Hết đau hoàn toàn sau 10 buổi phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân cơ trên vai, cơ nhị đầu

Tác giả: Myrehab - Matsuoka

Bệnh nhân nữ C.T.S vào thăm khám tại MYREHAB MATSUOKA sau khi phẫu thuật nối gân cơ trên vai, cơ nhị đầu được 3 ngày. Sau 10 buổi phục hồi chức năng sau phẫu thuật nối gân cơ trên vai, cơ nhị đầu, bệnh nhân nữ C.T.S đã hết đau hoàn toàn, sưng nề khớp vai giảm, vận động thụ động theo tầm nhẹ nhàng. 

Chấn thương rách gân cơ vai trên, đứt gân cơ nhị đầu cánh tay là một trong những vấn đề phổ biến trong thể thao cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp phải chấn thương này, người bệnh thường gặp phải hạn chế nghiêm trọng về vận động, thậm chí có thể mất hoàn toàn khả năng cử động khớp vai và tay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc can thiệp và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Bác sĩ đồng hành cùng bệnh nhân nữ C.T.S trong 10 buổi phục hồi chức năng tại MYREHAB MATSUOKA
Bác sĩ đồng hành cùng bệnh nhân nữ C.T.S trong 10 buổi phục hồi chức năng tại MYREHAB MATSUOKA

1. Bệnh sử

Bệnh nhân sau ngã đập vai phải xuống nền cứng, đau và hạn chế vận động khớp vai phải. Bệnh nhân vào bệnh viện phẫu thuật nội soi khâu gân cơ trên gai và gân cơ nhị đầu vai phải.

Sau khi thăm khám khớp vai phải, bác sĩ nhận định như sau:

  • Vết mổ chưa cắt chỉ
  • Sưng nề khớp vai phải
  • Đau
  • Trương lực cơ vai nhẽo
  • Chưa đánh giá tầm vận động vì còn giai đoạn đeo nẹp cố định
  • Khớp khủy tay phải và cổ tay phải vận động bình thường

2. Mục tiêu điều trị

Bác sĩ tại trung tâm MYREHAB đưa ra mục tiêu điều trị từ sau mổ đến 3 tuần sau phẫu thuật như sau:

  • Giảm đau, giảm viêm
  • Bảo vệ kết quả phẫu thuật
  • Tăng cường liền gân cơ, dây chằng
  • Lấy lại tầm vận động khớp vai trong giới hạn cho phép ngăn ngừa dính khớp sau mổ và vẫn đảm bảo sự liền gân dây chằng
  • Tập chủ động khuỷu, cổ bàn tay nhẹ nhàng, không gấp khuỷu có sức cản.

3. Chỉ định điều trị

Bác sĩ chỉ định điều trị 10 buổi kỹ thuật cao cho bệnh nhân C.T.S

  • Điện trị liệu giảm sưng đau: Laser kích thích liền gân dây chằng, điện xung, điện phân, sóng ngắn, vi sóng
  • Bài tập vận động thụ động nhẹ nhàng
  • Bài tập vận động chủ động có trợ giúp
  • Bài tập mạnh cơ ở khớp bàn tay – các ngón tay: bóp bóng, xoay bóng
  • Bài tập di động xương bả vai trong tư thế đứng
  • Bài tập vận động chủ động cột sống cổ, xoa bóp mô mềm quanh vùng cột sống cổ
Bệnh nhân thực hiện bài tập
Bệnh nhân thực hiện bài tập

4. Kết quả điều trị

Sau 10 buổi, bệnh nhân nữ đã đạt được kết quả sau:

  • Hết đau hoàn toàn
  • Sưng nề khớp vai phải giảm
  • Vận động thụ động theo tầm nhẹ nhàng
Hình ảnh trước và sau khi cắt chỉ
Hình ảnh trước và sau khi cắt chỉ

Để duy trì sự cải thiện và khôi phục hoàn toàn chức năng của gân cơ trên vai, cơ nhị đầu, bệnh nhân cần tiếp tục duy trì đeo nẹp từ 4 – 6 tuần sau khi phẫu thuật, giúp làm liền mối khâu. Sau đó bệnh nhân sẽ thực hiện các bài tập vận động chủ động tăng tiến dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa và KTV tại Trung tâm. Việc này sẽ giúp củng cố cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt và ổn định của vai.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 14/03/2024Ngày cập nhật: 23/03/2024