“Giãn dây chằng đầu gối có đau không?” Câu trả lời là Có. Các triệu chứng của tình trạng này thường rất rõ ràng, bao gồm đau nhức, sưng tấy và cảm giác mất ổn định ở khớp gối. Việc nhận diện chính xác các biểu hiện này không chỉ giúp chẩn đoán đúng mức độ tổn thương mà còn hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
1. Đau là triệu chứng điển hình của giãn dây chằng đầu gối
Đau là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất khi dây chằng đầu gối bị tổn thương. Triệu chứng này xuất hiện ngay tại vị trí dây chằng bị tổn thương và thường trở nên rõ ràng hơn khi vận động hoặc chịu lực.
- Mức độ đau: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, cơn đau có thể dao động từ nhẹ đến dữ dội và tăng lên khi vận động.
- Thời điểm xuất hiện: Đau có thể xảy ra ngay sau chấn thương và tăng dần theo thời gian.
- Đau dữ dội khi chạm vào: Khi ấn vào vùng tổn thương, cảm giác đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các nguyên nhân gây đau sau khi bị giãn dây chằng bao gồm:
- Viêm: Khi dây chằng bị tổn thương, phản ứng viêm của cơ thể làm kích thích các mô xung quanh, gây ra cơn đau.
- Kích thích dây thần kinh: Phản ứng viêm có thể kích thích các dây thần kinh tại khu vực tổn thương, làm gia tăng mức độ đau.
- Mất ổn định khớp: Giãn dây chằng làm giảm sự ổn định của khớp gối, gây đau khi vận động.
Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước càng sớm càng tốt, bệnh nhân có thể tăng tốc quá trình tái tạo dây chằng đáng kể. Tìm hiểu ngay! |
2. Các triệu chứng khác thường gặp khi bị giãn dây chằng đầu gối
Ngoài triệu chứng đau, giãn dây chằng đầu gối còn biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác, bao gồm:
- Sưng: Vùng khớp gối thường sưng lên do phản ứng viêm hoặc tụ dịch sau chấn thương. Sưng thường xuất hiện rõ rệt trong vài giờ đầu và có thể kéo dài nếu tổn thương không được xử lý kịp thời.
- Bầm tím: Vết bầm tím xung quanh khớp gối là dấu hiệu của tổn thương các mạch máu nhỏ, thường đi kèm với tình trạng sưng.
- Khó vận động: Người bệnh có cảm giác khớp gối yếu, gặp khó khăn trong các hoạt động cơ bản như đi lại, đứng hoặc gập duỗi đầu gối.
- Cảm giác lỏng lẻo ở khớp gối: Cảm giác khớp gối không ổn định, dễ bị gập bất ngờ khi đứng hoặc đi lại, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Cách giảm đau khi bị giãn dây chằng đầu gối
1 – Bất động: Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu tổn thương dây chằng, bạn hãy ngừng hoạt động, nằm nghỉ nhằm giúp giảm áp lực lên khớp gối, tránh làm tổn thương thêm.
2 – Cố định: Sử dụng nẹp cố định khớp gối theo chỉ định của bác sĩ giúp ổn định khớp và hỗ trợ quá trình lành dây chằng. Thời gian cố định thường kéo dài vài tuần, tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Nếu không tuân thủ, khớp gối dễ gặp biến chứng, gây đau nhức kéo dài hoặc làm chậm quá trình phục hồi.
3 – Gác cao chân: Khi nghỉ ngơi, đặt chân lên gối hoặc đệm cao để giảm sưng và tăng cường lưu thông máu.
4 – Chườm lạnh: Trong 48 giờ đầu sau chấn thương, sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá bọc trong khăn mềm để chườm lên vùng bị tổn thương để giảm sưng, làm dịu cơn đau và hạn chế viêm. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại cao chườm nóng vì chúng có thể làm tình trạng căng giãn dây chằng nghiêm trọng hơn.
5 – Dùng thuốc giảm đau, chống viêm: Một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen,… sẽ giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm do giãn dây chằng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ.
6 – Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D để hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp, giúp dây chằng và sụn khớp chắc khỏe hơn.
7 – Điều trị vật lý trị liệu: Các liệu pháp vật lý trị liệu hiện đại hỗ trợ hiệu quả trong việc phục hồi cấu trúc dây chằng và cải thiện chức năng khớp gối:
- Sóng xung kích: Kích thích sản xuất collagen, phục hồi tổn thương dây chằng và giảm đau.
- Tia laser thế hệ IV: Cường độ cao và bước sóng sâu giúp giảm viêm, tái tạo mô sụn và hỗ trợ phục hồi tổn thương.
- Sóng ngắn: Sóng điện từ tần số cao làm ấm sâu các mô tổn thương, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, giảm đau, giảm viêm.
- Siêu âm: Cải thiện lưu thông máu, giảm đau và cứng khớp.
- Điện xung: Kích thích các cơ và dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và tăng cường khả năng phục hồi.
- Di động mô mềm: Các kỹ thuật massage nhẹ nhàng giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng cứng, co thắt cơ xung quanh khu vực dây chằng tổn thương.
- Tập vận động: Hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ chi dưới và cải thiện khả năng ổn định của khớp gối.
Có thể bạn quan tâm: 15+ bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo sau
4. Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp
Câu 1: Bị giãn dây chằng đầu gối bao giờ thì hết đau?
Trong khoảng 2 – 3 tuần sau chấn thương, nếu điều trị đúng cách, các dấu hiệu đau nhức sẽ giảm dần và biến mất.
Câu 2: Có thể phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối không?
Có. Để giảm nguy cơ giãn dây chằng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Làm ấm cơ thể trước khi tập luyện để tăng độ linh hoạt của cơ khớp.
- Tập luyện đúng kỹ thuật và tránh các động tác quá sức.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ khớp gối khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên khớp gối.
Câu 3: Giãn dây chằng đầu gối có thể tái phát không?
Có. Tình trạng giãn dây chằng đầu gối có thể tái phát nếu người bệnh không được điều trị đúng cách hoặc không tuân thủ phác đồ phục hồi của bác sĩ.
Giãn dây chằng đầu gối không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm các triệu chứng như đau nhức, sưng, bầm tím hay cảm giác lỏng lẻo ở khớp gối là yếu tố then chốt để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào liên quan, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phục hồi chức năng giãn dây chằng đầu gối, người bệnh hãy liên hệ với Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.