Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước – Ưu và nhược điểm

Tác giả: Myrehab - MatsuokaTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp tối ưu cho các bệnh nhân bị tổn thương nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ưu, nhược điểm và các lưu ý để bạn có cái nhìn rõ hơn về phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước.

1. Tái tạo dây chằng chéo trước là gì?

Tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp phẫu thuật nhằm khôi phục sự ổn định ở khớp gối cho bệnh nhân. Phương pháp thường được áp dụng đối với các trường hợp dây chằng chéo trước bị tổn thương nặng (đứt hoàn toàn), gây đau đớn dữ dội.

Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh ghép của bệnh nhân (tự thân) hoặc từ người hiến tặng (đồng loại) để thay thế dây chằng bị tổn thương. Phẫu thuật sẽ giúp khớp gối phục hồi chức năng, giảm đau đớn và cải thiện khả năng vận động.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện để khôi phục sự ổn định của khớp gối.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện để khôi phục sự ổn định của khớp gối.

2. Nguyên tắc tái tạo dây chằng chéo trước

Nguyên tắc chính của phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước là giúp bệnh nhân khôi phục sự ổn định, duy trì phạm vi chuyển động tích cực.

  • Mục tiêu phẫu thuật: Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước tập trung vào việc khôi phục sự ổn định của khớp gối, đảm bảo khớp gối không bị hạn chế trong các hoạt động thường ngày.
  • Loại mảnh ghép sử dụng: Loại mảnh ghép được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân:
    • Tự thân: Mảnh ghép được lấy từ chính cơ thể người bệnh, giúp giảm nguy cơ thải ghép và tăng tính tương thích sinh học.
    • Đồng loại: Mảnh ghép được lấy từ người hiến tặng và đã qua xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người nhận. Lựa chọn này sẽ phù hợp với các bệnh nhân không đủ điều kiện sử dụng mảnh ghép tự thân.

Có thể bạn quan tâm: Thời gian phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước

Mảnh ghép tự thân (autograft) và mảnh ghép đồng loại (allograft) sẽ được cân nhắc lựa chọn khi phẫu thuật.
Mảnh ghép tự thân (autograft) và mảnh ghép đồng loại (allograft) sẽ được cân nhắc lựa chọn khi phẫu thuật.

3. Ai nên và không nên phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra quyết định phẫu thuật phù hợp. Các đối tượng được khuyến cáo thực hiện và không thực hiện phẫu thuật bao gồm:

Đối tượng nên phẫu thuật:

  • Bệnh nhân là người trẻ, vận động viên hoặc người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao.
  • Bệnh nhân tình trạng trật khớp xương chày trước rõ rệt hoặc kèm theo các tổn thương trong khớp.
  • Bệnh nhân mong muốn khôi phục hoàn toàn chức năng vận động.

Đối tượng không nên phẫu thuật:

  • Bệnh nhân là người cao tuổi, không có nhu cầu hoạt động thể lực mạnh và không muốn can thiệp phẫu thuật.
  • Bệnh nhân tổn thương nhẹ, không gây bất ổn đáng kể cho khớp gối.
  • Bệnh nhân có bệnh lý nền nghiêm trọng không phù hợp để phẫu thuật.

Đối với các trường hợp không nên phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp vật lý trị liệu để bệnh nhân có thể giảm các triệu chứng đau, sưng nề hay khó khăn khi vận động.

Phương pháp vật lý trị liệu được cân nhắc thực hiện khi bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo trước nhẹ.
Phương pháp vật lý trị liệu được cân nhắc thực hiện khi bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo trước.

4. Ưu điểm, nhược điểm của phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực riêng, vì thế, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để có sự chuẩn bị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bản thân.

4.1 Ưu điểm

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước hỗ trợ bệnh nhân:

  • Cải thiện độ ổn định khớp gối: Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước sử dụng mảnh ghép để thay thế dây chằng bị tổn thương, qua đó khôi phục sự ổn định và giúp khớp gối vững chắc hơn.
  • Giảm đau và sưng lâu dài: Phẫu thuật giúp giảm thiểu tình trạng sưng, đau kéo dài, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ quay lại các hoạt động thể thao: Đối với các vận động viên hoặc những người yêu thích thể thao, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng vận động và tham gia các hoạt động thể thao.
  • Giảm nguy cơ chấn thương trong tương lai: Sau phẫu thuật, dây chằng mới được tái tạo giúp bảo vệ khớp gối tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tái phát hoặc các chấn thương liên quan khác.
  • Ngăn ngừa các vấn đề mãn tính: Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước giúp ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp gối trong tương lai, giúp duy trì chức năng của khớp khi bệnh nhân về già.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước giúp bệnh nhân có thể tham gia các bộ môn thể thao sau điều trị.
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước giúp bệnh nhân có thể tham gia các bộ môn thể thao sau điều trị.

4.2 Nhược điểm

Mặc dù phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước mang lại nhiều lợi ích, nhưng bệnh nhân vẫn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng hậu phẫu phổ biến như sau:

  • Nhiễm khuẩn vết mổ
  • Chảy máu, xuất hiện huyết khối
  • Lỏng gối, teo cơ, tràn dịch khớp
  • Hạn chế vận động, mất khả năng duỗi khớp
  • Tổn thương phần sụn đang phát triển
  • Bầm tím mặt sau đùi và cẳng chân
  • Đau khớp, tiếng lục cục trong khớp gối

5. Lưu ý trước và sau khi tái tạo dây chằng chéo trước

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng hậu phẫu và đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình tái tạo dây chằng chéo trước, bệnh nhân cần lưu ý một số yếu tố quan trọng trước và sau khi thực hiện phẫu thuật theo hướng dẫn sau.

5.1 Trước khi tái tạo dây chằng chéo trước

Trước khi thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định như sau:

  • Phục hồi chức năng trước phẫu thuật: Bác sĩ khó có thể tiến hành tái tạo dây chằng chéo trước nếu các vết sưng tấy chưa có dấu hiệu giảm bớt. Vì thế, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để giảm đau, giảm sưng nề, tăng sức mạnh cơ và cải thiện tầm vận động trước khi phẫu thuật.
  • Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe: Bệnh nhân nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong bữa ăn. Đồng thời, cần tránh các thực phẩm và thói quen không lành mạnh như hút thuốc để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vận động nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập kéo dãn nhẹ nhàng cho các cơ chân như: gấp duỗi khớp cổ chân, gấp duỗi đầu gối,… để hạn chế tình trạng cứng khớp.
  • Yêu cầu gây mê: Bác sĩ sẽ thảo luận về phương pháp gây mê phù hợp với bệnh nhân, bao gồm gây mê toàn thân và tủy sống.
  • Kiểm tra sức khỏe lần cuối: Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân để đảm bảo điều kiện thực hiện tái tạo dây chằng chéo trước.
Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập vận động nhẹ trước khi phẫu thuật để giảm tình trạng sưng và cứng khớp.
Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập vận động nhẹ trước khi phẫu thuật để giảm tình trạng sưng và cứng khớp.

5.2 Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng xảy ra:

Nghỉ ngơi hoàn toàn

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi có các chỉ định khác từ bác sĩ.

Lưu ý: Nếu tình trạng huyết động của bệnh nhân ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng sau phẫu thuật theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Thực hiện vận động nhẹ tại chỗ

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước như: tập gồng cơ đùi và cơ cẳng bàn chân, tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do, tập gấp gối,…

Các bài tập sẽ được bác sĩ, kỹ thuật viên điều chỉnh tăng dần qua từng giai đoạn phục hồi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đảm bảo không gây áp lực lên chân phẫu thuật.

Hình thức và cường độ các bài tập sẽ được bác sĩ theo dõi và tăng tiến dần theo từng giai đoạn phục hồi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đảm bảo an toàn tối đa và tránh tạo áp lực không cần thiết lên vùng chân phẫu thuật.

Bệnh nhân nên tập di chuyển nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng khớp gối.
Bệnh nhân nên tập di chuyển nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng khớp gối.

Lưu ý: Quá trình hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức độ tổn thương của bệnh nhân. Cụ thể:

  • Hạn chế chịu trọng lực khi có tổn thương sụn chêm: Nếu phẫu thuật bao gồm sửa chữa tổn thương sụn chêm, bệnh nhân được khuyến cáo hạn chế chịu lực lên chân trong giai đoạn đầu để bảo vệ phần mô đang hồi phục.
  • Khuyến khích chịu lực sớm trong trường hợp tổn thương nhẹ: Đối với những trường hợp không có tổn thương sụn chêm, bệnh nhân có thể chịu trọng lực sớm hơn ở chân và có thể sử dụng nẹp hỗ trợ để đảm bảo an toàn.

Thông thường, bệnh nhân sẽ đeo nẹp đùi cẳng chân trong 4 tuần đầu, sau đó chuyển sang sử dụng nẹp mềm thêm 4 tuần. Đồng thời, kỹ thuật viên có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện các bài tập như: tập gồng cơ trong nẹp, nâng hạ chân, gấp duỗi chân,…

Bạn có thể xem chi tiết các bài tập phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước tại đây: Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trước khi xuất viện

Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn từ bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước không chỉ giúp khôi phục sự ổn định cho khớp gối mà còn ngăn ngừa các biến chứng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro hậu phẫu, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Tại MYREHAB MATSUOKA, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình từ tư vấn ban đầu, thực hiện phẫu thuật và lộ trình phục hồi cá nhân hóa. Cùng với đội ngũ chuyên gia tận tâm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, Myrehab sẵn sàng mang đến giải pháp chữa trị và chăm sóc toàn diện, an toàn, giúp bệnh nhân nhanh chóng quay lại cuộc sống thường nhật.

Liên hệ với MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản để thăm khám và điều trị bệnh bàn chân bẹt hiệu quả qua các kênh sau:

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 05/01/2025Ngày cập nhật: 13/01/2025

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.