Bệnh nhân có tiền sử vỡ mạch máu não gây di chứng yếu nửa người đi lại dễ dàng sau 30 ngày

Tác giả: Myrehab - Matsuoka
Bệnh nhân N.K.M đến thăm khám tại trung tâm MYREHAB với tiền sử vỡ mạch máu não 6 năm trước, xuất hiện yếu nửa người trái. Hiện tại bệnh nhân còn yếu chân bên trái, đang dùng dụng cụ nẹp trợ giúp cẳng bàn chân.

1. Kết quả sau đi thăm khám

  • Yếu chân bên trái
  • Bàn chân trái rủ
  • Lệch chậu hông
  • Cơ lực chân bên trái: 3/5
  • Teo cơ chân trái
  • Hạn chế vận động gập/ duỗi cổ bàn chân trái,
  • Sử dụng dụng cụ trợ giúp: nẹp cẳng bàn chân

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân yếu chân trái sau di chứng vỡ mạch máu não. Từ đó, bác sĩ đưa ra liệu trình trị liệu cho bệnh nhân với mục tiêu tập luyện:

  •  Khỏe chức năng các nhóm cơ chi dưới
  •  Gia tăng tầm vận động khớp cổ bàn chân
  • Tăng lực cơ chi dưới

2. Chỉ định trị liệu 30 buổi tập cơ bản

  • Hồng ngoại
  • Điện xung kích thích cơ chày
  • Di động mô mềm
  • Tập vận động chủ động có kháng trở, kết hợp với sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản
  • Tập vận động tăng sức bền của tim mạch, hô hấp
  • Tập dáng đi

3. Đánh giá kết quả sau 30 buổi tập luyện duy trì

  • Bệnh nhân được kiểm tra nẹp cẳng bàn chân cùng chuyên gia Nhật Bản cho thấy, nẹp hiện tại tốt và không cần thay đổi chỉnh sửa, bệnh nhân cần tập luyện để hoạt động thành thạo hơn với nẹp
  • Đánh giá cơ lực chi dưới tốt hơn, gập duỗi cổ chân có tiến triển triển tốt
  • Bệnh nhân đi lại dễ dàng và tự tin hơn, không cần bám vào vật xung quanh khác khi di chuyển
  • Cơ lực chân bên trái: 4/5
  • Tình trạng khi tập luyện sức bền sức cơ tốt

Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần tiếp tục duy trì tập luyện tại Trung tâm và tại nhà, đồng thời chỉnh nẹp cẳng bàn chân để đi lại tốt hơn.

Thời gian phục hồi chức năng cho bệnh nhân yếu/ liệt nửa người do vỡ mạch máu não tùy thuộc vào mức độ và độ dài thời gian bệnh nhân bị bệnh. Thường thì quá trình phục hồi này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Để nhanh chóng phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người, cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, tập luyện thể dục, điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật và chăm sóc tận tình của gia đình và nhân viên y tế. Người nhà và bệnh nhân đều cần kiên trì tập luyện và trị liệu để đạt được kết quả tốt nhất.

 

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 15/03/2024Ngày cập nhật: 18/03/2024