Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Phục hồi chức năng là một giai đoạn cần thiết cho tất cả bệnh nhân đang gặp vấn đề thoái hóa khớp gối. Việc tìm hiểu các phương pháp và thời gian “vàng” phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ phục hồi tối ưu, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Mục tiêu của phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoản 344 triệu người mắc bệnh viêm xương khớp với mức độ nghiêm trọng nhận được kết quả hồi phục tốt từ việc phục hồi chức năng. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mục tiêu của phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối:
- Giảm triệu chứng đau do viêm khớp và cứng khớp, giúp người bệnh có được sự thoải mái hơn trong sinh hoạt và vận động. [1]
- Sau khi phẫu thuật, các cơ, dây chằng và gân giúp ổn định khớp bị yếu, duy trì và cải thiện khả năng vận động của cơ thể sẽ hỗ trợ người bệnh có thể di chuyển và hoạt động dễ dàng hơn.[1]
- Phục hồi chức năng của xương khớp nhằm ngăn ngừa các biến chứng như phá hủy màng hoạt dịch, biến dạng lớp sụn lót khớp gối ảnh hưởng đến quá trình hồi phục [2].
2. Thời gian bắt đầu thực hiện phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Theo nghiên cứu, thời gian thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối càng sớm thì càng giảm các rủi ro cho bệnh nhân thoái hóa khớp [3]. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu sẽ khác nhau giữa 2 trường hợp điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Cụ thể như sau:
Trường hợp không phẫu thuật
Đối với các bệnh nhân bị thoái hóa khớp độ 1, độ 2 và độ 3 sẽ điều trị bảo tồn/không phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng nên được bắt đầu càng sớm càng tốt để giảm đau, hạn chế biến chứng, tăng khả năng đi lại. Đồng thời, bệnh nhân phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sẽ tránh được nguy cơ thoái hóa sụn khớp và khả năng vận động của cơ thể do ít thực hiện hoạt động thể chất [4].
Trường hợp phẫu thuật:
Khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng – cấp độ 4, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Quá trình phục hồi chức năng thường bắt đầu vào ngày thứ 2 sau khi bệnh nhân tỉnh lại [5].
Các trường hợp bệnh nhân có sụn khớp gối bị tổn thương nặng hay khi thực hiện biện pháp điều trị bảo tồn không còn đem lại hiệu quả. Các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương thức phẫu thuật và dựa trên kết quả đánh giá tình trạng của bệnh nhân để quyết định hình thức phẫu thuật cụ thể, như: toàn phần, bán phần hoặc thay thế xương bánh chè. [5]
3. 3 Phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng là một phương pháp giúp người bệnh đạt hiệu quả phục hồi cao, thúc đẩy quá trình hồi phục của khớp gối và ngăn ngừa các mô sụn bị biến dạng. Dưới đây là 3 phương pháp phục hồi thường được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối.
3.1 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp không xâm lấn được áp dụng nhằm tăng cường khả năng vận động và phục hồi của các cơ xung quanh khớp gối. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên sẽ đưa ra những phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá khớp gối phù hợp với từng người cụ thể.
Với những ai chưa biết, vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng hầu hết trong quá trình phục hồi chức năng đầu gối, kể tới như phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè.
Phương pháp | Tác dụng | Đối tượng phù hợp |
Nhiệt (chườm nóng) [6] |
|
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối mãn tính |
Điện xung [7] |
|
Bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. |
Laser [8] |
|
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật khớp gối. |
Tập di chuyển bằng nạng [9] |
|
Bệnh nhân sau phẫu thuật thay đầu gối. |
Trị liệu dưới nước/liệu trình thủy sinh [10] |
|
Bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị không phẫu thuật. |
Siêu âm trị liệu [11] |
|
Bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. |
Sóng ngắn [12] |
|
Bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. |
3.2 Vận động chủ động
Vận động là một phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích bệnh nhân thực hiện nhằm hồi phục chức năng đầu gối sau phẫu thuật, tăng khả năng vận động và tránh tình trạng thương tật thứ cấp do các bộ phận ít vận động gây co cứng, chậm chức năng của khớp và gân.
Bên cạnh đó, vận động còn giúp lưu thông khí huyết và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Khi đó, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể được sản sinh, thúc đẩy quá trình hồi phục của các mô và tế bào bị tổn thương.
Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng phổ biến cho khớp gối:
3.2.1 Bài tập căng giãn gân kheo
Bài tập căng giãn gân kheo là một phương pháp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và oxy tới các mô và cơ. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Khởi động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ trong 5 phút trước khi bắt đầu.
- Bước 2: Nằm ngửa xuống thảm.
- Bước 3: Sử dụng một chiếc khăn có độ dài phù hợp với cơ thể (khoảng 150cm), dùng tay nắm hai đầu khăn, phần giữa đặt dưới lòng bàn chân.
- Bước 4: Dùng lực hai tay để kéo khăn sao cho chân phải được nâng lên trên, tạo với mặt sàn một góc khoảng 45 độ.
- Bước 5: Duy trì tư thế kéo giãn trong 20 giây.
- Bước 6: Hạ chân phải xuống và lặp lại 2 lần như thế. Sau đó, thực hiện tương tự với chân trái.
3.2.2 Bài tập nâng chân thẳng
Bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối nâng chân thẳng có tác động hiệu quả đến khả năng xây dựng sức mạnh cơ bắp đặc biệt là vùng đùi, mông và lưng dưới. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, phần thân trên được đỡ bằng hai khuỷu tay.
- Bước 2: Cong đầu gối chân trái sao cho bàn chân chạm sàn.
- Bước 3: Giữ chân phải thẳng và ngón chân hướng lên trên.
- Bước 4: Siết chặt cơ đùi phải và nâng cao chân phải lên khỏi mặt sàn, sao cho tạo với mặt sàn một góc 45 độ.
- Bước 5: Duy trì tư thế này trong khoảng 3 giây. Sau đó từ từ hạ chân phải xuống sàn (nên siết chặt lực để hạ chân xuống nhẹ nhàng).
- Bước 6: Thực hiện 2 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại động tác nâng chân.
- Bước 7: Sau khi hoàn thành 2 hiệp với chân phải, đổi qua thực hiện tương tự với chân trái.
3.2.3 Bài tập căng bắp chân
Bài tập căng gót chân có tác dụng hỗ trợ kéo giãn và làm mềm các nhóm cơ bắp chân như cơ đùi sau, cơ bắp chân và gân kheo, hạn chế tình trạng căng cứng và đau nhức của các cơ. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Đứng thẳng, giữ chặt ghế phía trước để giữ thăng bằng.
- Bước 2: Co cong gối chân phải lên phía trước.
- Bước 3: Bước chân trái ra sau và từ từ duỗi thẳng chân ra phía sau.
- Bước 4: Nhấn gót chân trái xuống sàn sao cho bạn có thể cảm nhận được bắp chân sau bị căng ra.
- Bước 5: Giữ tư thế căng bắp chân trong 20 giây.
- Bước 6: Lặp lại động tác này 2 lần với chân trái.
- Bước 7: Đổi sang chân phải, lặp lại động tác giống các bước từ 3-6.
Lưu ý: Để giãn cơ nhiều hơn, bạn nên nghiêng người về phía trước và cong đầu gối phải sâu hơn nhưng đừng để nó vượt quá ngón chân cái.
3.2.4 Bộ bài tập cơ tứ đầu
Bài tập cơ tứ đầu đùi là một trong những bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong việc hoạt động và ổn định khớp gối. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Giữ cả hai chân trên mặt đất, thư giãn cơ đùi (ảnh trái).
- Bước 3: Gồng cơ và giữ căng cơ đùi chân trái trong 5 giây (ảnh phải).
- Bước 4: Thả lỏng và thư giãn cơ đùi chân trái.
- Bước 5: Lặp lại động tác này đối với chân trái trong khoảng 10 lần.
- Bước 6: Chuyển sang tập tương tự với chân phải.
3.2.5 Bài tập ngồi hông (Seated Hip March)
Bài tập ngồi hông là một động tác đa năng, giúp tăng cường sức mạnh và khả năng hoạt động cho hai nhóm cơ quan trọng là cơ mông và cơ đùi, tập trung cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Ngồi thẳng trên ghế, đặt hai bàn chân bằng ngang vai.
- Bước 2: Đá nhẹ chân trái ra sau một chút nhưng vẫn giữ cho ngón chân chạm sàn.
- Bước 3: Nhấc chân phải lên khỏi sàn, gập đầu gối lại gần người.
- Bước 4: giữ chân phải ở tư thế nhấc lên trong 3 giây.
- Bước 5: Từ từ hạ chân phải xuống đất, chạm nhẹ lên sàn.
- Bước 6: Lặp lại động tác nhấc chân phải lên 10 lần.
- Bước 7: Chuyển sang tập tương tự với chân trái. Thực hiện bài tập trong 2 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại động tác với mỗi chân.
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau hoặc động tác khó để thực hiện có thể dùng tay đỡ nhẹ phía sau đùi để giúp nâng chân lên.
3.2.6 Bài tập ép gối
Bài tập ép gối là một bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối đem đến nhiều cải thiện cho khả năng kiểm soát và vận động linh hoạt cho toàn bộ chân, hỗ trợ tạo lực cho khớp gối nhằm tăng sức mạnh cho cơ bên trong đùi. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai chân cong gập với đầu gối hướng lên trần nhà.
- Bước 2: Đặt một chiếc gối mềm giữa hai đầu gối.
- Bước 3: Dùng hai đùi siết chặt lại nhau, ép chiếc gối vào khoảng giữa bằng lực vừa phải.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế siết chặt trong 5 giây.
- Bước 5: Thư giãn đùi, từ từ nhả lực ép gối ra.
- Bước 6: Lặp lại động tác ép gối 10 lần. Bài tập được thực hiện khoảng 2 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại.
Nếu cảm thấy khó khăn khi thực hiện động tác này trong tư thế nằm ngửa, bệnh nhân có thể thực hiện động tác này trong tư thế ngồi.
- Bước 1: Ngồi trên ghế, hai bàn chân chạm sàn.
- Bước 2: Đặt một chiếc gối ở giữa hai đùi, ở khoảng giữa đầu gối và đùi.
- Bước 3: Dùng hai đùi siết chặt lại, ép chiếc gối vào giữa bằng lực vừa phải.
- Bước 4: giữ nguyên tư thế trong 5 giây, sau đó thả lỏng, thư giãn cơ.
- Bước 5: Lặp lại giống ở tư thế nằm ngửa.
3.2.7 Bài tập nâng gót chân
Bài tập nâng gót chân là một phương pháp đem đến nhiều hiệu quả cao cho bệnh nhân phục hồi khớp gối, có tác dụng cải thiện khả năng vận động và thăng bằng của cơ thể. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Đứng thẳng người, dùng tay giữ lưng ghế để hỗ trợ thăng bằng.
- Bước 2: Nhấc cả hai gót chân lên khỏi mặt đất, đứng bằng mũi bàn chân.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế kiễng chân lên bằng mũi bàn chân trong 3 giây.
- Bước 4: Từ từ hạ gót chân xuống sàn, chạm nhẹ xuống đất.
- Bước 5: Lặp lại động tác nâng gót chân lên 10 lần, bài tập được thực hiện trong 2 hiệp
3.2.8 Bài tập giữ thăng bằng một chân
Bài tập giữ thăng bằng bằng một chân – một trong những bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối hỗ trợ các động tác hoạt động thường ngày cho người bệnh như cúi người, bước lên – xuống cầu thang. [13]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Đứng sau một chiếc ghế có độ cao lưng phù hợp với bạn. Trường hợp bạn có thể giữ thăng bằng tốt thì có thể không sử dụng vật hỗ trợ.
- Bước 2: Nhấc một chân lên khỏi mặt sàn, chân còn lại đứng vững trên sàn, thẳng tự nhiên.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế đứng trên một chân, thân người thẳng đứng, cân bằng trong 20 giây.
- Bước 4: Hạ chân đã nhấc xuống sàn và đổi sang chân còn lại.
- Bước 5: Lặp lại động tác đứng trên một chân hai lần cho mỗi bên.
3.2.9 Bài tập trượt gót chân
Bài tập trượt gót chân giúp giãn và nâng cao khả năng co giãn của cơ đùi trước, hỗ trợ vận động cho khớp háng và khớp đầu gối. [14]
Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc thảm tập sao cho hai đầu gối hơi co lên, đảm bảo hai bàn cân đặt trên mặt sàn.
- Bước 2: Sử dụng một sợi dây chuyên dụng đeo giữa bàn chân phải.
- Bước 3: Nắm hai đầu dây nhẹ, nhẹ nhàng kéo dây về phía mông để trượt gót chân phải, cho đến khi thấy căng ở đùi và đầu gối.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế căng, giãn trong 10 giây, sau đó nhả lực kéo trở về vị trí ban đầu.
- Bước 5: Lặp lại động tác 10 lần trên cùng chân và đổi sang chân còn lại.
3.2.10 Bài tập đạp xe trên không
Bài tập đạp xe trên không có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng cơ bụng và chân, giúp người bệnh ngăn ngừa các vấn đề về khớp.
Hướng dẫn thực hiện chi tiết bài tập:
- Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tập với tư thế đặt hai tay ôm đầu và nâng lên sao cho cằm gần chạm vào ngực, co một chân về phía bụng và giữ ở vị trí cao.
- Bước 2: Thực hiện động tác đạp chân tương tự như bạn đạp xe đạp. Khi một chân co lên phía bụng thì chân còn lại duỗi thẳng về phía trước.
- Bước 3: Lặp lại động tác này cho cả hai bên chân.
Lưu ý: Ở bài tập này cơ bụng, cơ đùi và khớp gối sẽ chịu lực gồng khá lớn. Chính vì thế, bệnh nhân phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối nên căn cứ vào tình trạng của vết thương để điều chỉnh cường độ và lựa chọn cho mình chu kỳ tập luyện hợp lý.
3.3 Vận động thụ động
Tập luyện thụ động là hình thức vận động các bộ phận của cơ thể thông qua lực tác động từ bên ngoài. Với hình thức tập luyện này, người bệnh không cần thực hiện các cử động của cơ mà chuyển động được hình thành bởi sự hỗ trợ của người hướng dẫn hoặc dụng cụ, thiết bị hỗ trợ.
3.3.1 Di chuyển xương bánh chè
Di chuyển xương bánh chè là bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối hỗ trợ cải thiện độ linh hoạt và khả năng di chuyển của bộ phận này. Bằng cách tạo ra các chuyển động nhẹ trên xương, bài tập này kích thích tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cho xương bánh chè và vùng quanh gối. [15]
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Đặt tay lên bờ ngoài xương bánh chè của chân cần tập.
- Bước 2: Trượt xương bánh chè ra ngoài và giữ nguyên vị trí đó khoảng từ 3 đến 4 giây, thực hiện liên tục từ khoảng 10 lần.
- Bước 3: Dùng tay đẩy nhẹ nhàng xương bánh chè vào trong. Lặp lại động tác này từ 10 đến 15 lần.
- Bước 4: Đặt mu bàn tay đặt lên phía trên của xương bánh chè và đẩy một lực vừa đủ xuống phía dưới.
- Bước 5: Dùng mu bàn tay đặt xuống bề bên dưới xương bánh chè và đẩy nhẹ nhàng lên phía trên.
Xem thêm: [A-Z] Viêm gân bánh chè – Nguyên nhân và cách chữa trị
3.3.2 Tập thụ động khớp gối
CPM (Continuous Passive Motion) là phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sử dụng thiết bị cơ học để tạo ra chuyển động thụ động liên tục cho khu vực khớp gối. Điểm đặc biệt của CPM là bệnh nhân không cần chủ động vận động mà máy móc sẽ thực hiện toàn bộ quá trình.
Tác dụng hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật:
- Ngăn ngừa cứng khớp.
- Ngăn ngừa dịch kẽ quanh khớp: CPM giúp bơm máu và dịch phù nề ra khỏi khu vực khe khớp, ngăn ngừa sự tích tụ của chất lỏng.
- Duy trì độ dãn nở của mô mềm: hỗ trợ các mô mềm quanh khớp như gân, dây chằng, cơ không bị co rút trong quá trình phục hồi.
Bằng cách liên tục di chuyển khớp gối, CPM hỗ trợ tăng lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến vùng vết thương, thúc đẩy phục hồi chức năng vận động của khớp nhanh chóng và hiệu quả.
3.4 Thực hiện lối sống lành mạnh
Để quá trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên chú ý những thông tin sau:
Về chế độ dinh dưỡng
Các nhóm thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi khớp gối: [16]
- Vitamin: Các loại trái cây như táo, hành tây, hẹ tây, dâu tây,… chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E và các polyphenol. Những chất này có khả năng giảm viêm và đau khớp, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ khớp khỏi sự tổn thương.
- Thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa, cá,… hỗ trợ tăng cường mức độ dẻo dai của xương khớp.
- Thực phẩm giàu omega 3: Nguồn thực phẩm giàu omega – 3 từ cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi,… chứa chất chống oxy hóa và chất béo có lợi, hiệu quả trong quả trình giảm viêm và cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
Ngoài việc bổ sung các nhóm thực phẩm này, quan trọng là bệnh nhân khi tập luyện vật lý trị liệu thoái hoá khớp gối cần phải duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh, bao gồm cả uống đủ nước.
Lưu ý:
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều calo như đồ ăn nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, thức ăn nhanh nhằm kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm áp lực lên khớp gối, hạn chế nguy cơ tổn thương làm vết thương nặng hơn.
- Hạn chế nhóm các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, đây sẽ là nhóm thực phẩm kích thích sự viêm nhiễm trong cơ thể.
- Hạn chế ăn các món ăn được chế biến dưới nhiệt độ cao như chiên, rán, nướng,… Đặc biệt là thịt được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra hợp chất glycation và những hợp chất khác kích thích gây viêm cho cơ thể, bên cạnh đó còn cách loại bệnh khác như tim, tiểu đường.
Về chế độ sinh hoạt
- Thời gian ngủ nghỉ và sinh hoạt hằng ngày: Bệnh nhân phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối nên đảm bảo ngủ đủ giấc và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể thực hiện các quá trình trao đổi chất, hỗ trợ phục hồi. Hơn nữa, duy trì một lịch trình hoạt động hàng ngày bao gồm cả các hoạt động vận động nhẹ như đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập giãn cơ để hỗ trợ các cơ, khớp vận động. [17]
- Hoạt động thể thao: Khi tham gia các hoạt động thể thao, bệnh nhân nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng không gây tác động đến khớp gối. Nếu người bệnh là vận động viên hoặc người tập luyện chuyên nghiệp, nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trị liệu trước khi quay lại tập luyện, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.
Tùy vào thể trạng của cơ thể mà mỗi cá nhân sẽ cần bổ sung các nhóm dinh dưỡng hay điều chỉnh chế độ sinh hoạt khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.
Quá trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bệnh nhân, thông qua các bài tập vật lý trị liệu có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm thiểu các triệu chứng đau, viêm do vết thương mang lại.
Chính vì thế, người bệnh cần tìm kiếm cho mình những trung tâm điều trị uy tín với đội ngũ y bác sĩ lành nghề và cơ sở trang thiết bị hiện đại để đem đến những lộ trình điều trị hiệu quả nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website chính thức: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.