Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.
Cột sống lưng là tên gọi chung để chỉ những bệnh lý liên quan tới phần cột sống ở lưng, không phải là một bệnh cụ thể. Vì vậy, khi tìm hiểu về vật lý trị liệu cột sống lưng, bệnh nhân nên lựa chọn đúng phương pháp và bài tập đúng với bệnh lý của mình, để đạt hiệu quả phục hồi mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng về vật lý trị liệu liên quan tới cột sống lưng, tổng quan về các phương pháp cùng hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đúng cách.
1. Có phải bệnh lý cột sống lưng nào cũng cần vật lý trị liệu?
Các bệnh lý thường gây đau nhức cho vùng xương cột sống từ phần dưới xương chẩm, kết thúc tại đỉnh xương cụt, bao gồm:
- Thoái hóa cột sống
- Cong vẹo cột sống
- Viêm cột sống dính khớp
Vật lý trị liệu sẽ phù hợp với các bệnh nhân gặp tình trạng: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp.
Lưu ý: Bệnh nhân gặp vấn đề liên quan tới cột sống ở lưng nên tới trung tâm vật lý trị liệu uy tín để kiểm tra chính xác loại bệnh lý và mức độ ảnh hưởng, đồng thời nhận tư vấn điều trị, phục hồi chức năng từ bác sĩ. |
Có thể bạn quan tâm: Đau thắt lưng: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách chữa trị
2. Các phương pháp vật lý trị liệu cột sống lưng
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan từ Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, dưới đây là 9 phương pháp được áp dụng rộng rãi trong vật lý trị liệu cột sống lưng.
2.1 Siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu có tên gọi đầy đủ là siêu âm xung cường độ thấp (tần số dao động: 1,1MHz; tần số xung: 1kHz) để kích thích các mô bên dưới bề mặt da. [1] Điều này giúp làm giảm cơn đau cho bệnh nhân.
Phương pháp siêu âm trị liệu thường được ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nhằm hạn chế tình trạng suy giảm chức năng và giảm đau nhức.
2.2 Sóng ngắn trị liệu (Shortwave Therapy)
Liệu pháp sóng ngắn trị liệu hay sóng radio sử dụng bức xạ điện từ có bước sóng từ 11m – 22m (tương đương tần số từ 27,12 MHz – 13,56 MHz). Tác dụng của sóng ngắn trong trị liệu cột sống lưng nói chung đó là kích thích và ức chế các sợi dẫn truyền lên dây thần kinh truyền cảm giác đau tới não bộ để giảm đau, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh thực vật và giải phóng căng cơ.
Ngoài ra, liệu pháp vật lý trị liệu cột sống lưng này còn có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề; lưu thông các mạch máu để tăng hoạt tính nội tiết và tái tạo tế bào thúc đẩy phục hồi vùng tổn thương nhanh chóng.
2.3 Tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại là phương pháp ánh sáng trị liệu sử dụng bước sóng từ 760 – 3000nm đi qua da, sau đó chuyển hóa thành nhiệt nóng để làm giảm cơn đau và lưu thông máu ở các vùng tổn thương nông (gần với bề mặt da). [2]
Khoảng cách an toàn từ đèn chiếu tia hồng ngoại tới bề mặt da là từ 45 – 60cm. Thời gian chiếu trung bình từ 20 – 30 phút mỗi lần thực hiện vật lý trị liệu cột sống lưng với tia hồng ngoại.
2.4 Điện xung
Trong vật lý trị liệu cột sống lưng, bác sĩ thường sử dụng phương pháp điện xung TENS sử dụng dòng điện xung 1 chiều (DC – direct current) với tần số thấp. Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là dòng điện đi qua da để gây ức chế các dây thần kinh sự truyền tải các tín hiệu đau đến não bộ.
Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tình trạng đau cột sống lưng được thuyên giảm. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn có các tác dụng khác như tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện khả năng linh hoạt cho xương khớp.
2.5 Laser
Liệu pháp laser ở mức độ thấp sẽ tác động cục bộ tới tác mô bị tổn thương để thúc đẩy nhanh quá trình sửa chữa và tái tạo mô mới. [3] Lợi ích của phương pháp laser có thể kể đến như: giảm đau; điều hòa thần kinh; kích thích cơ thể sản sinh collagen; hình thành mao mạch giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, từ đó cải thiện lưu thông máu và bạch huyết;…
Điểm đặc biệt của phương pháp vật lý trị liệu cột sống lưng này là chỉ tác động tới những tế bào và mô hoạt động bất thường nên không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.
2.6 Xung kích
Liệu pháp vật lý trị liệu bằng sóng xung kích sẽ sử dụng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào vị trí bị đau, những mô cơ xương bị tổn thương, thậm chí là cả những mao mạch cực nhỏ.
Tác dụng điều trị của sóng xung kích có thể kể đến như: Làm giảm đau, kháng viêm; thúc đẩy tái tạo mô, tế bào từ đó giúp làm lành vết thương; tổng hợp procollagen để sản xuất đủ collagen cho quá trình phục hồi cấu trúc mô, xương, dây chằng; cải hiện hệ tuần hoàn trong cơ thể;…
2.7 Di động mô mềm
Di động mô mềm là liệu pháp sử dụng những lực kéo dãn nhỏ bằng tay để tác động đến những khu vực mềm dưới da như: cơ, cân mạc, dây chằng, bao khớp,…
Tác dụng của phương pháp vật lý trị liệu cột sống lưng này giúp giảm đau ở các vùng bị tổn thương, giảm tụ máu, tăng cường sự linh hoạt cho cơ, khớp ở vùng cột sống lưng.
2.8 Kéo giãn cột sống
Liệu pháp vật lý trị liệu kéo giãn cột sống sẽ hoạt động theo phương thức dùng lực để kéo giãn một đoạn cột sống. Tác dụng chính của phương pháp này là để giảm đau; giảm co cứng cơ và giãn cơ; rễ thần kinh không còn bị chèn ép gây đau nhức; điều chỉnh những sai lệch ở vùng cột sống lưng; giảm áp lực nội đĩa đệm;…
Kéo giãn cột sống được chỉ định trong vật lý trị liệu cột sống lưng ở các bệnh lý thường gặp như: Thoái hóa cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ và vừa; vẹo cột sống do sai tư thế; viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp; hội chứng đau cổ, vai, gáy;…
2.9 Vận động trị liệu
Liệu pháp này tập trung vào tập luyện những các bài tập vật lý trị liệu cho lưng để nâng cao sự dẻo dai của các nhóm gân cơ, cải thiện chức năng khớp ở vùng cột sống lưng, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng để sửa chữa các tế bào thương tổn và tái tạo tế bào mới,…
Bệnh nhân gặp vấn đề về cột sống lưng sẽ cảm thấy bớt đau nhức, giảm tình trạng mệt mỏi, lừ đừ do ít vận động;… từ đó họ có thể tự thực hiện các hoạt động hàng ngày và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài tập nghiêng xương chậu (Pelvic Tilt)
Bài tập vật lý trị liệu cột sống lưng này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho phần cơ bụng vì sử dụng nhiều trong việc di chuyển cột sống. [4]
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn nằm trên sàn với đầu gối cong và bàn chân phẳng trên sàn.
- Bước 2: Bạn siết chặt cơ bụng dưới, kéo rốn và lưng dưới về phía ngực, không dùng cơ mông hay cơ chân và giữ trong 10 giây rồi thả lỏng, trở về vị trí ban đâu.
Bạn lặp lại các động tác trên 10 lần, ngày tập 3 hiệp.
Bài tập tư thế chim chó (Bird Dog)
Các động tác trong bài tập vật lý trị liệu cột sống lưng này tập trung vào cơ cốt lõi, hông và cơ lưng, có tác dụng giảm đau lưng dưới, giữ ổn định và sức mạnh cho các cơ cốt lõi. [4]
Hướng dẫn thực hiện
- Bước 1: Bạn bắt đầu bằng tư thế chống tay và đầu gối xuống sàn, lưng song song với mặt sàn.
- Bước 2: Bạn đưa đồng thời cánh tay phải ra phía trước và chân trái ra sau sao cho chân và tay đều duỗi thẳng. Bạn giữ tư thế này trong 5 giây, hít thở sâu rồi hạ tay, chân xuống. Bạn lặp lại các động tác trên với tay trái và chân phải. Bạn nên tập động tác này từ 10 – 15 lần cho mỗi bên.
Bài tập tư thế cây cầu (Bridge)
Bài tập tư thế cây cầu có tác dụng kéo giãn cột sống, giảm đau lưng, giúp máu lưu thông tốt hơn. [4]
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Bạn bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên thảm tập, gập đầu gối, bàn chân chạm sàn, 2 cánh tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể
- Bước 2: Bạn ấn bàn chân và cánh tay xuống sàn rồi nâng xương cụt lên cho đến khi đùi và hông song song với sàn. Bạn giữ tư thế này trong khoảng 1 phút.
- Bước 3: Bạn từ từ hạ cột sống xuống sàn rồi thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và lặp lại động tác trên 10 lần, ngày tập 2 lượt.
2.10 Kinesio
Băng dán Kinesio được thiết kế mô phỏng độ đàn hồi của da mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng, bao gồm:
- Nâng đỡ và ổn định cột sống lưng, giảm áp lực lên các đốt sống và dây thần kinh, từ đó làm giảm đau hiệu quả.
- Tăng cường phạm vi chuyển động của cột sống lưng giúp bệnh nhân dễ dàng di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Giảm co cứng cơ và tăng cường tính linh hoạt của cơ bắp xung quanh cột sống.
Băng dán Kinesio được làm từ vật liệu cotton mỏng, nhẹ và thoáng khí, không gây kích ứng da. Ngoài ra, băng dán có khả năng chống nước và mồ hôi, giúp bệnh nhân có thể thoải mái sử dụng trong nhiều ngày.
3. Hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân cột sống lưng
Lưu ý: Nội dung hướng dẫn dưới đây chỉ mang tính định hướng chung bởi vì mỗi bệnh nhân có thể gặp tình trạng bệnh lý hay vị trí thoát vị, thể thoát vị khác nhau. Vì vậy, lộ trình và phương pháp vật lý trị liệu cột sống lưng hay các bài tập đưa ra cũng khác nhau. Người bệnh gặp vấn đề ở vùng cột sống lưng nên đi thăm khám bác sĩ để được đánh giá cụ thể, chính xác cùng phương pháp điều trị hiệu quả.
3.1 Sử dụng phụ kiện trị liệu hỗ trợ
Bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan tới phần cột sống lưng như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, cong vẹo cột sống, cong vẹo cột sống,… thường được chỉ định sử dụng đai lưng hoặc áo nẹp cột sống.
Đai lưng/áo nẹp hoạt động như các bó cơ trong cơ thể có khả năng cố định và định hình cột sống theo trục thẳng. Điều này giúp giảm áp lực cho cột sống trong việc duy trì sự ổn định của khung xương ở lưng và đường cong sinh lý tự nhiên. Ngoài ra, các phụ kiện hỗ trợ này còn có thể giảm áp lực cho vùng đĩa đệm và xương khớp từ đó, thúc đẩy quá trình hồi phục cho cột sống lưng.
3.2 Chế độ tập luyện sinh hoạt
Bệnh nhân nên thường xuyên vận động bằng cách tập các bài tập kéo dãn nhằm tăng cường sức mạnh cột sống. Về lựa chọn bài tập vật lý trị liệu cột sống lưng phù hợp, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi loại bệnh lý và tình trạng tổn thương sẽ yêu cầu động tác khác nhau.
Tư thế sai có thể làm căng vai, hông và lưng dưới của bạn một cách không cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý về tư thế đúng để giúp giảm đau lưng và cải thiện hình dáng trở nên tự nhiên hơn.
- Giữ đầu thẳng hàng với cơ thể để tránh căng cổ về phía trước
- Cuộn vai của bạn xuống và ra khỏi tai của bạn
- Ngồi đặt chân xuống đất và tránh bắt chéo chân
- Đứng hai chân rộng bằng vai, trọng lượng phân bố đều trên cả hai chân
Bạn nên nằm ngủ nghiêng hoặc sử dụng một chiếc gối hỗ trợ dưới bụng hoặc đầu gối nếu nằm ngửa. Bên cạnh đó, bạn nên nằm trên các đệm cứng, không đệm lún để duy trì sự ổn định cho cột sống.
3.3 Duy trì cân nặng phù hợp với chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng: bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D và phốt pho để giúp cho xương khỏe mạnh. Đặc biệt, bệnh nhân nên cố gắng duy trì mức cân nặng phù hợp với chiều cao để tránh gây áp lực cho cột sống lưng.
Chế độ ăn uống cũng là một trong những lưu ý chung cho phục hồi chức năng cột sống, đặc biệt là trong vật lý trị cột sống lưng và trong quá trình thực hiện các bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng.
3.4 Thăm khám bác sĩ thường xuyên
Như đã đề cập ở trên, có nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống lưng. Mỗi bệnh sẽ có lộ trình điều trị và phục hồi chức năng không giống nhau. Do đó, bệnh nhân nên định kỳ tới trung tâm vật lý trị liệu để kiểm tra tiến độ phục hồi và được tư vấn chi tiết về cách luyện tập, chế độ sinh hoạt,… phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý cụ thể.
Hiện nay, những trung tâm vật lý trị uy tín sử dụng hệ thống máy tập PHCN Frei (nhập khẩu Đức) có khả năng ghi nhớ thông tin về bài tập, mức độ và cường độ tập luyện. Nhờ đó, người bệnh có thể thấy được hiệu quả phục hồi trong quá trình tập luyện, đồng thời, giúp bác sĩ đưa ra chương trình mang tính cá nhân hóa theo từng giai đoạn.
Lời khuyên từ chuyên gia Myrehab Matsuoka:
Bệnh nhân nên tới trung tâm phục hồi chức năng uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất hiện đại, sử dụng các thiết bị tân tiến như: Hệ thống đánh giá hình thái cột sống DIERS của hãng FREI để chẩn đoán chính xác bệnh lý, tình trạng bệnh cùng lộ trình phục hồi hiệu quả.
Nếu bạn muốn nhận tư vấn chi tiết về vật lý trị liệu cột sống lưng hay các phương pháp vật lý trị liệu từ chuyên gia, hãy liên hệ tới Myrehab Matsuoka để được các bác sĩ, kỹ thuật viên của chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.