[Gãy đầu dưới xương quay] Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân nữ 72 tuổi theo từng giai đoạn

Tác giả: Myrehab - Matsuoka

Gãy đầu dưới xương quay là một dạng chấn thương phổ biến ở người cao tuổi, thường xảy ra khi họ bị ngã chống tay xuống đất. Xương quay là một trong hai xương chính ở cẳng tay, và đầu dưới là phần gần cổ tay. Do tuổi tác, mật độ xương suy giảm và khả năng thăng bằng kém, nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi tăng cao khi xảy ra tai nạn. Việc điều trị gãy đầu dưới xương quay cần được thực hiện sớm để ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh hồi phục chức năng cổ tay và sinh hoạt bình thường.

Dấu hiệu gãy xương quay
Dấu hiệu gãy xương quay

1. Bệnh sử

Bệnh nhân nữ (72 tuổi) vào khám trong tình trạng khớp cổ bàn tay còn sưng nề và đau khớp vai phải. Theo lời bệnh nhân kể, cách đây 2 tháng khi đang di chuyển trên thang cuốn, vấp chân ngã chống tay phải xuống đất, bệnh nhân được thăm khám và chẩn đoán: gãy đầu dưới xương quay bên phải, xử trí bó bột cố định 4 tuần. Hiện tại sau 1 thời gian tự tập tại nhà bệnh nhân thấy cổ bàn tay còn sưng nề và đau khớp vai bên phải.

2. Kết quả thăm khám

Khớp cổ tay bên phải
  • Đau VAS 3/10
  • Hạn chế vận động khớp cổ tay ROM chủ động : gập/duỗi: 50/0/50, nghiêng trụ/nghiêng quay: 15/0/10
  • Sức cơ 3/5
  • Sưng nề vị trí cổ bàn tay bên phải:
    • Chu vi cổ tay: bên phải – 17,2cm, trái – 16,0cm
    • Chu vi mặt lưng bàn tay: bên phải – 8,8cm, bên trái – 7,4cm
    • Chu vi ngón tay trỏ: bên phải – 6,8cm, bên trái – 6,0cm
  • X-quang: Hình ảnh gãy đầu dưới xương quay bên phải
Khớp vai phải
  • Đau vị trí mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay bên phải. Thi thoảng đau về đêm
  • Đau khi thực hiện các động tác: bê vác đồ vật, mặc áo chui đầu,…. VAS: 4/10
  • Cơ vai cánh tay teo nhẽo
  • Sức cơ 3/5
  • Hạn chế vận động gấp/duỗi, dạng/khép khớp vai ở cuối tầm vận động
  • Hạn chế xoay trong, xoay ngoài khớp vai
  • Test Jobe dương tính

Đề nghị: Đo mật độ loãng xương, Siêu âm khớp vai phải, chụp MRI khớp vai phải.

Bác sỹ chẩn đoán: Sau gãy đầu dưới xương quay bên phải tháng thứ 2 đã tháo bột/ Viêm quanh khớp vai phải thể đơn thuần

3. Chỉ định điều trị

Chỉ định điều trị 2 vùng: khớp vai phải + khớp cổ tay phải

Mục tiêu ở giai đoạn 10 buổi đầu: giảm đau, giảm sưng nề vùng cổ bàn tay và khớp vai bên phải. Tăng tầm vận động khớp trong ngưỡng đau cho phép. Thời gian điều trị: 3 buổi/ tuần. Lộ trình: 5 – 10 buổi đánh giá 1 lần. Cụ thể:
  • Sóng ngắn dòng xung, 30W
  • Điện xung vi dòng + Điện xung kích thích cơ
  • Laser 20 J/cm2
  • Di động mô mềm
  • Tập vận động trong ngưỡng đau cho phép
Dự kiến giai đoạn tiếp theo: Sau khi kiểm soát tốt tình trạng sưng nề, chống viêm tốt. Lộ trình tiếp theo tập trung lấy lại hết tầm vận động các khớp, tăng sức mạnh cơ vai, cánh tay, cổ bàn tay bên phải, hướng đến các chức năng sinh hoạt hàng ngày linh hoạt đồng thời phòng ngừa teo cơ, cứng khớp, viêm khớp tái phát. Thời gian điều trị duy trì: 2 buổi/ tuần. Lộ trình: 20 buổi. (đánh giá test sức cơ bằng máy Frei Medical sau mỗi 10 buổi).
Trên bệnh nhân nữ, lớn tuổi, chấn thương gãy đầu dưới xương quay, bệnh nhân được xử trí bằng bó bột nắn chỉnh 4 tuần và trong quá trình bó bột, bệnh nhân bất động cổ bàn cánh tay ở tư thế treo tay lâu ngày dẫn đến đau, viêm dính cả khớp vai. vì vậy bác sĩ của MYREHAB MATSUOKA đưa ra lời khuyên như sau:
  • Hãy tập vận động ngay cả khi bó bột: tập gồng cơ trong bột, tập gập/duỗi các ngón tay, tập vận động gập/duỗi khớp khuỷu, khớp vai.
  • Và sau khi tháo bột nếu thấy vận động cầm nắm còn khó khăn, hay đau, sưng nề còn diễn ra thì nên đến trung tâm PHCN VLTL để lấy lại chức năng bàn tay sớm nhất.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/11/2024Ngày cập nhật: 20/11/2024