian và tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các dụng cụ tập vật lý trị liệu tại nhà dành cho những bài tập đơn giản, an toàn dành cho các nhóm cơ quan chi trên, chi dưới, cơ – xương – khớp, thần kinh,…
Các dụng cụ tập vật lý trị liệu cho chi trên
6 dụng cụ dưới đây giúp tuần hoàn máu, phục hồi cơ bắp, khả năng cầm, nắm, giảm run tay,… phù hợp với người gặp các bệnh lý hoặc chấn thương gây nên tình trạng suy yếu chức năng ở tay (chấn thương cổ tay, phẫu thuật khớp tay, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng cơ,…).
Dụng cụ | Ảnh minh họa | Khoảng giá |
Tay cầm lực | 300.000 – 500.000 VND | |
Tay nắm cao su | 300.000 – 400.000 VND | |
Tạ Dumbbells | 350.000 – 1.000.000 VND | |
Thanh rung tập thể dục | 150.000 – 250.000 VND | |
Bi lăn tay | 120.000 – 600.000 VND (tùy vào chất liệu) | |
Nẹp cố định bàn tay | 150.000 – 500.000 VND |
1. Tay cầm lực – Grip Trainers
Là một trong các dụng cụ tập vật lý trị liệu, tay cầm lực (Grip Trainers) thường được sử dụng cho các trường hợp bị chấn thương, sau phẫu thuật bàn tay, cổ tay, ngón tay, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp thoái hóa, loãng xương,…
Tay cầm lực được thiết kế gồm phần tay nắm (làm bằng cao su, nhựa, kim loại,…) để người tập thực hiện động tác và phần kháng lực (lò xo, dây, bánh răng,…). Khi người tập nắm chặt phần tay nắm, từ đó kích hoạt các cơ trên tay, giúp tuần hoàn máu tốt ở ngón tay, bàn tay và cẳng tay, phục hồi khả năng cầm, nắm đồ vật.
2. Tay nắm cao su – Fat Gripz
Tay nắm cao su (Fat Gripz) là một khối cao su thường được sử dụng để bọc bên ngoài thanh đòn, được sử dụng trong các bài tập phục hồi mức độ cao, dành cho các bệnh nhân gặp phải các chấn thương, hoặc trải qua phẫu thuật ở các nhóm cơ tay như bắp tay hay cẳng tay. Tay nắm cao su giúp tăng diện tích tiếp xúc của tay người tập với thanh tạ, tạo áp lực lớn hơn lên các nhóm cơ tay và tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ này.
Tay nắm cao su kết hợp với các dụng cụ tập vật lý trị liệu khác sẽ mang đến hiệu quả nhất định. Cụ thể, tay nắm cao su kết hợp cùng thanh đòn sẽ phục vụ cho các bài tập như deadlift, kết hợp với tạ Dumbbells để tập các bài nâng, cầm, nắm tạ.
3. Quả tạ – Dumbbells
Loại tạ Dumbbells gồm 2 quả tạ gắn vào 1 thanh đòn bằng kim loại, có trọng lượng từ 1-50kg giúp kích thích cơ bắp tay và tăng cường sức khỏe tổng thể của người tập. Khác với các dụng cụ tập vật lý trị liệu còn lại, tạ Dumbbells được sử dụng cho các bệnh nhân gặp chấn thương cơ bắp, viêm khớp, thoái hóa khớp, yếu cơ, suy giảm chức năng cơ bắp, sau phẫu thuật tay,…
Việc sử dụng tạ Dumbbells giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho cơ bắp, từ đó giúp quá trình phục hồi nhanh hơn, cải thiện sự linh hoạt, kiểm soát chuyển động của cổ tay và cánh tay. Người tập vật lý trị liệu tay thường sử dụng các quả tạ nhẹ với mức cân nặng 1 – 5kg tùy vào khả năng.
Tạ Dumbbells có thể được sử dụng trong các bài tập vật lý trị liệu như: tập nâng, cầm nắm vật nặng, tăng độ khó cho các bài tập squat, giữ thăng bằng,…
Chú ý: Bạn nên chọn loại tạ có số cân nặng phù hợp để việc tập luyện đem lại hiệu quả tốt nhất.
4. Thanh rung tập thể dục đa năng – Flex Bar
Trong danh sách các dụng cụ tập vật lý trị liệu không thể thiếu được thanh rung tập thể dục đa năng. Thanh rung tập thể dụng là một thanh kim loại có chiều dài từ 1m – 1m6, bao gồm một tay cầm ở giữa dài khoảng 30cm và có cục cao su hình trụ ở hai đầu. Dụng cụ này phù hợp với những bệnh nhân gặp bệnh lý về cơ bắp, viêm gân cơ, sau phẫu thuật cổ tay, cánh tay,…
Các động tác uốn cong, uốn xoắn với Flex Bar tập trung vào sức mạnh cơ bắp của cánh tay, cổ tay và các cơ liên quan, tạo áp lực nhất định lên các cơ, giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của chúng.
5. Bi lăn tập cơ tay – Rolling ball
Bi lăn tay có chất liệu inox hoặc đá cẩm thạch, được sử dụng như một phương pháp trị liệu Đông Y. Đây là một trong các dụng cụ tập vật lý trị liệu được sử dụng cho những bệnh nhân thường xuyên bị tê bì, phù nề chân tay do đường huyết không lưu thông. Bi lăn giúp giảm tê bì, lưu thông đường huyết, tăng cường linh hoạt và giảm căng thẳng cho các khớp ngón tay.
6. Nẹp cố định bàn tay
Nẹp cố định bàn tay được làm bằng vải hoặc nhựa giúp cố định và bảo vệ tay của người bệnh đối với các trường hợp được bác sĩ chỉ định bất động tay, hoặc đối với các trường hợp tay bị quặp do biến chứng sau tai biến hay phẫu thuật.
Các dụng cụ tập vật lý trị liệu cho chi dưới
5 dụng cụ dưới đây giúp người bệnh tăng cường sức mạnh của các cơ ở chi dưới như cơ bắp chân, cơ đùi, cơ mông, cơ hông và cải thiện khả năng vận động của các khớp ở chi dưới như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân,…
Các dụng cụ tập vật lý trị liệu
cho chi dưới |
Ảnh minh họa | Khoảng giá |
Dây kháng lực | 125.000 – 450.000 VND (tùy vào chất liệu) | |
Dây kéo dãn | 125.000 – 450.000 VND (tùy vào chất liệu) | |
Giày cố định chân bằng hơi | Khoảng 1.200.000 VND cho 1 bên chân | |
Nẹp chân chỉnh dáng đi | 300.000 – 550.000 VND | |
Lót giày chỉnh hình | 160.000 – 700.000 VND | |
Tấm nghiêng giãn cơ chân | 1.200.000 – 2.000.000 VND |
7. Dây kháng lực – Resistance Bands
Dây kháng lực được làm từ cao su hoặc latex, có khả năng tạo ra độ kháng lực trong quá trình tập luyện. Là một trong các dụng cụ tập vật lý trị liệu được bác sĩ khuyên dùng, dây kháng lực kích thích trực tiếp vào cơ bắp giúp các cơ vận động mạnh hơn, tập trung vào tất cả các nhóm cơ chân từ cơ đùi, bắp chân, đùi trước và sau. Từ đó giúp cải thiện độ linh hoạt của cơ bắp và các khớp, ngăn chặn các vấn đề về cứng cơ hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế.
Dây kháng lực được cung cấp theo bộ với nhiều mức độ co giãn khác nhau. Bạn có thể bắt đầu với dải nhẹ nhất khi bắt đầu chế độ tập luyện của mình. Khi hồi phục, bạn có thể sử dụng dây đeo nặng hơn hoặc kết hợp các dây đeo lại với nhau.
Một số bài tập vật lý trị liệu sử dụng dây kháng lực là: squat thăng bằng, giãn cơ bắp chân, đá chân ra sau,…
8. Dây kéo dãn – Stretching Strap
Khác với dây kháng lực, dây kéo dãn không có trợ lực, ít có khả năng điều chỉnh hơn so với dây kháng lực và được áp dụng trong ít bài tập hơn. Thông thường, dây kéo dãn được dùng để giúp giãn cơ, giảm áp lực cho các nhóm cơ sau thời gian luyện tập.
Dây kéo dãn không giống với các loại dây tập luyện và một số các dụng cụ tập vật lý trị liệu khác, chúng có các phần tay cầm để người tập có thể lồng tay hoặc chân vào để cố định. Đặc điểm này sẽ giúp quá trình tập luyện của người dùng an toàn hơn, ít khả năng tuột tay và gây nguy hiểm.
9. Giày cố định chân bằng hơi
Giày cố định chân bằng hơi có thiết kế bao trọn toàn bộ phần bắp chân và bàn chân của bệnh nhân. Thuộc một trong các dụng cụ tập vật lý trị liệu được chuyên gia khuyên dùng, giày còn có các đai ở từng phần để cố định chân, giúp chân bệnh nhân được ổn định, tránh bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.
Dụng cụ này được dùng khi có chỉ định bất động chân từ bác sĩ, thường là đối với các bệnh nhân có chấn thương nặng như gãy xương hay mới trải qua phẫu thuật ở chân.
10. Nẹp chân chỉnh dáng đi
Nẹp chân chỉnh dáng đi thường được làm từ nhựa và có hình dáng gần giống giày cố định chân, tuy nhiên không bao phủ toàn bộ phần chân bị thương như giày cố định. Nẹp chân chỉnh dáng đi được sử dụng cho những bệnh nhân bị liệt chân sau tai biến hoặc gặp phải chấn thương ở chân (chấn thương nhẹ, không có vết thương hở) và không thể đi lại bình thường. Đây là một trong các dụng cụ tập vật lý trị liệu giúp người bệnh tập đi chuẩn dáng và tránh việc đi siêu vẹo, mất thăng bằng.
11. Lót giày chỉnh hình
Lót giày chỉnh hình được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh bàn chân bẹt, chủ yếu là ở trẻ em. Dụng cụ sẽ giúp tạo ra hõm bàn chân, khôi phục hình dáng khỏe mạnh cho bàn chân, từ đó giúp bệnh nhân đi lại tiện lợi và dễ dàng hơn. Lót giày chỉnh hình có vẻ ngoài giống như một miếng lót giày bình thường, tuy nhiên được thiết kế với các số liệu y khoa chính xác nhằm đặc trị hội chứng bàn chân bẹt.
12. Tấm nghiêng giãn cơ chân
Tấm nghiêng giãn cơ chân giúp kéo căng cơ bắp chân, phục hồi chức năng khớp cổ chân do chấn thương, khắc phục tình trạng co cứng chi dưới. Dụng cụ này có cấu tạo bao gồm 1 tay vịn và 1 tấm nghiêng, được dùng cho những bệnh nhân bị co cứng chi dưới hoặc bị tình trạng bàn chân rủ. Dụng cụ còn tác động vào cơ cẳng chân, xương chày và cơ bàn chân.
Dụng cụ tập vật lý cơ – xương – khớp
Các dụng cụ tập vật lý trị liệu cho cơ – xương – khớp giúp tăng cường sức mạnh của cơ tay, cơ vai, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cải thiện khả năng vận động của các khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân.
Dụng cụ | Ảnh minh họa | Khoảng giá |
Bóng tập thể dục | 400.000 – 700.000 VND | |
Đệm thăng bằng | 100.000 – 450.000 VND | |
Con lăn xốp | 150.000 – 400.000 VND | |
Tạ cổ tay (chân) | 250.000 – 450.000 VND |
13. Bóng tập thể dục – Exercise Balls
Bóng tập thể dục có đường kính khoảng 60cm được làm bằng cao su, được ứng dụng trong nhiều bài tập vật lý trị liệu với công dụng giúp tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ trung tâm, giúp chỉnh sửa tư thế và tăng độ dẻo dai. Bóng tập thể dục sẽ phù hợp với các bệnh nhân gặp phải các tình trạng liên quan tới vùng cơ trung tâm, cơ lưng hay sự linh hoạt của các nhóm cơ.
14. Đệm thăng bằng – Balance Pads
Đệm thăng bằng (Balance Pads) giúp tác động hiệu quả vào cơ, xương, khớp đối với người bệnh mắc phải các tình trạng chấn thương ở những khu vực này. Dụng cụ thường được làm bằng chất liệu chống trơn trượt, phục vụ cho mục đích tập vật lý trị liệu, giúp phục hồi khả năng giữ thăng bằng cho người tập.
15. Con lăn xốp/Ống lăn – Foam Rollers
Con lăn xốp (Foam Rollers) có dạng ống cứng bọc xốp bên ngoài, giúp giảm stress, thư giãn cơ thể, tránh bị căng cơ, đau nhức hay chấn thương. Dụng cụ này được sử dụng để tập giãn cơ hoặc massage các vùng cơ bắp chân, cơ đùi, cơ lưng, khớp cổ,… nhẹ nhàng sau khi tập các bài tập chính.
16. Tạ đeo cổ tay (chân) – Weight Cuff
Tạ đeo cổ tay (chân) chứa các quả nặng có thể đeo ở cổ tay hoặc cổ chân có tác dụng kích thích vào các nhóm cơ theo ý muốn, giúp điều trị tình trạng tổn thương cơ – xương – khớp hiệu quả cho các bệnh nhân. Dụng cụ này được sử dụng khi người tập tiến vào giai đoạn phục hồi tăng tốc và muốn tăng độ khó cho bài tập.
Một số bài tập có thể sử dụng dụng cụ này là: nâng ngang chân, nâng đầu gối, nâng tay sang ngang, nâng thẳng tay,…
Dụng cụ tập vật lý trị liệu thần kinh
Các dụng cụ tập vật lý trị liệu thần kinh giúp cải thiện chức năng thần kinh, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của các cơ, cải thiện khả năng phối hợp và thăng bằng, giảm đau và cứng khớp, tăng cường khả năng nhận thức và tư duy,…
Dụng cụ | Ảnh minh họa | Khoảng giá |
Máy tập cử động ngón tay | 8.000.000 – 9.000.000 VND | |
Bóng gai | 10.000 – 80.000 VND |
17. Máy tập cử động ngón tay
Máy tập được thiết kế như một chiếc găng tay nhỏ gọn, được tích hợp các chip điện tử và kết nối với một bảng điều khiển dành cho những bệnh nhân mất chức năng hoạt động của tay do các biến chứng tai biến, liệt nửa người hay chấn thương nghiêm trọng có thể tập phục hồi bằng cách thụ động. Dụng cụ này giúp người bệnh cử động các ngón tay một cách thụ động, kích thích khả năng co duỗi của ngón tay.
18. Bóng gai – Thorn ball
Bóng gai (Thorn Ball) có hình dạng quả bóng cao su có các gai bao quanh, thường được dùng để massage thư giãn cho các bệnh nhân tập phục hồi chức năng thần kinh, đột quỵ hay liệt nửa người. Bóng gai giúp điều hòa lưu thông máu, kích thích cảm giác cho hệ thần kinh và giúp thư giãn cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Điện xung trong vật lý trị liệu là gì?
- Tập vật lý trị liệu có đau không? Tìm hiểu 3 mức độ đau có thể gặp
- 7 phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cao
Lưu ý cần biết trước khi chọn mua các dụng cụ tập vật lý trị liệu
Mua các dụng cụ tập vật lý trị liệu để tự tập tại nhà nếu không cẩn thận có thể gây ra chấn thương. Vì vậy, người tập cần chú ý tới 2 điều cần biết trước khi chọn mua dụng cụ tập vật lý trị liệu sau:
1 – Xin tư vấn từ bác sĩ trị liệu/chuyên gia: Bạn tuyệt đối không nên tự mua dụng cụ và tự tập tại nhà nếu không có sự chỉ dẫn/chỉ định từ bác sĩ trị liệu. Điều này có thể khiến quá trình tập vật lý trị liệu không cho tác dụng mong muốn hoặc gây chấn thương cho người tập.
2 – Lựa chọn sản phẩm kỹ càng: Bệnh nhân nên tìm mua dụng cụ tại các cơ sở kinh doanh được cấp chứng nhận Bộ Công thương và có giấy phép lưu hành. Bệnh nhân có thể tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn nơi mua các sản phẩm chất lượng tốt nhất mà không sợ mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
Bài viết đã giới thiệu 18 dụng cụ vật lý trị liệu tại nhà an toàn được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng dụng cụ phù hợp với bệnh lý, chấn thương hay tình trạng sức khỏe của bạn vẫn cần có sự tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn về lộ trình tự tập vật lý trị liệu tại nhà và được hướng dẫn sử dụng các công cụ vật lý trị liệu có thể đến Myrehab – Trung tâm phục hồi chức năng theo yêu cầu. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm và chuyên nghiệp, người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các dụng cụ vật lý trị liệu tại nhà theo liệu trình được cá nhân hóa 100% phù hợp với thể trạng cá nhân.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.