Tiến triển sau 20 buổi tập luyện của bệnh nhân đột quỵ

Tác giả: Myrehab - Matsuoka
Bệnh nhân P.N.S (SN 1954) đến thăm khám tại phòng khám trị liệu thần kinh cột sống MYREHAB MATSUOKA với lý do yếu nửa người bên phải.
Tháng 1/2023, bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não. Hiện tại, bệnh nhân yếu nửa người phải, bàn tay phải cầm nắm được đồ vật to, cầm được đũa nhưng chưa gắp được thức ăn chính xác, cầm được bút nhưng viết còn chưa rõ nét. Bệnh nhân đau khớp vai và hạn chế vận động kèm theo dáng đi bàn chân rủ, cần dụng cụ trợ giúp khi đi lại.
KẾT QUẢ SAU KHI THĂM KHÁM:
  • Yếu nửa người phải, cơ lực tay phải 4/5, chân phải 4/5
  • Tăng phản xạ gân xương gân cơ nhị đầu và gân cơ tứ đầu đùi bên phải
  • Tăng trương lực cơ tay, chân bên phải
  • Khớp vai: Điểm đau vị trí gân cơ dưới gai, cơ tròn bé. Điểm đau VAS: 7/10. Tầm vận động: gấp/ duỗi: 160/0/45. Dạng khép: 90/0/45. Xoay trong/xoay ngoài: 40/0/50.
  • Khớp cổ tay phải: gập/ duỗi: 50/0/40. VAS: 7/10
  • Các cơ quan khác hiện tại chưa phát hiện bất thường.
=> Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân: Yếu nửa người phải/ Nhồi máu não/ Tăng huyết áp/ Đái tháo đường/ Rối loạn chuyển hóa lipid.

1. Bệnh nhân được chỉ định ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ với mục tiêu

  • Giảm đau, giảm sưng nề khớp vai, cổ bàn tay.
  • Gia tăng tầm vận động khớp và sức mạnh cơ chi trên và chi dưới bên phải.
  • Tập luyện dáng đi đúng và thăng bằng tốt.
  • Độc lập trong đi lại.
  • Cầm đũa gắp chính xác.
  • Viết nét chữ rõ ràng.

Bệnh nhân được điều trị ngoại trú

2. Phương pháp điều trị cụ thể như sau

Bệnh nhân tập PHCN sau đột quỵ

2.1: KHỚP VAI PHẢI
  • Siêu âm 0.8w/cm2
  • Sóng ngắn 30w
  • Điện xung tens
  • Vận động chủ động khớp vai phải
2.2: KHỚP CỔ TAY PHẢI
  • Siêu âm 0,6w/cm2
  • Điện xung tens
  • Sóng ngắn 20 w
2.3: TOÀN THÂN
  • Tập vận động chủ động tay, chân bên phải có kháng trở
  • Tập di động khớp, di động mô mềm
  • Tập bàn tay phải: cầm, nắm, viết,…
  • Tập vận động tự do với KTV: Tập dáng đi đúng, tập thăng bằng, kiểm soát thăng bằng đứng, tập lên xuống cầu thang
  • Tập vận động với máy vận động FREI: Máy tập chi dưới, máy tập chi trên, máy tập thăng bằng đứng
  • Dán kinesio hỗ trợ bàn tay, chân.
  • Uống thuốc theo đơn đã có.

3. Sau 20 buổi tập luyện PHCN bệnh nhân đã có những tiến triển tốt hơn

  • Đi lại độc lập
  • Gia tăng sức mạnh cơ 4+/5
  • Cải thiện tầm vận động khớp vai phải tốt. Điểm đau VAS: 1/10. ROM gấp/duỗi: 180/0/45. dạng/khép: 160/0/45. Xoay trong/ngoài: 60/0/60.
  • Giảm đau, giảm sưng nề khớp cổ bàn tay P. VAS: 1/10. ROM: gập/duỗi: 70/0/50.
  • Bàn tay P cầm nắm viết khá hơn
  • Thăng bằng khá

Bệnh nhân tập PHCN sau đột quỵ

Lời khuyên:
  • Tiếp tục duy trì và cải thiện gia tăng tầm vận động khớp và sức mạnh cơ
  • Luyện tập dáng đi đúng, hỗ trợ bàn chân bằng băng dán kinesio khi di chuyển
  • Tập lên xuống cầu thang
  • Tập thăng bằng tốt
  • Vận động tinh vi bàn tay: cầm nắm đồ vật nhỏ, gắp thức ăn, viết chữ,…..
=> Việc tập luyện PHCN sau đột quỵ là vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân khôi phục dần các chức năng, sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

  • Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 1900 3181
Ngày đăng: 21/03/2024Ngày cập nhật: 21/03/2024