Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.
Theo Forbes Health, khoảng 2,4 tỷ người trên toàn thế giới cần phục hồi chức năng do thể trạng sức khỏe không tốt hoặc chấn thương. Do đó, các phương pháp phục hồi chức năng ra đời để đáp ứng với từng vấn đề sức khỏe của con người. Hãy tham khảo ngay top 5 phương pháp phục hồi chức năng phổ biến và được tin dùng hiện nay nhé!
Các phương pháp phục hồi chức năng | Đối tượng điều trị phù hợp |
Vật lý trị liệu | Người gặp vấn đề về cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, sau phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, hô hấp,… |
Vận động trị liệu | Người đang gặp vấn đề về cơ xương khớp, chấn thương, sau phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, hô hấp, tim mạch, sau điều trị ung thư, rối loạn chức năng cơ sàn chậu,… |
Hoạt động trị liệu | Người cần lấy lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào người khác. |
Âm ngữ trị liệu | Người bị mất khả năng ghi chép, giảm khả năng đọc, rối loạn ngôn ngữ, loạn vận ngôn, vừa trải qua phẫu thuật cắt thanh quản, gặp khó khăn trong giao tiếp, rối loạn nuốt,… |
Tâm lý trị liệu | Người gặp vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, khó ngủ, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt, căng thẳng mệt mỏi, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách,… |
1. Các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay
Hiện có 5 phương pháp phục hồi chức năng không xâm lấn, an toàn cao là vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Các phương pháp phục hồi chức năng sẽ được chỉ định điều trị cho từng đối tượng phù hợp dưới sự giám sát của chuyên gia.
1.1. Vật lý trị liệu
Giới thiệu chung: Theo Thư viện Y dược quốc gia Hoa Kỳ, vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các kích thích vật lý như nóng, lạnh, dòng điện, siêu âm,… để phục hồi chức năng. Là một trong các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến, mục đích chính của vật lý trị liệu kể đến như:
- Giảm đau, phù nề, sưng tấy
- Giúp hạn chế sử dụng Opioid và phẫu thuật.
- Cải thiện hoạt động, di chuyển.
- Phục hồi sau chấn thương, tê liệt tứ chi, bại liệt,…
Đối tượng chỉ định điều trị:
- Người mắc các bệnh về xương khớp (vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,…)
- Người mắc các bệnh về thần kinh (liệt thần kinh ngoại biên, đột quỵ, tổn thương não,…)
- Người mắc các bệnh về cơ xương khớp (gout, viêm gân, thoái hóa khớp,…)
- Người bị tai biến, di chứng sau phẫu thuật,…
Liệu pháp:
- Điện trị liệu: Sử dụng điện xung, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, vi sóng,… để đẩy nhanh quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể.
- Thủy trị liệu: Chữa các bệnh về da và cơ xương khớp qua việc tận dụng các thành phần từ biển như áp suất, sức nổi, khoáng chất.
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh để tác động lên mao mạch, từ đó giúp giảm sưng đau, cải thiện tuần hoàn máu,…
- Ánh sáng trị liệu: Áp dụng hồng ngoại, tia tử ngoại, laser,… để tác động lên hệ thần kinh trung ương và tuần hoàn máu, từ đó giúp diệt khuẩn, giảm căng thẳng, chống viêm, nhanh lành sẹo,…
- Kéo giãn trị liệu: Tạo một áp lực nhẹ để kéo giãn cột sống, từ đó làm dịu cơ, giảm áp lực trên đĩa đệm, giải phóng áp lực trên thần kinh, thường áp dụng điều trị các bệnh về cột sống, giúp giảm thoát vị đĩa đệm, khôi phục hình dáng ban đầu của cột sống,…
- Xoa bóp trị liệu: Tác động lên các mô mềm của cơ thể bằng các kĩ thuật, chuyển động khác nhau nhằm giúp cơ thể thư giãn, giảm đau cơ,…
Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn về các phương pháp phục hồi chức năng vật lý trị liệu kể trên, hãy tham khảo bài phân tích “Tổng hợp: 8 thông tin cần biết trước khi tập vật lý trị liệu” nhé!
1.2. Vận động trị liệu
Giới thiệu chung: Theo Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương – Bộ Y tế, vận động trị liệu là việc thực hiện các hoạt động vận động theo kế hoạch để duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và khôi phục chức năng cơ thể. Dưới đây là các lợi ích cụ thể mà vận động trị liệu – một trong các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay đem lại cho người bệnh:
- Phục hồi và duy trì tầm hoạt động của cơ xương khớp.
- Tạo sức bền cho cơ và mô mềm.
- Cải thiện cân bằng cơ thể, cảm thụ bản thể.
- Phòng ngừa các thương tật thứ cấp.
Đối tượng chỉ định điều trị:
- Người bị teo cơ, đau cơ
- Người bị viêm dây thần kinh
- Người bị chèn ép rễ thần kinh,…
Liệu pháp:
- Tập theo tầm vận động: Bao gồm tập vận động thụ động, tập vận động chủ động có trợ giúp, tập vận động chủ động hoàn toàn. Các bài tập có thể thực hiện dưới sự giúp đỡ của chuyên viên hoặc không, nhằm mở rộng tầm vận động bị hạn chế.
- Tập kháng trở: Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập chống lại sức cản để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Tập kéo giãn: Đây là các bài tập kéo giãn mô mềm bị co cứng, co rút, từ đó cải thiện sự linh hoạt của cơ xương khớp.
1.3. Hoạt động trị liệu
Giới thiệu chung: Hoạt động trị liệu sử dụng các phương tiện tập luyện để người bệnh có thể độc lập trong sinh hoạt cá nhân, công việc và ngăn chặn tiềm ẩn của bệnh. Ngoài việc mang lại khả năng tự chăm sóc cơ bản và tham gia công việc hàng ngày nhờ các phương pháp phục hồi chức năng khác, hoạt động trị liệu giúp bệnh nhân tự tin khi tương tác xã hội, gặp gỡ và tạo mối quan hệ với những người khác.
Nếu vận động trị liệu giúp cải thiện chức năng của cơ khớp, khả năng đứng, duy trì thăng bằng, đi lại,… cho bệnh nhân liệt chi dưới thì hoạt động trị liệu tập trung vào việc nâng cao khả năng tự chăm sóc và cải thiện sự phối hợp vận động giữa cơ và khớp, tập trung vào chi trên.
Đối tượng chỉ định điều trị: Hoạt động trị liệu dành cho bất cứ ai gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, về cả vận động và tinh thần.
Liệu pháp: Một số bài tập trong hoạt động trị liệu cơ bản mà bạn có thể tập tại nhà với sự tham vấn của chuyên gia:
- Tự chăm sóc bản thân: Người bệnh có thể tự vệ sinh cá nhân, ăn uống, và các hoạt động khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ.
- Độc lập trong công việc: Phát triển kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc, thậm chí là tìm kiếm các công việc phù hợp với khả năng của họ.
- Tự vui chơi, giải trí: Giúp người bệnh tự tin và tự tìm kiếm niềm vui cho mình.
1.4. Âm ngữ trị liệu
Giới thiệu chung: Trị liệu ngôn ngữ là phương pháp điều trị giúp tăng cường khả năng nói và sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ khác của bạn. Dưới đây là những khía cạnh mà âm ngữ trị liệu sẽ cải thiện cho người bệnh, kết hợp cùng các phương pháp phục hồi chức năng khác sẽ mang lại hiệu quả phục hồi an toàn và nhanh chóng:
- Kỹ năng ngôn ngữ từ sớm (đặc biệt là trẻ học nói và giao tiếp).
- Khả năng sử dụng giọng nói, hiểu ngôn ngữ (hiểu ngôn từ như nào).
- Sự lưu loát (sử dụng ngôn ngữ tốt và trôi chảy như thế nào).
- Sự rõ ràng và diễn đạt (truyền đạt những gì bạn muốn một cách dễ dàng như nào).
Đối tượng chỉ định điều trị: Ở Việt Nam, hơn 4.5 triệu người đang cần được ngôn ngữ trị liệu. Trong đó, có khoảng 25% trẻ ở độ tuổi tiền học đường thuộc nhóm bị rối loạn ngôn ngữ, đòi hỏi sự hỗ trợ và can thiệp từ các phương pháp trị liệu ngôn ngữ. Cụ thể:
- Người bị mất khả năng ghi chép (không thể viết) và giảm khả năng đọc.
- Người bị rối loạn ngôn ngữ, khó biểu đạt suy nghĩ bằng ngôn từ.
- Người bị loạn vận ngôn, âm lượng nói nhỏ giống thì thầm, ngữ điệu bất thường, cử động môi, lưỡi, hàm bị hạn chế, thở hổn hển…
- Người vừa trải qua phẫu thuật cắt thanh quản, gặp khó khăn trong giao tiếp, nói chuyện, cần có một “giọng nói” mới.
Liệu pháp:
- Đối với trẻ em: thường liên quan đến việc vui chơi như: các hoạt động sắp xếp theo trình tự hoặc các trò chơi dựa trên ngôn ngữ.
- Đối với người lớn: tập trung vào việc cải thiện hoặc xây dựng lại các kỹ năng qua một số bài tập như: rèn luyện lưỡi di chuyển để phối hợp với các bộ phận khác, kiểm soát biểu cảm trên khuôn mặt, đọc to để tăng cường kết nối giữa não và miệng, các trò chơi trí nhớ, tìm kiếm từ và trò chơi ô chữ có thể duy trì chức năng nhận thức và cải thiện kỹ năng tư duy.
1.5. Tâm lý trị liệu
Giới thiệu chung: Tâm lý học trị liệu là phương pháp tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật giúp cá nhân thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc có thể gây ra vấn đề tâm lý bất thường. Chuyên gia sẽ lắng nghe câu chuyện, giúp bệnh nhân giải tỏa cảm xúc và tư vấn hướng giải quyết.
Nghiên cứu “Tìm hiểu về tâm lý học trị liệu và cách nó hoạt động” của Hiệp hội tâm lý học Mỹ cho thấy khoảng 75% những người được trị liệu tâm lý đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Phương pháp này còn có nhiều lợi ích khác như:
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
- Xây dựng tư duy lành mạnh, không suy nghĩ tiêu cực.
- Tăng khả năng đưa ra các lựa chọn lành mạnh hơn.
- Có cách đối mặt tốt, quản lý tốt cảm xúc hơn khi gặp căng thẳng.
Đối tượng chỉ định điều trị:
- Người bị trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Người bị mất ngủ, khó ngủ.
- Người bị rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt, đang gặp stress – căng thẳng mệt mỏi.
- Người bị rối loạn ăn uống.
- Người bị rối loạn nhân cách.
Liệu pháp
- Trị liệu theo cá nhân hoặc theo nhóm: Với trị liệu cá nhân, người bệnh có thể điều trị 1-1 riêng với chuyên gia tâm lý để giải quyết các khúc mắc, lo âu. Với trị liệu theo nhóm, một số người sẽ cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ nhau chữa bệnh dưới sự điều phối của bác sĩ.
- Trị liệu bằng hành động: Nhà trị liệu sẽ tham vấn với người bệnh để xác định các hành vi mà họ muốn thay đổi và giúp đỡ họ phát triển một kế hoạch hành động.
- Trị liệu bằng thiền định: Liệu pháp này tập trung ý thức vào một đối tượng duy nhất, chẳng hạn như hơi thở, một câu thần chú hoặc một hình ảnh.
- Trị liệu bằng giọng nói: Hay còn được gọi là liệu pháp âm ngữ trị liệu (SLP), là một hình thức trị liệu tâm lý sử dụng giọng nói để giúp mọi người cải thiện giao tiếp và ngôn ngữ của họ.
- Trị liệu bằng âm nhạc: Đây là một phương pháp trị liệu sử dụng âm nhạc để cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất như giảm lo âu, cải thiện giao tiếp xã hội,…
Có thể bạn quan tâm: Quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng chuẩn của Bộ Y tế
2. Lưu ý khi chọn các phương pháp phục hồi chức năng
Bước tham khảo và lựa chọn phương pháp phục hồi chức năng phù hợp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa trị và sức khỏe của bạn. Trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp nào, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và lựa chọn đơn vị uy tín nhé. Dưới đây là 2 lưu ý cụ thể mà bạn nên tham khảo.
2.1. Thăm khám càng sớm càng tốt
Người bệnh nên đến các bệnh viện, trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để thăm khám ngay khi vừa trải qua chấn thương do tai nạn, hoạt động thể thao, khi cảm thấy đau nhức hay giảm chức năng cơ bắp, khả năng vận động hoặc khi vừa trải qua một cuộc phẫu thuật,… Việc thăm khám điều trị phục hồi chức năng kịp thời sẽ giúp bệnh nhân sớm có liệu trình và lựa chọn được một trong các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp, hiệu quả, nhanh chóng hồi phục để trở về cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng.
Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội và muốn tham khảo các đơn vị phục hồi chức năng uy tín, chuẩn quốc tế, Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka sẽ là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Myrehab – Matsuoka là đơn vị tiên phong trong phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam với trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất hiện nay và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo trực tiếp tại xứ sở hoa anh đào.
2.2. Chia sẻ tình trạng sức khỏe và mục tiêu phục hồi với bác sĩ
Khi thăm khám, người bệnh cần thành thật chia sẻ tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền cũng như mục tiêu phục hồi của mình với bác sĩ trị liệu để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn và có nhiều cơ sở hơn về việc lựa chọn các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp với người bệnh. Những chia sẻ về mục tiêu phục hồi của bệnh nhân cũng sẽ giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị cá nhân hóa, phù hợp với mong muốn của người bệnh hơn.
Có thể thấy, mỗi phương pháp phục hồi chức năng sẽ dành cho tình trạng sức khỏe khác nhau. Trước khi lựa chọn bất kì phương pháp nào, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên bệnh tình của bản thân, hình thức, tần suất tập luyện, các gói bảo hiểm hỗ trợ, đơn vị phục hồi chức năng uy tín,… nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị phục hồi chức năng có thể chuyên môn cao và luôn hỗ trợ tốt mọi yêu cầu của người bệnh, bạn có thể tham khảo Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka. Hãy liên hệ với chúng tôi để được chẩn đoán và đề xuất các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp nhất nhé!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.