18 câu hỏi thường gặp về bàn chân bẹt | CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em và người trưởng thành khá phổ biến tại các nước phương Tây và châu Á. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh lý sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng tác động lên cơ xương khớp. Với bài viết dưới đây, Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bàn chân bẹt là , bàn chân bẹt là như thế nào, chữa bàn chân bẹt ở đâu cùng những câu hỏi xoay quanh chủ đề này.

1. Bàn chân bẹt là gì?

Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), bàn chân bẹt bàn chân bẹt (Pes planus/pes planovalgus/flatfoot) là tình trạng một hoặc cả hai chân không có hoặc có rất ít vòm bàn chân, khiến cho lòng bàn chân khi đứng sẽ tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt đất. Dị tật này có thể xuất hiện ở trẻ em và người lớn.

Bàn chân bẹt ở trẻ em

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm bàn chân ở khi trẻ đứng ở mặt sàn, sau đó, sẽ xuất hiện trở lại khi bé kiễng chân hoặc ngồi xuống.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có vẻ bẹt vì cấu trúc chân của bé chủ yếu là mô mềm, vòm bàn chân chưa hình thành hoàn toàn. Đến khi bước vào giai đoạn 2 hoặc 3 tuổi, hệ xương của trẻ phát triển mạnh và hình thành vòm bàn chân. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh có thể xuất hiện dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh hoặc phát triển theo thời gian. 

Bàn chân bẹt ở người lớn

Dị tật bàn chân bẹt ở người lớn (AAFD), hay còn được gọi là rối loạn chức năng gân chày sau (PTTD) là sự xẹp xuống của xương và các mô liên kết ở giữa bàn chân, dẫn đến đau nhức, khó khăn trong vận động và di chuyển. Tình trạng này thường liên quan đến sự thoái hóa của gân chày sau, dọc theo mắt cá chân bên trong.

Những thông tin chia sẻ ở trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc bàn chân bẹt là gì, cùng tìm hiểu thêm về các dạng bàn chân bẹt, dấu hiệu nhận biết, … trong phần dưới đây.

Tình trạng dị tật bàn chân bẹt
Tình trạng dị tật bàn chân bẹt

2. Các loại bàn chân bẹt thường gặp là gì?

Dị tật bàn chân bẹt được chia thành 4 dạng, cụ thể là:

1 – Bàn chân bẹt linh hoạt (bàn chân bẹt mềm) (Flexible)

Bàn chân bẹt linh hoạt (Flexible flat foot) là tình trạng vòm bàn chân sẽ xuất hiện khi chân được nhấc lên khỏi mặt đất. Khi bệnh nhân đứng hoặc cho chân chạm đất hoàn toàn, vòm bàn chân biến mất. Đây là dạng bàn chân bẹt phổ biến và người bệnh không cảm thấy đau.

Dạng bàn chân bẹt linh hoạt
Bàn chân bẹt linh hoạt

2 – Bàn chân bẹt cứng (Rigid)

Bàn chân bẹt cứng (Rigid flatfoot) là loại dị tật xảy ra khi phần gân vùng gót chân bị căng hoặc co rút, khiến cho gót chân nâng lên sớm. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành hơn là trẻ nhỏ.

Dạng bàn chân bẹt cứng
Bàn chân bẹt dạng cứng khiến gót chân bị nâng cao lên sớm

3 – Rối loạn chức năng gân chày sau (Adult-acquired/fallen arch)

Rối loạn chức năng gân chày sau (Adult-acquired/fallen arch) là dạng bàn chân bẹt chủ yếu phát triển ở người trưởng thành do gân nối cơ bắp chân với mặt trong của mắt cá chân bị sưng, rách hoặc tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc hai bên chân, khiến cho bệnh nhân thường xuyên đau nhức ở bàn chân và mặt trong mắt cá chân.

Hình ảnh minh hoạ bàn chân bẹt rối loạn chức năng gân chày sau
Bàn chân bẹt dạng rối loạn chức năng gân chày sau

4 – Xương sên đứng dọc bẩm sinh (Vertical Talus)

Xương sên đứng dọc bẩm sinh (Vertical Talus) là một dị tật bàn chân bẹt hiếm gặp, mô tả tình trạng trục xương sên quay xuống dưới, tạo nên một chỗ lồi ra ở phía gan bàn chân. Dị tật này thường được chẩn đoán ngay sau sinh. Khi mắc dị tật dạng này, phần dưới bàn chân sẽ trông như một chiếc ghế bập bênh, khiến trẻ đi lại khó khăn.

Dị tật xương sên đứng dọc bẩm sinh ở trẻ
Dị tật xương sên đứng dọc bẩm sinh ở trẻ

3. Ai dễ bị bàn chân bẹt?

Những người có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt cao gồm:

  • Trẻ em: Thói quen đi chân đất, mang giày dép có đế lót phẳng của trẻ nhỏ trong độ tuổi 3 – 7 tuổi dễ gây hội chứng bàn chân bẹt do xương khớp của bé chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị biến dạng.
  • Người thừa cân, béo phì: Những người có cân nặng sẽ gây áp lực lên bàn chân kèm theo đường huyết không ổn định, từ đó khiến cung chân mất sự ổn định, tăng nguy cơ dị tật bàn chân bẹt.
  • Người bệnh đái tháo đường: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị sẽ gây tổn thương mạch máu và hệ thần kinh toàn cơ thể, đặc biệt là ở chân khiến cho cung chân mất cân bằng gây nên hội chứng bàn chân bẹt.
  • Phụ nữ mang thai: Theo Thư viện y học quốc gia của Hoa Kỳ, các rối loạn cơ xương xuất hiện nhiều trên bà bầu sẽ kéo theo nguy cơ về thay đổi cấu trúc và chức năng chân. Kèm theo đó, sự tăng trọng lượng giữa các khớp, dây chằng lỏng lẻo trong thời kỳ mang thai cũng dẫn đến các thay đổi vĩnh viễn về cấu trúc bàn chân, theo .
  • Người viêm hay rách gân vùng cổ chân do phải thường xuyên hoạt động cường độ cao trong thời gian dài: Các mô liên kết ở chân bị kéo giãn, sưng to do phải hoạt động quá sức thường xuyên dẫn đến bàn chân bẹt.
Phụ nữ mang thai dễ có nguy cơ bị bàn chân bẹt
Phụ nữ mang thai dễ có nguy cơ bị bàn chân bẹt

4. Bàn chân bẹt có phổ biến không?

Dị tật bàn chân bẹt với gan bàn chân phẳng là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 20-30% dân số mắc hội chứng chân bẹt tùy theo cấp độ, tình trạng dị tật có thể có hoặc không kèm theo tình trạng giãn hoặc rách gân cơ chằng sau.

Thời gian đầu, dị tật không gây đau nhưng đến thời điểm khung xương không có đủ lực để chịu đựng sự mất cân bằng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện ở mắt cá chân, đầu gối, khớp háng hay thắt lưng với mức độ ngày càng tăng.

5. Các triệu chứng của bàn chân bẹt là gì?

Một số triệu chứng của dị tật bàn chân bẹt có thể bao gồm:

  • Chuột rút ở chân;
  • Đau cơ (đau hoặc mệt mỏi) ở bàn chân hoặc cẳng chân;
  • Vòm, mắt cá chân, gót chân hoặc bên ngoài bàn chân bị đau;
  • Đau khi đi bộ hoặc khi thay đổi dáng đi;
  • Chân đi thành kiểu hình chữ V;
  • Khớp gối xoay vào bên trong, hướng vào nhau;
  • Cổ chân xoay vào bên trong hoặc xoay ra ngoài;

Một triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải khi bị dị tật bàn chân bẹt là các cơn đau nhức ở bàn chân gây khó chịu. Nguyên nhân của cơn đau là do cơ và dây chằng bị căng quá mức trong suốt thời gian dài. Tình trạng đau này còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như đầu gối, mắt cá chân, bắp chân, thắt lưng, hông và cẳng chân.

Dị tật bàn chân bẹt khiến bệnh nhân bị đau khi đi bộ
Dị tật bàn chân bẹt khiến bệnh nhân bị đau khi đi bộ

Thêm vào đó, bệnh nhân bị bàn chân bẹt sẽ có trong lượng cơ thể không phân bố đồng đều. Điều này khiến cho bạn đi đứng nghiêng về một bên, một bên giày bị mài mòn nhiều hơn so với bên còn lại. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe càng sớm càng tốt.

6. Làm sao để biết bàn chân bẹt?

Để nhận biết một người có bị bàn chân bẹt hay không, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng và dựa vào kết quả nhằm đưa ra kết luận chính xác.

Lâm sàng

Việc kiểm tra mặt trong của bàn chân khi đứng lên sẽ giúp xác định một người có bị dị tật bàn chân bẹt hay không:

  • Để người bệnh đứng thẳng trên mặt phẳng.
  • Sử dụng ngón cái đặt vào giữa gan bàn chân và mặt phẳng. Nếu ngón cái không thể luồn vào bàn chân được thì người bệnh có thể bị bàn chân bẹt.

Cận lâm sàng

1 – X quang: Kết quả phim chụp X quang sẽ cho thấy sức nặng mà bàn chân phải chịu ở mỗi bên.

  • Chụp X quang bàn chân nhằm xác định chẩn đoán, những phát hiện sau đây thường được ghi nhận:
    • Góc Meary lớn hơn 4 độ lồi xuống dưới, gợi ý hội chứng bàn chân bẹt. Góc này còn được gọi là góc xương bàn chân thứ nhất và tạo thành góc thu được từ các đường vẽ từ trục dọc trung tâm của xương sên và xương bàn chân.
    • Góc nghiêng xương gót dưới 18 độ là biểu hiện của bàn chân bẹt. Góc này có được từ trục nghiêng xương gót và bề mặt nằm ngang nơi đặt bàn chân.
Hình ảnh góc Meary's angle
Kết quả phim chụp X quang sẽ cho thấy sức nặng mà bàn chân phải chịu ở mỗi bên

2 – MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng gân chày sau, tổn thương dây chằng lò xo hoặc những cấu trúc mô mềm hỗ trợ khác.

3 – EMG/NCS: Nghiên cứu EMG và dẫn truyền thần kinh có thể được thực hiện để đánh giá bệnh lý thần kinh cảm giác ở bàn chân.

7. Bàn chân bẹt do đâu?

Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ cho biết, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt bao gồm: Bẩm sinh (xương ở bàn chân không phát triển đúng cách trong bụng mẹ); Chấn thương; Già đi; Thừa cân; Tổn thương cơ; Dây thần kinh hoặc khớp trên toàn cơ thể như bại não và tật nứt đốt sống, rối loạn chức năng gân chày sau,… 

Bên cạnh đó, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàn chân bẹt bao gồm:

  • Béo phì: Cân nặng tăng lên gây ảnh hưởng đến sức khỏe cung chân, chân phải chịu áp lực nhiều, từ đó, gây nên bàn chân bẹt.
  • Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân: Gãy xương hoặc chấn thương chân làm hệ thống cơ xương, cơ bắp cùng mô liên kết bị ảnh hưởng, mất cân bằng trong hệ thống xương. Những người vận động thường xuyên, tập thể dục sai cách hoặc bị tai nạn dễ gặp tình trạng này.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp tạo áp lực không đều lên các mô của bàn chân khiến cấu trúc và hình dạng bàn chân thay đổi.
  • Sự lão hóa: Tuổi cao (từ 50 tuổi trở lên) gây nhiều căn bệnh và làm lão hóa khung xương khiến cho cấu trúc bàn chân thay đổi.
  • Bệnh tiểu đường: Sự rối loạn chuyển hóa khi mắc bệnh sẽ làm tổn thương thần kinh chân gây mất cân bằng cung chân dẫn đến dị tật bàn chân bẹt.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt

8. Bàn chân bẹt có di truyền không?

Có. Theo trang MedlinePlus của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu chuyên khoa khác, bàn chân bẹt có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Bố mẹ mắc bàn chân bẹt rất dễ di truyền sang con cái.

9. Bàn chân bẹt có phải bẩm sinh không?

Có thể. Một vài trường hợp trẻ bị bàn chân bẹt là bẩm sinh do gen di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Tuy nhiên, loại gen cụ thể dẫn đến dị tật này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định.

10. Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Có. Mức độ nguy hiểm của bàn chân bẹt còn tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng mắc phải của bệnh nhân. Với những trẻ sơ sinh mắc bàn chân bẹt do chưa phát triển hoàn thiện vòm bàn chân, tình trạng này không đáng lo.

Tuy nhiên, sau 2 – 3 tuổi, nếu chưa hình thành hoàn thiện vòm bàn chân, trẻ sẽ bị hạn chế về khả năng vận động, gây đau, biến dạng cấu trúc xương khớp, từ đó, làm ảnh hưởng đến việc vận động và có thể dẫn đến các tình trạng như thoái hóa khớp gối, viêm khớp, cong vẹo cột sống…

Ngoài ra, vòm bàn chân không phát triển được độ lõm cần thiết cũng làm thay đổi dáng đi của bệnh nhân, khiến họ dễ gây mặc cảm, tự ti khi phải tham gia các hoạt động vận động, thể thao.

Mức độ nguy hiểm của bàn chân bẹt tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng mắc phải của bệnh nhân
Đau chân gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày

11. Bàn chân bẹt có chữa được không?

Có. Việc có thể chữa dứt điểm dị tật bàn chân bẹt hay không còn tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ của bệnh. Việc chữa trị càng chậm trễ, người bệnh càng có nguy cơ đối mặt với hậu quả khó lường.

Đối với trẻ em, thời điểm vàng để điều trị bàn chân bẹt là từ 3 đến 7 tuổi. Nếu được chữa đúng cách, bé sẽ có một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác, không bị hạn chế trong vận động hàng ngày.

Ở người lớn, bàn chân bẹt không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc chữa trị sẽ giúp nâng đỡ lòng bàn chân, ngăn ngừa những cơn đau và giảm tối đa nguy cơ biến chứng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng quay lại sinh hoạt thường ngày, lấy lại niềm vui cuộc sống.

Đối với trẻ em, thời điểm vàng để điều trị bàn chân bẹt là từ 3 đến 7 tuổi
Thời điểm vàng để điều trị bàn chân bẹt hiệu quả nhất là 3 – 7 tuổi

12. Cách điều trị bàn chân bẹt là gì?

Tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị bàn chân bẹt khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp an toàn được áp dụng phổ biến:

12.1. Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu là phương pháp được chỉ định phổ biến nhất đổi với những trẻ em dưới 7 tuổi bị bàn chân bẹt. Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện, tính hiệu quả cao.

Mỗi tuần, phụ huynh hãy cho trẻ tập từ 1 – 2 buổi nếu con không bị đau. Trong trường hợp các triệu chứng đau xuất hiện thì tần suất tập luyện cần được tăng lên từ 2 đến 3 buổi/tuần. Để cách điều trị này đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy chọn các trung tâm y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia hướng dẫn, theo sát và điều chỉnh bài tập thích hợp.

Tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt tại Myrehab Matsuoka
Tập vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến trong điều trị bàn chân bẹt

Đến với Myrehab Matsuoka, người bệnh sẽ được đội ngũ y bác sĩ cùng chuyên gia hàng đầu hỗ trợ tập vật lý trị liệu cùng máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia phát triển mạnh về y tế. Một số phương thức vật lý trị liệu có thể kể đến bao gồm:

  • Siêu âm: Máy siêu âm kỹ thuật cao sản xuất tại Anh giúp giảm sự co cứng gân gót achille.
  • Điện xung: Thiết bị hiện đại từ Anh có tác dụng kích thích cơ chày sau, cân gan chân tăng sức cơ..
  • Xung kích: Hệ thống máy móc từ Đức với công dụng làm tăng tuần hoàn, giãn sự co cứng, kéo giãn gân gót và vòm bàn chân,…

12.2. Mang lót giày giúp chỉnh hình bàn chân

Để chỉnh hình bàn chân hay lót giày y khoa được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân mắc bàn chân bẹt bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Những trẻ dưới 7 tuổi cần mang lót chỉnh hình thường xuyên để tái tạo vòm chân, đưa cấu trúc bàn chân về vị trí cân bằng. Càng lớn tuổi thì độ hiệu quả của phương pháp này sẽ càng thấp. Nhiều trường hợp, bệnh nhân phải dùng đế chỉnh hình bàn chân trong nhiều năm nhưng khó đạt kết quả như mong muốn.

12.3. Phẫu thuật

Nếu người bệnh đáp ứng kém với các phương pháp không can thiệp kể trên hoặc tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp có thể cải thiện gần như dứt điểm các triệu chứng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần kết hợp tập phục hồi chức năng để bàn chân hồi phục lại như bình thường.

13. Có nên phẫu thuật bàn chân bẹt không?

Tùy trường hợp. Phẫu thuật dị tật bàn chân bẹt không được khuyến khích rộng rãi do chi phí đắt đỏ cùng rủi ro tiềm ẩn và đòi hỏi người bệnh phải mất thời gian dài để hồi phục. Phương pháp phẫu thuật để điều trị bàn chân bẹt chỉ được chỉ định trong trường hợp đặc biệt nếu người bệnh không đáp ứng với phương pháp nội khoa hoặc triệu chứng ngày một nghiêm trọng.

Chỉ định phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt tùy thuộc từng trường hợp cụ thể
Chỉ định phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt tùy thuộc từng trường hợp cụ thể

Việc có nên phẫu thuật chữa bàn chân bẹt hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ của triệu chứng, độ dị dạng về cấu trúc của bàn chân. Phương pháp này có thể dẫn đến các biến chứng hiếm gặp như cử động mắt cá chân kém, nhiễm trùng ổ khớp, hiện tượng thải ghép xương, nhiễm trùng vết mổ,… nên cần được chuyên gia cân nhắc cẩn thận.

14. Chữa bàn chân bẹt bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị dị tật bàn chân bẹt sẽ tùy thuộc vào phương pháp điều trị. Một phương pháp phổ biến nhất trong chữa trị bàn chân bẹt là vật lý trị liệu. Trung bình, mỗi buổi trị liệu bàn chân bẹt sẽ dao động từ 400.000 – 650.000 VNĐ.

15. Bệnh bàn chân bẹt khám ở đâu?

Bệnh nhân mắc dị tật bàn chân bẹt có thể khám ở bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình. Đội ngũ bác sĩ tại các nơi này có trình độ chuyên môn cao sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp.

Địa chỉ đầu tiên bạn có thể tham khảo là bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng. Nơi đây có trang thiết bị y tế đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ trình độ. Tuy vậy, một nhược điểm là vì bệnh viện công nên số lượng bệnh nhân nhiều, mất thời gian chờ đợi, thăm khám. Chưa kể nhân viên y tế sẽ không có thời gian kiểm tra, sát sao từng trường hợp một.

Bên cạnh đó, bạn có thể đến các phòng khám trị liệu thần kinh, cột sống. Những nơi này cũng được đầu tư máy móc, hệ thống chất lượng cho hiệu quả điều trị tốt. Mức giá ở đây sẽ dao động tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ nhưng nhìn chung là khá cao.

Một trong những trung tâm tâm trị liệu phục hồi chức năng tốt nhất tại Hà Nội nhận được nhiều đánh giá tích cực là Myrehab Matsuoka. Trung tâm được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Quy tụ các PGS.TS đầu ngành, kỹ thuật viên lành nghề trong lĩnh vực phục hồi chức năng đến từ các bệnh viện lớn.
  • Bệnh nhân được thăm khám và điều trị theo liệu trình cá nhân hóa, có một phác đồ điều trị riêng biệt.
  • Hệ thống thiết bị áp dụng công nghệ AI hiện đại sẽ lưu trữ chính xác sự tiến triển, thay đổi mỗi ngày của người bệnh và điều chỉnh lộ trình tập luyện thích hợp nhất.
  • Ứng dụng thiết bị lượng giá DIERs đến từ Đức trong việc ghi lại hình ảnh, đo đạc mức độ dị tật và đưa ra kết quả với độ chính xác cao và an toàn cho sức khỏe.
  • Hỗ trợ miễn phí tầm soát, thăm khám bàn chân bẹt buổi đầu tiên, giúp bạn hoàn toàn yên tâm trong việc điều trị.
Myrehab Matsuoka là trung tâm điều trị bàn chân bẹt uy tín
Myrehab Matsuoka là trung tâm điều trị bàn chân bẹt uy tín

Bên cạnh các bài tập vật lý trị liệu với kỹ thuật được chuyển giao từ Nhật, trung tâm Myrehab Matsuoka còn áp dụng băng dán Kinesio giúp định hình, hỗ trợ quá trình tập luyện và đế lót chỉnh hình y khoa được sản xuất tại Nhật Bản giúp cải thiện dáng đi, tránh té ngã. Trung tâm đã điều trị thành công nhiều ca dị tật bàn chân bẹt cho cả người lớn, trẻ em bởi sự chu đáo, tận tâm, chuyên nghiệp. Do đó, trung tâm Myrehab Matsuoka là địa chỉ khám bàn chân bẹt ở Hà Nội có vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng.

16. Bàn chân bẹt có nên chạy bộ không?

Có. Theo Hiệp hội phẫu thuật bàn chân bang Palmetto (Mỹ), người bị bàn chân bẹt hoàn toàn có thể chạy bộ nhưng cần hết sức cẩn thận, chạy đúng tư thế và chọn loại giày phù hợp giúp bạn chạy thoải mái mà không có cảm giác đau hay khó chịu.

Một đôi giày chạy bộ có hỗ trợ vòm sẽ giúp cho chân không bị lệch, từ đó giảm chấn thương ở mức thấp nhất. Người chạy cũng nên sử dụng miếng lót chỉnh hình trong quá trình chạy bộ để duy trì sự ổn định của bàn chân cũng như tăng thêm trợ lực cho đôi chân khi hoạt động.

Bệnh nhân bàn chân bẹt cần chọn giày chạy bộ thích hợp
Bệnh nhân bàn chân bẹt cần chọn giày chạy bộ thích hợp

17. Bàn chân bẹt có ngồi xổm được không?

Có thể, nhưng sẽ gặp khó khăn và còn tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Khi ngồi xổm, áp lực lên bàn chân của người mắc bàn chân bẹt vốn không đồng đều nay lại càng chịu trọng lực nhiều hơn, gây ra cảm giác đau và khó chịu.

18. Bàn chân bẹt nên đi giày gì?

Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân bị bàn chân bẹt nên chọn giày gót thấp, kiểu dáng thể thao, chất liệu êm ái kèm đế giày chỉnh hình y khoa để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Tại trung tâm vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka, đế lót chỉnh hình được sản xuất tại Nhật Bản được cá nhân hóa theo từng khuôn chân của bệnh nhân. Tác dụng của loại đế này là hỗ trợ di chuyển, cải thiện dáng đi và phòng tránh té ngã. Với chất liệu làm từ hợp chất capron, nhựa EVA đàn hồi hay hợp chất polyethylene, đế lót có trọng lượng nhẹ giúp người mang dễ dàng vận động, di chuyển và không bị cản trở.

Việc điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ càng sớm thì hiệu quả phục hồi sẽ càng cao. Mong rằng những chia sẻ trên từ Myrehab – Matsuoka đã giúp bạn có được lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc bàn chân bẹt là gì cùng các vấn đề liên quan. Mỗi người cần chú ý quan sát cơ thể để kịp thời điều trị, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị sớm nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin sau:

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 05/02/2024Ngày cập nhật: 16/04/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.