Phương pháp & Bài tập phục hồi chức năng vẹo cột sống

Phục hồi chức năng vẹo cột sống vô cùng phức tạp và phụ thuộc nhiều vào tính chất nghiêm trọng mức độ cong của cột sống. Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không can thiệp điều trị và phục hồi chức năng sớm thì chứng vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến tư thế, dáng đi mà còn có thể gây giảm khoang ngực và gây hại cho sức khỏe người bệnh.  

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng vẹo cột sống

Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, việc phục hồi chức năng vẹo cột sống rất cần thiết để tái thiết lập vị trí và điều chỉnh tư thế cho người bệnh thông qua các phương pháp và bài tập trị liệu. 

Phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh điều chỉnh và lấy lại tư thế chuẩn thông qua các bài tập chữa vẹo cột sống. Các động tác tập sẽ giúp các cơ, dây chằng ở phía lõm cột sống được kéo giãn. [1] Đồng thời, các bài tập này còn giúp tăng cường sức mạnh cơ phía lồi cột sống với mục tiêu:

  • Thuyên giảm cơn đau.
  • Điều chỉnh vị trí, tăng cường sự liên kết giữa các đốt sống.
  • Chỉnh tư thế, gia tăng sức mạnh. 
  • Cải thiện phạm vi chuyển động ở cột sống và tứ chi, cải thiện chức năng hô hấp và phổi. [2]
Phục hồi chức năng vẹo cột sống tại Myrehab Matsuoka
Phục hồi chức năng vẹo cột sống: 7 phương pháp & 22 Bài tập

2. 7 phương pháp phục hồi chức năng cong vẹo cột sống 

2.1. Nhiệt trị liệu

Khi phục hồi chức năng vẹo cột sống, các bác sĩ thường sử dụng nhiệt nóng, có tác dụng giảm đau lưng do chứng vẹo cột sống nhưng theo cơ chế khác nhau.

  • Tác dụng: Thường sử dụng trong giai đoạn mãn tính, không viêm, làm giảm tình trạng đau nhờ cơ chế tăng cường lưu thông máu, kéo giãn các vùng cơ và giảm sự chèn ép dây thần kinh khi cột sống bị cong vẹo. 
  • Cách thực hiện: Có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại hoặc dùng sóng ngắn,… trong thời gian 10 – 15 phút để cải thiện cơn đau. [2]

2.2. Điện xung

Các xung điện kích thích vùng cơ xung quanh cột sống bị cong vẹo gây ức chế thần kinh, nhanh chóng làm bất hoạt cơn đau ở lưng. Đồng thời, trong quá trình xung điện sẽ kích thích cơ thể giải phóng endorphin – chất giảm đau tự nhiên của cơ thế giúp giảm đau lưng hiệu quả. 

Nếu lưng của bệnh nhân bị đau, các bác sĩ trị liệu sẽ thường sử dụng dòng TENS để giảm đau. Còn nếu không bị đau lưng, bệnh nhân phục hồi chức năng vẹo cột sống sẽ được kích hoạt các nhóm cơ bị kéo giãn hoặc bị yếu để kích thích khoẻ cơ. [3]

Điện xung trong vật lý trị liệu cong vẹo cột sống
Các xung điện truyền tín hiệu kích thích vùng cơ cột sống cong vẹo gây ức chế thần kinh, bất hoạt cơn đau

2.3. Siêu âm 

Sóng siêu âm trong phục hồi chức năng vẹo cột sống khi được kích thích sẽ chuyển thành nhiệt năng xuyên sâu qua da vào vùng có thắt lưng giúp tăng cường lưu thông máu, tăng trao đổi chất, giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. [4]

Phương pháp siêu âm phục hồi chức năng vẹo cột sống
Sóng siêu âm giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích trao đổi chất, giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương

2.4. Di động mô mềm

Các đầu ngón tay tác động lên vùng da, cơ cột sống theo một chuyển động nhất định giúp tăng cường lưu thông máu tại chỗ, từ đó giúp giãn cơ, giảm đau vùng thắt lưng và giúp tái thiết lập cấu trúc cân bằng cơ xương. 

Kỹ thuật viên massage, xoa bóp nhẹ nhàng, có thể tăng dần lực vào vùng lưng bị đau, chú ý không ấn mạnh vào các đốt sống lưng, các đầu ngón tay di chuyển với lực vừa phải để kéo giãn cơ, thực hiện liên tục, đều tay. [4]

Kỹ thuật di động mô mềm cong vẹo cột sống
Di động mô mềm giúp tăng cường tuần hoàn máu tại vùng cơ bị tổn thương, cải thiện đau cho người bệnh

2.5. Kéo giãn cột sống

Tác dụng: Kéo giãn cột sống và điều chỉnh vị trí cột sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm cột sống, thúc đẩy sự di chuyển của oxy, chất dinh dưỡng,… giúp các tổn thương cột sống mau lành. [5]

Cách thực hiện: 

  • Kỹ thuật viên cố định đai kéo tùy vùng trị liệu của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật viên sẽ cài đặt các thông số trên máy tùy theo chỉ định: lực kéo, thời gian duy trì lực kéo, lực nền, thời gian duy trì lực nền, độ dốc, tổng thời gian một lần kéo.
  • Kỹ thuật viên bấm nút kéo.
  • Kỹ thuật viên theo dõi cảm giác và phản ứng của bệnh nhân trong quá trình kéo, tình trạng hoạt động của máy.
  • Kết thúc trị liệu: Kỹ thuật viên tháo bỏ đai cố định, cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ 10 – 15 phút, ghi chép hồ sơ.

Mỗi lần kéo giãn cột sống sẽ dài khoảng 10 – 15 phút, không nên để quá lâu để tránh đĩa đệm bị mất nước và tổn thương nặng hơn. Liệu trình trị liệu phục hồi chức năng vẹo cột sống với phương pháp kéo giãn sẽ tùy theo tình trạng của bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ. [6]

Kéo giãn cột sống
Kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh tư thế và giảm áp lực lên các đĩa đệm cột sống

2.6. Băng dán kinesio chỉnh sửa

Tác dụng: Giúp hỗ trợ kéo giãn khối cơ quanh vùng thắt lưng bị đau, giúp cột sống được thư giãn, giảm căng thẳng.

Cách thực hiện: Các kỹ thuật viên dán băng dán kinesio vào vùng cơ bị đau ở thắt lưng và điều hướng để kéo giãn theo chỉ định. 

Băng dán kinesio
Băng dán kinesio hỗ trợ kéo giãn vùng cơ trên lưng, hỗ trợ giảm đau

2.7. Tập vận động

Các bài tập sẽ tăng tầm vận động của cột sống thắt lưng, hỗ trợ điều chỉnh tư thế cột sống. Người bệnh phục hồi chức năng vẹo cột sống được thực hiện các bài tập vận động theo chỉ định của bác sĩ và sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên. Tùy từng tình trạng mà mỗi người sẽ được xây dựng phác đồ trị liệu khác nhau. [6]

Vận động kích thích phục hồi hệ cột sống
Các bài tập vận động kích thích tăng cường tầm vận động của hệ cột sống thắt lưng
Lộ trình điều trị và bài tập cá nhân hoá cho từng thể trạng là một trong 5 phương pháp Phục hồi chức năng cong vẹo cột sống tiêu chuẩn nhật tại Myrehab Matsuoka. Tìm hiểu ngay để được đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thăm khám miễn phí, đồng thời rút ngắn được thời gian phục hồi và quay lại sinh hoạt hàng ngày nhanh chóng, an toàn.

3. 7 bài tập PHCN cho trẻ em bị cong vẹo cột sống

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống. Nếu không can thiệp điều trị sớm thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và để lại dị tật tiềm ẩn. Để quá trình phục hồi chức năng vẹo cột sống ở trẻ được tốt nhất thì cần phối hợp chặt chẽ với sự hỗ trợ và hướng dẫn của chuyên gia.

Bài 1. Ngồi cúi

Bài tập giúp gia tăng tầm vận động gập của cột sống lưng, kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi, áp sát vào nhau.
  • Bước 2: Hai tay đưa ra phía trước, cúi gập người sao cho các ngón tay càng sát ngón chân càng tốt. 

Tần suất tập: 3 – 5 lần/ngày. [6]

Bài tập ngồi cúi
Tập ngồi cúi giúp gia tăng tầm vận động của cột sống, kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng

Bài 2. Gập người và xoay

Tăng sức mạnh nhóm cơ gập và xoay thân, gia tăng tính linh hoạt của cột sống.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, hai tay đan sau gáy, chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Cố định cẳng chân và đùi của người tập.
  • Bước 3: Người bệnh từ từ gập thân về phía trước, sát đùi và xoay thân, khuỷu tay sang phía đối diện. 

Tần suất tập: 1 – 2 lần/ngày. [6]

Bài tập gập người và xoay
Phục hồi chức năng vẹo cột sống cho trẻ bằng động tác gập người và xoay

Bài 3. Kéo dãn cơ chậu sườn

Kéo giãn vùng cơ phía lõm của đường cong thắt lưng trái, phòng ngừa nguy cơ co rút cột sống thắt lưng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, cố định thân trên. 
  • Bước 2: Vặn người kéo giãn đốt sống vùng thắt lưng sang trái. 

Tần suất tập: 1 – 2 lần/ngày [6]

Bài tập kéo giãn cơ chậu sườn
Động tác vặn nằm có hỗ trợ giúp kéo giãn đường cong cột sống, hỗ trợ điều chỉnh vị trí các đốt sống

Bài 4. Đặt tư thế đúng

Kéo giãn phía lõm của đường cong ngực phải, tăng cường tính linh hoạt và tầm vận động của cột sống. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm nghiêng về phía cột sống bị cong.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên hỗ trợ giữ hông người bệnh.
  • Bước 3: Người bệnh thả người xuống mép bàn, tay phía trên duỗi thẳng qua đầu.
  • Bước 4: Cuộn khăn tắm kê vào chỉnh đường cong.

Tần suất tập: Giữ tư thế 3 – 5 phút. [6]

Bài tập vặn nghiêng
Vật lý trị liệu chứng cong vẹo cột sống bằng bài tập vặn nghiêng

Bài 5. Treo xà ngang

Kéo giãn cột sống, điều chỉnh vị trí cột sống và tăng cường tính đàn hồi của thân hình. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng dang rộng chân ngang với vai, tay thả lỏng. 
  • Bước 2: Hai tay bám vào xà ngang, dùng sức giữ người sao cho gót chân không chạm mặt sàn. 

Tần suất tập: Giữ tư thế 1 – 2 phút, thực hiện 3 – 5 lần/ngày. [6]

Bài tập treo xà ngang
Tập treo xà là giúp cột sống kéo giãn, tăng cường tính đàn hồi của cơ thể

Bài 6. Plank nghiêng

Bài tập phục hồi chức năng vẹo cột sống – Plank nghiêng tăng cường sức mạnh nhóm cơ nghiêng thân và kéo giãn phía lồi của đường cong ngực phải. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm nghiêng về phía trái.
  • Bước 2: Nhấc thân lên khỏi sàn để kéo giãn. 

Tần suất tập: 3 – 5 lần/ngày. [6]

Bài tập plank nghiêng
Nâng thân nghiêng giúp kéo giãn phía lồi của đường cong ngực phải

Bài 7. Hít thở cải thiện hô hấp

Bài tập giúp cải thiện chức năng hô hấp và tim mạch, tăng cường độ giãn nở của lồng ngực. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. 
  • Bước 2: Thở sâu và hít ra từ từ. Hai tay đặt dưới cơ hoành (vị trí giữa lồng ngực và cơ bụng). 

Tần suất tập: 3 – 5 lần/ngày. [6]

Bài tập hít thở
Hít thở cải thiện hô hấp là động tác đơn giản, dễ thực hiện nhất, có thể làm ngay tại nhà

Ngoài 22 bài tập kể trên, với những đối tượng có quỹ thời gian hạn chế, bạn có thể tham khảo hướng dẫn thực hiện chi tiết 20 bài tập yoga cho người bị vẹo cột sống hiệu quả, đơn giản và hoàn toàn có thể tập luyện tại nhà.

4. 5 thói quen cần duy trì trong quá trình tập vật lý trị liệu cong vẹo cột sống

Nếu việc kiểm soát cơn đau do vẹo cột sống khiến bạn gặp nhiều khó khăn thì hãy duy trì ngay 5 thói quen sau đây để cải thiện cơn đau cũng như để quá trình phục hồi chức năng vẹo cột sống đạt kết quả tốt nhất: 

  1. Duy trì thói quen luyện tập thường xuyên, bắt đầu tập một cách chậm rãi và tăng dần cường độ tập luyện để tránh chấn thương. 
  2. Thực hiện bài tập kéo giãn mỗi buổi sáng giúp duy trì tư thế và tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì sự ổn định cho hệ xương khớp cột sống, đảm bảo tính lâu bền của quá trình điều trị.
  3. Phối hợp nhiều bài tập tác động vào các nhóm cơ khác nhau, hỗ trợ cột sống bằng cách tập trung tăng cường sức mạnh cho các cơ cốt lõi. 
  4. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm canxi và vitamin D vào trong thực đơn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe xương, tăng cường tính ổn định trong quá trình phục hồi.
  5. Ngủ trên nệm cứng để hạn chế nguy cơ cột sống bị uốn cong, giúp giữ tư thế ổn định.
  6. Giữ cơ thể đủ ấm vào mùa lạnh để hạn chế tình trạng đau tái phát.
  7. Tái khám định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để theo dõi mức độ cải thiện đường cong cột sống, các chuyên gia, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc điều chỉnh bài tập phù hợp theo từng tình trạng.
Nhóm các dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình phục hồi chức năng vẹo cột sống
Bổ sung dinh dưỡng với thực đơn đa dạng, chứa nhiều canxi và vitamin D

5. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về trị liệu cong vẹo cột sống

Câu 1: Cong vẹo cột sống có tự khỏi được không?

Câu trả lời là Không. Cong vẹo cột sống là một tình trạng không thể tự khỏi hay biến mất nếu không không điều trị và tập luyện đúng – đủ – đều. [15]

Câu 2: Tư thế ngồi tốt nhất cho cong vẹo cột sống? 

Nếu bạn bị vẹo cột sống thì hãy cố gắng ngồi thẳng và tựa lưng vào ghế. Tư thế này giúp phân bổ trọng lượng đều trên mông và đùi, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ tái tổn thương cột sống hiệu quả.  

Đồng thời chú ý không ngồi về phía trước ghế quá nhiều, điều đó có thể khiến xương chậu của bạn có xu hướng nghiêng về phía trước hoặc phía sau, tư thế này không tốt cho tình trạng cong vẹo cột sống của bạn.

Duy trì tư thế ngồi sao cho hông cao hơn đầu gối, lòng bàn chân tiếp xúc với sàn. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ trị liệu của mình về việc kê đặt gối hỗ trợ đúng cách. Không nên vắt chéo chân khi ngồi vì điều này có thể khiến tư thế cột sống bị tác động, gây ra các cơn đau vùng thắt lưng. [15]

Tư thế ngồi làm việc đúng để phòng cong vẹo cột sống
Người bị cong vẹo cột sống không nên ngồi vắt chéo chân và hướng về phía trước quá nhiều

Câu 3: Cong vẹo cột sống nên tránh làm gì? 

Nếu bạn bị cong vẹo cột sống thì nên tránh các hành động dưới đây để quá trình trị liệu được rút ngắn cũng như đạt hiệu quả tốt hơn: 

  • Cúi đầu quá lâu: Cơ thể có xu hướng nghiêng về phía trước và nguy cơ làm tình trạng cột sống cong vẹo nặng nề hơn. 
  • Nâng vật nặng: Nếu cột sống đã bị cong vẹo thì khi mang vác vật nặng như tập tạ, hay đeo cặp sách lệch vai có thể khiến mức độ cong cột sống càng rõ rệt hơn. 
  • Chỉ tập một bài tập nhất định: Nên phối hợp đa dạng các bài tập để vùng thắt lưng được mở rộng linh hoạt, tăng cường sức mạnh các nhóm cơ lưng. 
  • Làm việc, chơi thể thao chỉ sử dụng một bên cơ thể: Điều này vô tình gây mất cân bằng đối xứng cột sống, nhất là khi bạn đã bị cong vẹo cột sống trước đó. [15]

Câu 4: Cong vẹo cột sống có tồi tệ hơn khi lớn lên? 

Theo thời gian và tuổi tác, chứng cong vẹo cột sống sẽ có xu hướng diễn tiến tồi tệ hơn nếu không có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời. Đặc biệt ở người lớn tuổi thường gặp phải tình trạng thoái hoá cột sống, viêm cột sống,… Điều này cũng khiến cho tình trạng cong vẹo cột sống trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. 

Do đó, dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì việc phục hồi chức năng vẹo cột sống là vô cùng cần thiết. Việc điều trị sớm không chỉ giúp người bệnh khôi phục lại tư thế ban đầu cho cột sống, tăng cường sức mạnh cơ và tính linh hoạt vùng thắt lưng mà còn giúp phòng ngừa sự tiến triển “xấu” thêm ở người cao tuổi. [15]

Câu 5: Phục hồi chức năng vẹo cột sống mất bao lâu? 

Quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 6 đến 12 tháng hoặc lâu hơn tuỳ theo mức độ. Nhiều người bệnh có thể trở lại với các hoạt đồng thường ngày một cách bình thường, thậm chí tham gia chơi các môn thể thao đối kháng. Tuy nhiên, để chắc chắn có thể quay trở lại chơi với bất kỳ môn thể thao nào thì người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo sự an toàn khi tập luyện. [16]

Thời gian phục hồi chức năng cong vẹo cột sống
Phục hồi chức năng vẹo cột sống có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng

Phục hồi chức năng vẹo cột sống là một quá trình gian nan cần ý chí kiên trì và bền bỉ của người bệnh trong quá trình tập luyện trị liệu. Ngoài việc duy trì các thói quen tốt, lựa chọn tư thế ngồi phù hợp, tránh các hoạt động ảnh hưởng xấu đến quá trình trị liệu chứng cong vẹo cột sống thì người bệnh đừng quên tìm đến những trung tâm phục hồi chức năng uy tín như Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka để được thăm khám và xây dựng phác đồ trị liệu cá nhân hoá phù hợp với từng người.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 25/06/2024Ngày cập nhật: 08/01/2025

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo