25+ bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo sau

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB- MATSUOKA. 

Đứt dây chằng chéo là một chấn thương phổ biến tại khớp gối. Các ca chấn thương nặng sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật với mục đích tái tạo lại dây chằng. Bài viết này sẽ cung cấp cho người bệnh những các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau hỗ trợ bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Nội dung

1. 3 bài tập phục hồi giai đoạn tuần 0 – 1 sau phẫu thuật

Trong 3 ngày đầu tiên sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu nhẹ để đẩy nhanh tiến trình lành bệnh bằng các phương pháp kiểm soát cơn đau, giảm sưng, chườm lạnh. Vào tuần đầu tiên, bạn sẽ được chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn bài tập tăng sức mạnh cơ tứ đầu.

Mục đích: Phục hồi chức năng của dây chằng chéo sau.

Bài tập ngày 1: Gập duỗi bàn chân

Bài tập duỗi bàn chân giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng sưng tấy sau phẫu thuật, duy trì khả năng duỗi thẳng, uốn cong của chân. Đồng thời, bài tập còn giúp thúc đẩy máu ở bắp chân lưu thông tốt, phòng ngừa huyết khối.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng trên mặt sàn bằng phẳng, hai chân duỗi thẳng.

Bệnh nhân ngồi thẳng trên mặt sàn bằng phẳng, hai chân duỗi thẳng.

Bước 2: Thực hiện vận động khớp bàn chân bằng cách gập duỗi.

Thực hiện vận động khớp bàn chân bằng cách gập duỗi.

Tần suất: Lặp lại 10 lần/hiệp, 10 hiệp/ buổi.

Lưu ý: Duy trì sử dụng nẹp cố định đùi cẳng chân trong 4 đến 6 tuần sau phẫu thuật đến khi bệnh nhân kiểm soát được cơ lực.

Bài tập ngày 2: Tập gồng cơ tứ đầu đùi (Quadriceps tendonitis exercises)

Bài tập gồng cơ tứ đầu giúp tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi, tạo sự ổn định cho khớp gối và phòng tránh chấn thương tái phát.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng trên sàn, duỗi thẳng hai chân với phần gót chân chạm sàn.

Bệnh nhân ngồi thẳng trên sàn, duỗi thẳng hai chân với phần gót chân chạm sàn

Bước 2: Từ từ co cơ vùng đùi, siết chặt cơ tứ đầu đùi bên đầu gối bị thương, không cử động chân.

Siết chặt cơ tứ đầu đùi bên đầu gối bị thương, không cử động chân.

Bước 3: Thả lỏng chân về vị trí ban đầu.

Tần suất: Lặp lại 10 lần/hiệp, 3 hiệp/ngày.

Có thể bạn quan tâm: Mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng

Bài tập ngày 3 – 7: Xoay khớp cẳng chân

Bài tập xoay khớp cẳng chân giúp bệnh nhân lấy lại tầm vận động của khớp gối khi chân ở tư thế duỗi, đồng thời giúp giảm đau và sưng nề gối sau.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên sàn, duỗi thẳng hai chân.

Bệnh nhân ngồi trên sàn, duỗi thẳng hai chân.

Bước 2: Thực hiện xoay chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần rồi xoay ngược lại 10 lần.

Xoay chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần rồi xoay ngược lại 10 lần.

Tần suất: Lặp lại 10 hiệp/ngày.

Lưu ý:

  • Duy trì sử dụng nẹp thường xuyên.
  • Sử dụng hai nạng nách trợ giúp khi đi lại.

Tìm hiểu thêm về bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước kèm hướng dẫn chi tiết và hình ảnh minh họa, giúp bạn tập luyện chính xác, nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa tái chấn thương.

2. 4 bài tập phục hồi giai đoạn tuần 2 – 6 sau phẫu thuật

Từ tuần thứ hai, mục đích của các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau là giúp lấy lại hoàn toàn khả năng vận động của cơ khớp gối, loại bỏ tình trạng sưng tấy của vết thương. Vào cuối giai đoạn tập luyện này, người bệnh có thể đạp xe hoặc bơi lội nhẹ nhàng.

  • Tuần 2: Tập vận động gập gối 60 độ thụ động với sự trợ giúp của chuyên viên.
  • Tuần 3: Tập nâng chân phẫu thuật, tháo nẹp 3 lần/ngày.
  • Tuần 4: Tập vận động gập gối 90° thụ động và chủ động có sự trợ giúp từ chuyên viên.
  • Tuần 5: Đi lại với nạng trợ giúp. Gập khớp gối 110°, duỗi gối từ 90° về 0°, cơ đùi phải có sức mạnh.
  • Tuần 6: Tập nhún đùi theo tư thế squat trong giới hạn khớp gối gập 0° và ngược lại, tập bước lên xuống bậc thang.

Tập gấp gối thụ động tư thế nằm sấp (Passive knee flexion – prone position)

Bài tập gấp gối thụ động tư thế nằm sấp có tác dụng giúp bệnh nhân lấy lại sức mạnh của cơ xương khớp, tăng sức gập và co duỗi của khớp gối.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân nằm sấp, hai chân duỗi thẳng.

Bệnh nhân nằm sấp, hai chân duỗi thẳng.

Bước 2: Sử dụng lực tay kéo cẳng chân của bệnh nhân gập về phía mông 90° hoặc hơn tùy theo khả năng chịu đựng của người bệnh.

Sử dụng lực tay kéo cẳng chân của bệnh nhân gập về phía mông 90°

Bước 3: Giữ yên tư thế này khoảng 10 giây rồi thả tay để chân trở về tư thế ban đầu.

Giữ yên tư thế này khoảng 10 giây rồi để chân trở về tư thế ban đầu.

Tần suất: Thực hiện động tác 10 -15 lần/hiệp.

Tập gân cơ tứ đầu đùi

Bài tập gân cơ tứ đầu đùi có tác dụng hỗ trợ phục hồi cơ tứ đầu, đồng thời tăng cường sự vận động cho cơ, khớp chân.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng trên sàn, thả lỏng người và duỗi thẳng 2 chân.

Ngồi thẳng trên sàn, thả lỏng người và duỗi thẳng 2 chân.

Bước 2: Từ từ co cơ vùng đùi lại khoảng 70° – 90°, giữ chắc và đếm từ 1 – 10.

Từ từ co cơ vùng đùi lại khoảng 70° - 90°

Bước 3: Từ từ duỗi chân và quay trở về tư thế ban đầu.

Từ từ duỗi chân và quay trở về tư thế ban đầu.

Tần suất: Thực hiện 10 giây/lần, 10 lần/buổi.

Tập kéo giãn gân cơ dép (Standing Soleus Stretch)

Bài tập kéo giãn gân cơ dép có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hồi phục cơ dép và phần dưới của bắp chân.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân, đứng thẳng và tiến về phía trước nửa bước.

Đứng thẳng và tiến về phía trước nửa bước.

Bước 2: Giữ trọng lượng phân bố đều trên cả hai bàn chân và gót chân, từ từ gập hai đầu gối sao cho đầu gối chân sau gần chạm xuống mặt đất.

Từ từ gập hai đầu gối sao cho đầu gối chân sau gần chạm xuống mặt đất.

Bước 3: Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và đổi chân.

Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và đổi chân.

Tần suất: Thực hiện 30 giây/lần, 10 lần/buổi.

Tập dạng khép khớp háng (Hip Opening)

Bài tập dạng khép khớp háng giúp bệnh nhân cải thiện tính linh hoạt của các khớp và sức khỏe tổng thể, đồng thời hỗ trợ tăng sức mạnh cơ bắp quanh khớp háng và hông.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân nằm nghiêng một bên sao cho bên chân phẫu thuật nằm phía trên, gập hai gối lên để cẳng chân và bắp chân vuông góc với nhau.

Nằm nghiêng một bên sao cho bên chân phẫu thuật nằm phía trên

Bước 2: Từ từ kéo cả chân phẫu thuật lên và giữ cho đầu gối thẳng.

Từ từ kéo cả chân phẫu thuật lên và giữ cho đầu gối thẳng.

Bước 3: Siết chặt cơ mông lại, để yên tư thế này trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Để yên tư thế này trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Tần suất: Thực hiện 5 giây/lần, 10 phút/buổi.

3. 8 bài tập phục hồi tuần 6 – 12 sau phẫu thuật

Mục đích của các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau từ tuần 6 đến tuần 12 là để người bệnh có thể trở lại tập luyện các môn thể thao, quay về cuộc sống bình thường. Người bệnh sẽ được rèn luyện tính linh hoạt của cơ chân với lộ trình qua các tuần cụ thể như sau:

  • Tuần 7: Tập gập gối tăng dần từ 90° lên 120°.
  • Tuần 8: Tập gập gối 180°.
  • Tuần 9: Tập ngồi xổm với đầu gối gập 90°, chân phẫu thuật phải chịu được trọng lực hoàn toàn.
  • Tuần 10: Tập đạp xe.
  • Tuần 11: Tập đi lên đi xuống cầu thang.
  • Tuần 12: Tập đi bộ.

Tập kéo giãn cơ dép và kéo giãn nhẹ nhàng gân hamstring

Bài tập kéo giãn cơ dép và gân hamstring có tác dụng giúp người bệnh tăng cường cơ dép và gân hamstring.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trước mặt, quấn dây vào bàn chân và hai tay cầm hai đầu dây.

Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trước mặt, quấn dây vào bàn chân và hai tay cầm hai đầu dây.

Bước 2: Sau đó, người bệnh hít sâu, dùng tay kéo dây/khăn để nâng chân lên khoảng 70° hoặc hơn tùy theo khả năng.

Người bệnh hít sâu, dùng tay kéo dây/khăn để nâng chân lên khoảng 70°

Bước 3: Giữ yên 5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

Tần suất: Lặp lại 10 lần/hiệp, 3 hiệp/ngày.

Tập đứng thay đổi trọng lượng tỳ đè để chuẩn bị bỏ nạng (Strengthening exercise)

Bài tập đứng thay đổi trọng lượng tỳ đề để chuẩn bị bỏ nạng giúp người bệnh tăng sức đỡ của chân, đồng thời rèn tính linh hoạt cho cơ chân.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân đặt 1 bục cao 15cm phía trước và đứng thẳng với tư thế thả lỏng.

Đặt 1 bục cao 15cm phía trước và đứng thẳng với tư thế thả lỏng.

Bước 2: Từ từ bước lên bục rồi đứng thẳng, hai tay duỗi đặt sát thân và giữ yên khoảng 5 giây.

Từ từ bước lên bục rồi đứng thẳng, hai tay duỗi đặt sát thân

Bước 3: Bước lùi chân về vị trí cũ.

Bước lùi chân về vị trí cũ.

Tần suất: Lặp lại 30 lần/buổi.

Lưu ý: Khi đã quen, bạn có thể sử dụng thêm tạ tay để gia tăng độ khó cho bài tập.

Tập đi lại dưới nước để hỗ trợ bỏ nạng

Bài tập đi lại dưới nước có tác dụng làm tăng sức mạnh cơ chân, giúp chân người bệnh khỏe hơn, có thể tự đi mà không cần nạng hỗ trợ.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng dưới nước, hai tay vịn vào hông.
  • Bước 2: Nhấc đầu gối lên 90° rồi hạ xuống tương tự tư thế đi bộ tại chỗ. Nếu thấy khó khăn, bạn có thể bám tay vào thành hồ để ổn định trọng lượng cơ thể.

Tần suất: Thực hiện 15 – 30 giây/hiệp, 2 – 3 hiệp/ buổi.

Lưu ý:

  • Nếu gặp khó khăn khi gập gối 90 độ, bạn có thể gập gối 70 độ và từ từ nâng lên.
  • Không nên đặt quá nhiều áp lực lên ngón chân hoặc dựa vào tường với khoảng cách quá xa, dễ gây mất thăng bằng.
Bài tập đi lại dưới nước.
Bài tập đi lại dưới nước.

Tập ngồi xổm tăng dần

Bài tập ngồi xổm tăng dần giúp bệnh nhân giảm áp lực phần gân bánh chè, tăng cường sức mạnh của khớp gối và tập luyện các cơ xung quanh khớp gối.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, tựa lưng vào tường, hai chân dang rộng bằng vai, gót chân cách tường khoảng 2 bàn chân.

Đứng thẳng, tựa lưng vào tường, hai chân dang rộng bằng vai

Bước 2: Từ từ ngồi xổm xuống cho đến khi hai đùi song song với mặt đất, đùi và bắp chân tạo thành góc 90° thì giữ nguyên. Hai tay đặt sát tường, hóp bụng lại, hít thở tự nhiên.

Đùi và bắp chân tạo thành góc 90° thì giữ nguyên

Bước 3: Để nâng cao độ khó của bài tập, người bệnh có thể kiễng gót chân lên, giữ nguyên trong 10 giây rồi hạ xuống.

Có thể kiễng gót chân lên, giữ nguyên trong 10 giây

Tần suất: Thực hiện 15 – 30 giây/hiệp, 2 – 3 hiệp/ buổi.

Lưu ý:

  • Nếu gặp khó khăn khi gập đầu gối 90°, bạn có thể gập gối 70° và từ từ nâng lên.
  • Không nên đặt quá nhiều áp lực lên ngón chân hoặc dựa vào tường với khoảng cách quá xa, dễ gây mất thăng bằng và tránh giảm hiệu quả của bài tập.

Tập đẩy chân có sức cản tăng dần (Leg press 0 – 70°)

Bài tập đẩy chân có sức cản tăng dần có tác dụng tăng sức mạnh cơ chân và khớp gối, đồng thời bảo vệ các cơ và tăng sức tì đè.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân điều chỉnh máy đến trọng lượng lực cản mà mình mong muốn. Đối với người mới bắt đầu, người bệnh nên thiết lập máy đến trọng lượng lực cản khoảng 100N, sau đó tăng dần lên.

Thiết lập máy đến trọng lượng lực cản khoảng 100N

Bước 2: Bệnh nhân ngồi lên máy, đặt hai chân lên, 2 chân dang rộng bằng vai.

Ngồi lên máy, đặt hai chân lên, 2 chân dang rộng bằng vai.

Bước 3: Sau khi đặt chân lên tấm lót chân, bệnh nhân giữ tư thế hai chân dang rộng bằng vai. Hít một hơi thật sâu rồi đẩy thẳng chân ra.

Hít một hơi thật sâu rồi đẩy thẳng chân ra.

Tần suất: Thực hiện 5 giây/lần, 10 phút/buổi.

Lưu ý:

  • Lưng nằm thẳng trên lưng ghế, hai tay đặt xuôi theo thân người.
  • Dồn trọng lực vào cả hai chân.

Tập cơ hamstring với bóng ở tư thế duỗi gối (Hamstring bridges on ball)

Bài tập cơ hamstring với bóng ở tư thế duỗi gối có tác dụng giúp bệnh nhân tăng sức mạnh cơ hamstring.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và đặt lên quả bóng, đồng thời thả lỏng thư giãn phần lưng và cổ.

Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và đặt lên quả bóng

Bước 2: Ấn chân xuống quả bóng để tạo lực, siết chặt cơ mông lại và nâng mông lên cách mặt đất 10 – 15cm tùy theo khả năng.

Siết chặt cơ mông lại và nâng mông lên cách mặt đất 10 - 15cm tùy theo khả năng.

Bước 3: Giữ 1 giây rồi hạ xuống. Đảm bảo giữ cho đầu gối thẳng trong suốt quá trình thực hiện.

Tần suất: Lặp lại 10 lần/hiệp, 3 hiệp/buổi.

Đạp xe đạp tĩnh không có trở lực khi gấp được trên 115° (Exercise bike)

Bài tập đạp xe đạp tĩnh không có trở lực giúp bệnh nhân tăng sức mạnh cơ chân, phục hồi khả năng đi đứng, đạp xe của chân.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Điều chỉnh chiều cao của yên xe để khi ngồi được thoải mái.

Bước 2: Bệnh nhân ngồi lên yên xe và đặt chân vào bàn đạp.

Ngồi lên yên xe và đặt chân vào bàn đạp.

Bước 3: Thực hiện bài tập đạp xe với cường độ vừa phải, đảm bảo chân không bị đau.

Thực hiện bài tập đạp xe với cường độ vừa phải

Lưu ý:

  • Bệnh nhân nên thực hiện bài tập này khi chân gần như hồi phục hoàn toàn, có thể co gập được trên 115°.
  • Khi thực hiện, bệnh nhân cần ngồi thẳng lưng, dồn trọng lực vào cơ chân.

Tập đá/đạp chân trong nước (bể bơi)

Động tác tập đá/đạp chân trong nước có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tăng cường vận động cơ, mông và đùi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng trong bể bơi, hai tay có thể khuya nước để tạo thăng bằng.
  • Bước 2: Nhấc một chân lên, gập gối tạo một góc khoảng 90°.
  • Bước 3: Đạp chân đó xuống và co chân còn lại lên, đổi bên. Di chuyển đồng đều hai chân theo chiều xuôi kim đồng hồ, giống như đang đạp xe đạp.

Tần suất: 5 phút/lần, 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý:

  • Nếu không biết bơi, bạn nên bám tay vào thành hồ và tập với tư thế nằm sấp hoặc dùng phao bơi hỗ trợ.
  • Hít vào khi co chân và thở ra khi đá nước.
  • Có nhiều cách để thực hiện động tác này, bạn có thể biến tấu bằng cách nằm ngang trên mặt nước, tay bám vào thành bể bơi và đạp chân tự do. Hoặc bạn cũng có thể đứng trong bể bơi, dựa vào thành tường và đá ra phía trước, sau.
Tập đá/đạp chân trong bể nước.
Tập đá/đạp chân trong bể nước.

Bài viết liên quan:

4. 6 bài tập phục hồi giai đoạn tuần 13 – 18 sau phẫu thuật

Vào giai đoạn này, bệnh nhân gần như đã phục hồi trở lại, có thể đi lại và tập được một số động tác cơ bản, nâng được khớp gối 120°. Mục đích của các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau tuần 13 – 18 là để phục hồi biên độ vận động của cơ chân, từ đó, hồi phục dáng đi trở về bình thường. Lộ trình tập luyện như sau:

  • Tuần 13 – 15: Tập duỗi khớp gối với biên độ bình thường.
  • Tuần 16: Tập chạy bộ nhẹ.
  • Tuần 17 – 18: Tập các bài tập giúp tăng sức mạnh cơ đùi.

Bài tập nâng 2 chân (2 – Leg Extension)

Bài tập nâng 2 chân có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tăng sức mạnh khớp gối và thúc đẩy quá trình phục hồi, tăng tầm vận động cho các nhóm cơ như cơ tứ đầu, cơ mông, bắp chân,…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi lên ghế tập, điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái.
  • Bước 2: Móc hai chân vào thanh tạ ở phía dưới, tay nắm 2 càng bên hông máy.
  • Bước 3: Hít vào, dùng lực đá hai chân về phía trước, dừng lại 5 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

Tần suất: 10 lần/hiệp.

Lưu ý: Cần có người hỗ trợ khi tập luyện nếu bạn chưa quen cách hoạt động của thiết bị.

Bài tập nâng 2 chân.
Bài tập nâng 2 chân.

Bài tập ngồi xổm giữ cân bằng

Bài tập ngồi xổm có tác dụng giúp bệnh nhân tăng độ linh hoạt khớp gối và sức mạnh cơ bắp đùi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân thả lỏng cơ thể với tư thế đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Sau đó hít vào và dơ hai tay lên cao.
  • Bước 2: Thở ra, đầu gối khuỵu, hạ thân người xuống và hai tay đưa ra trước ngực.
  • Bước 3: Giữ yên 15 giây rồi thoát khuỷu tay ra, nâng người từ từ đứng dậy.

Tần suất: 10 lần/hiệp.

Bài tập ngồi xổm.
Bài tập ngồi xổm.

Bài tập ngồi xổm tăng dần (Goblet Squat)

Bài tập ngồi xổm giữ cân bằng có tác dụng kéo dãn cột sống, làm căng lưng dưới, đồng thời giúp tăng khả năng vận động cho bắp đùi và các bộ phận khác.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai tay giữ một quả tạ trước ngực, hai chân dang rộng bằng vai với phần mũi chân hướng ra ngoài.
  • Bước 2: Hít vào, gập đầu gối xuống đến khi hai đùi song song với mặt đất.
  • Bước 3: Giữ 1 giây rồi thở ra, sử dụng lực từ mông và đùi nâng cơ thể từ từ về vị trí đứng thẳng ban đầu.

Tần suất: 10 lần/buổi.

Bài tập ngồi xổm tăng dần có lực cản.
Bài tập ngồi xổm tăng dần có lực cản.

Bài tập tư thế cây cầu

Bài tập tư thế cây cầu giúp tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi, bao gồm cơ bụng, cơ mông và cơ lưng dưới; cải thiện sự linh hoạt của cột sống và hông, giảm đau lưng và cải thiện tư thế.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai. Hai tay đặt dọc thân mình
  • Bước 2: Hít sâu, siết chặt các cơ ở bụng và mông rồi từ từ nâng hông lên khỏi sàn. Vai và cổ gáy áp sát xuống sàn
  • Bước 3: Giữ tư thế trong 20 – 30 giây, hít thở đều rồi từ từ hạ hông xuống sàn

Tần suất: Lặp lại động tác 5 lần/ngày và từ từ tăng lên 30 lần.

Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập tư thế cây cầu

Bài tập thăng bằng (Balance exercises)

Bài tập thăng bằng có tác dụng cải thiện sức mạnh cơ chân cho bệnh nhân, đồng thời hỗ trợ làm tăng khả năng giữ thăng bằng và phối hợp tay, chân cho người bệnh.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng trên mặt phẳng.
  • Bước 2: Bắt đầu co đầu gối đến 70° hoặc hơn tùy theo khả năng, gập chân lên về phía mông, lưng giữ thẳng.
  • Bước 3: Cố gắng giữ yên khoảng 30 – 60 giây rồi thả chân về vị trí cũ.

Lưu ý: Sau khi đã quen gập gối tạo góc 70°, bạn có thể nâng dần độ khó, gập đến 90° dưới sự giám sát của chuyên viên. Có thể sử dụng ghế hoặc tường để vịn nếu bạn chưa đứng vững.

Tần suất: 10 lần/hiệp, 3 hiệp/buổi.

Bài tập giữ thăng bằng chân.
Bài tập giữ thăng bằng chân.

Đạp xe đạp tĩnh có trở lực tăng dần

Động tác đạp tĩnh có trở lực tăng dần có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tăng sức mạnh cơ chân và khớp gối.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cài đặt xe đạp tập với chế độ trở lực ở mức thấp nhất.
  • Bước 2: Ngồi vào xe đạp, đặt chân vừa vào bàn đạp.
  • Bước 3: Bắt đầu đạp xe, tăng dần cường độ và mức độ sau mỗi buổi tập.

Lưu ý: Chọn xe đạp tập dùng cho người đang trong giai đoạn vật lý trị liệu và tập dưới sự giám sát của chuyên viên để đảm bảo độ trở lực không ảnh hưởng đến vết thương.

Động tác đạp xe đạp tĩnh có trở lực tăng dần.
Động tác đạp xe đạp tĩnh có trở lực tăng dần.

5. 4 bài tập phục hồi giai đoạn từ tuần 19 trở đi

Mục đích của các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau từ sau tuần 19 là để tăng cường sức mạnh, sức bền gân cơ chi dưới. Người bệnh đã gần như hồi phục hoàn toàn từ sau tuần 24, không cần sử dụng nẹp.

Bài tập chuỗi chuyển động đóng mở của khớp gối

Bài tập chuỗi chuyển động mở của khớp gối mang đến hiệu quả hồi phục tốt cho quá trình phục hồi tầm vận động khớp gối và cử động chân ở người bệnh.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi trên một chiếc ghế đủ cao để đầu gối gập được góc 90°.
  • Bước 2: Từ từ nâng chân lên đến khi chân nằm ngang, song song với mặt sàn.
  • Bước 3: Giữ 5 giây rồi hạ từ từ chân xuống mặt đất.

Tần suất: 15 lần/buổi, 3 – 4 lần/tuần.

Bài tập chuỗi chuyển động mở của khớp gối.
Bài tập chuỗi chuyển động mở của khớp gối.

Bài tập hấp thụ lực vào khớp gối (Squat)

Bài tập hấp thụ lực vào khớp gối (Squat) giúp bệnh nhân tăng cường sức mạnh cơ chân và khớp gối, đồng thời giúp ổn định các khớp ở chân.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng với tư thế thả lỏng toàn thân.
  • Bước 2: Gập đầu gối lại thành tư thế ngồi xổm sao cho đầu gối không vượt qua các ngón chân theo đường thẳng.
  • Bước 3: Giữ 1 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

Tần suất: 10 lần/hiệp, 5 hiệp/buổi.

Bài tập hấp thụ lực vào khớp gối (Squat).
Bài tập hấp thụ lực vào khớp gối (Squat).

Bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền gân cơ (Jump Squat)

Bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền gân cơ có vai trò hỗ trợ nhóm cơ đùi sau, cơ mông, cơ bắp chân hồi phục bình thường, đồng thời tăng sức mạnh cơ bắp đặc biệt là cơ đùi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng sang hai bên.
  • Bước 2: Ngồi xổm xuống, hạ thấp phần hông đến khi hai đùi song song với sàn nhà.
  • Bước 3: Dồn lực vào hai chân, bật thân người lên hết mức có thể, sau đó, hạ chân chạm đất.

Tần suất: 20 lần/buổi.

Bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền gân cơ.
Bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền gân cơ.

Tập chạy

Động tác tập chạy có tác dụng tăng cường sức mạnh cho khớp xương và cải thiện sự cân bằng, khả năng chịu lực cho chân.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chọn địa hình bằng phẳng, không có chướng ngại vật, bắt đầu chạy trên máy hoặc tự do trong nhà.
  • Bước 2: Khi chạy, bạn hãy nhìn thẳng, người hơi đổ về trước khoảng 10°.
  • Bước 3: Ban đầu, bạn hãy chạy với tốc độ chậm, sau đó, tăng dần đến mức cơ thể có thể chịu đựng được.

Tần suất: 15 phút/buổi, 3 – 4 lần/tuần.

Động tác tập chạy.
Động tác tập chạy.

6. Lưu ý khi tập phục hồi dây chằng chéo sau

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được trao đổi về liệu trình tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng. Thời gian tập sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên sau cuộc phẫu thuật và các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau thường bao gồm:

  • Giúp người bệnh tập luyện trong tư thế an toàn, thoải mái;
  • Kiểm soát cơn đau và sưng ở vết mổ;
  • Tăng cường việc vận động của các khớp, tăng sức mạnh cơ chân;
  • Thực hiện thay đổi tư thế thụ động với sự trợ giúp của chuyên viên hoặc tự thực hiện.
  • Đứng dậy, đi lại với dụng cụ trợ giúp.
  • Hướng dẫn đi lên, đi xuống cầu thang với sự hỗ trợ của dụng cụ trợ giúp.
Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu
Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu (Nguồn: Myrehab Matsuoka)

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau, bệnh nhân hãy lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu và bác sĩ phẫu thuật, không nên tập luyện quá sức. Thực hiện các bài tập phù hợp được hướng dẫn bởi chuyên viên, kiểm soát cường độ tùy thuộc vào sức chịu đựng cơn đau của bản thân.
  • Chỉ được ngưng dùng nạng sau khi được Kỹ thuật viên và bác sĩ đánh giá và chỉ định..
  • Nên chườm đá khoảng 20 phút trước và sau buổi tập luyện nhằm giảm thiểu cơn đau tại chỗ.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, vừa sức. Nên dùng gối kê cao chân khi nằm.

Bệnh nhân cần tiến hành các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau ngay sau khi mổ. Quá trình này có thể kéo dài đến 12 tháng thì dây chằng mới hồi phục lại như cũ. Bạn hãy đến trung tâm vật lý trị liệu chuyên nghiệp với các chuyên gia hàng đầu để việc tập luyện đạt được hiệu quả cao nhất.

Quá trình tập luyện phục hồi dây chằng chéo sau khi phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, bệnh nhân hãy tìm đến trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng uy tín để được hỗ trợ. Trong số những cơ sở Phục hồi chức năng hiện nay, Myrehab Matsuoka nổi bật bởi:

  • Quy tụ đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ với kinh nghiệm lâu năm, có kiến thức chuyên sâu trong ngành phục hồi chức năng.
  • Dịch vụ phục hồi chức năng chuyên nghiệp, máy móc, công nghệ hiện đại đến từ Đức.
  • Phương pháp điều trị được chuyển giao từ Nhật Bản.
  • Phác đồ điều trị được cá nhân hóa.

Bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra miễn phí ngay từ lần đầu tiên đến với Myrehab Matsuoka. Đừng ngại liên hệ trung tâm theo các thông tin dưới đây:

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng

  • Hotline: 1900 3181
  • Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Ngày đăng: 07/03/2024Ngày cập nhật: 14/11/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.