[Bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống] Bệnh nhân nam (12 tuổi) cải thiện độ gù sau 3 tháng tập luyện tại trung tâm Myrehab

Tác giả: Myrehab - Matsuoka

Bàn chân bẹt là tình trạng tương đối phổ biến khi một hoặc cả hai chân không có hoặc có rất ít vòm bàn chân. Điều này làm cho lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt đất.

1. Bệnh sử

  • Bệnh nhân thực hiện chụp DIERS phân tích hình thái cột sống và bàn chân, thấy hình ảnh gù cột sống ngực: 35 độ, ưỡn cột sống thắt lưng: 26 độ
  • Nghiêng xương chậu sang trái: 6mm
  • Lệch trục cột sống sang trái: 10mm
  • Bàn chân có vòm thấp
  • Lực tỳ đè bên chân trái nhiều hơn chân phải, phía trước nhiều hơn phía sau

Bệnh nhân có xu hướng đổ người sang bên trái hơn.

Bệnh nhân nam 12 tuổi vào khám với tình trạng bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống
Bệnh nhân nam 12 tuổi vào khám với tình trạng bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống

2. Chỉ định điều trị

Tần suất 3 buổi/ tuần

  • Di động mô mềm cột sống – bàn chân
  • Tập cột sống gù – ưỡn
  • Chỉnh vẹo cột sống ngực
  • Tập vận động bàn chân
  • Tập thăng bằng
Bác sĩ chỉ định bệnh nhân PHCN với tần suất 3 buổi/tuần
Bác sĩ chỉ định bệnh nhân PHCN với tần suất 3 buổi/tuần

3. Kết quả điều trị

  • Độ gù cột sống ngực: 44 độ, độ ưỡn cột sống thắt lưng: 33 độ
  • Lệch trục cột sống: 0mm
  • Bàn chân đã hình thành vòm cao
  • Lực tỳ đè của 2 bàn chân đã đều nhau hơn, gần đạt mức cân bằng bình thường
Kết quả phục hồi sau 3 tháng kiên trì PHCN tại trung tâm Myrehab
Kết quả phục hồi sau 3 tháng kiên trì PHCN bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống
Bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị tại Trung tâm để cải thiện độ gù cột sống ngực và ưỡn cột sống thắt lưng. Đồng thời bệnh nhân cũng cần duy trì thói quen tốt về tư thế như ngồi học đúng cách, không mang cặp xách quá nặng, cần đứng đúng tư thế, tránh đứng vẹo người sang 1 bên; thường xuyên vận động thể chất để cơ thể dẻo dai và khoẻ mạnh hơn.
Mỗi phụ huynh nên quan tâm và chú ý đến sự phát triển xương khớp của con, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cong vẹo cột sống hay bàn chân bẹt, bố mẹ có thể đưa con tới Trung tâm để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và tập luyện 1-1 cùng KTV.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 04/10/2024Ngày cập nhật: 18/11/2024