Tập vật lý trị liệu có đau không? Tìm hiểu 3 mức độ đau có thể gặp

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Khi tập vật lý trị liệu, bạn thường không bị đau hoặc chỉ bị nhức mỏi cơ bắp nhẹ trong khoảng 24 – 48 giờ do chưa quen với cường độ tập luyện. Theo các chuyên gia y tế, đây là những “cơn đau tốt”, giúp kích thích cơ bắp phục hồi hiệu quả. Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề tập vật lý trị liệu có đau không bạn nhé!

Tập vật lý trị liệu là không gây đau đớn cho người bệnh.
Tập vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn, không gây đau đớn cho người bệnh.

1. 3 mức độ đau có thể gặp khi tập vật lý trị liệu

Giải đáp cho câu hỏi “Tập vật lý trị liệu có đau không”, theo James C. Watson, MD, Mayo Clinic College of Medicine and Science, trong điều trị vật lý trị liệu, các chuyên gia, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đau của bệnh nhân bằng 3 phương pháp, gồm: Đánh giá bằng hình ảnh, bằng biểu tượng cảm xúc và bằng cách trò chuyện.

Theo đó, có 3 mức độ đau mà các bệnh nhân thường gặp khi tập vật lý trị liệu là:

  • Mức độ 1: Không đau hoặc đau rất ít, không đáng kể.
  • Mức độ 2: Nhức mỏi cơ bắp ở mức độ vừa phải.
  • Mức độ 3: Đau nhức xương khớp hoặc vùng đang chấn thương.

Ngoài ra, các chuyên gia còn nhận thấy khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức chịu đựng cá nhân, tình trạng sức khỏe, yếu tố tâm lý,… Dưới đây là chi tiết từng trường hợp và mức độ đau có thể gặp khi tập vật lý trị liệu.

Biểu thị 3 mức độ đau mà các bệnh nhân thường gặp khi điều trị vật lý trị liệu đã giải đáp được phần nào thắc mắc tập vật lý trị liệu có đau không
Với thắc mắc tập vật lý trị liệu có đau không, sẽ có 3 mức độ đau mà các bệnh nhân thường gặp khi điều trị vật lý trị liệu

1.1. Mức độ 1: Không đau

Phác đồ điều trị vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ thiết kế riêng dựa theo tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đau của mỗi người. Vì thế, quá trình tập luyện thường không gây đau hoặc bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến vùng chấn thương nếu bạn tập với tần suất phù hợp và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, mối quan tâm rằng tập vật lý trị liệu có đau không sẽ không còn là vấn đề lo lắng quá lớn.

Đa số các bài tập vật lý trị liệu thường không gây ra cảm giác đau hoặc chỉ đau rất nhẹ, cụ thể:

  • Các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng: Giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ, giảm căng cứng cơ, từ đó giảm đau.
  • Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ: Giúp tăng cường sức mạnh của cơ, từ đó giúp cơ thể chịu được trọng lực tốt hơn, giảm áp lực lên các khớp, từ đó giảm đau.
  • Các bài tập trị liệu bằng nhiệt (chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước nóng,…): Giúp giảm viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu.
  • Các bài tập trị liệu bằng điện (kích thích điện, sóng ngắn,…): Giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu, kích thích cơ bắp co bóp. Tham khảo phương phào này trong bài viết: Điện xung trong vật lý trị liệu

Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ lựa chọn các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp, với những động tác nhẹ nhàng, chậm rãi và điều chỉnh bài tập trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo bạn luôn cảm thấy thoải mái, tránh cảm giác đau.

Đa số bài tập vật lý trị liệu không gây đau nếu bệnh nhân tập luyện đúng phương pháp và đúng cách. 
Đa số bài tập vật lý trị liệu không gây đau nếu bệnh nhân tập luyện đúng phương pháp và đúng cách.

Cảm nhận từ khách hàng: Bệnh nhân Đ.T.N.L, Nữ 39 tuổi, điều trị đau vùng cổ gáy tại Trung tâm Phục hồi chức năng MYRREHAB – MATSUOKA từ 4/7/2023 đến 18/8/2023 cho biết: Trước khi thực hiện vật lý trị liệu, tôi thường xuyên đau cứng cơ vùng cổ, bị đau mỗi khi xoay đầu hay chuyển động cổ, rất bất tiện trong cuộc sống. Chỉ sau hơn một tháng tập vật lý trị liệu, tôi không còn thấy đau nữa, phần cổ có thể xoay chuyển bình thường trở lại rất thoải mái”.

1.2. Mức độ 2: Nhức mỏi cơ bắp ở mức độ vừa phải

Theo Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ, trong thời gian đầu tập vật lý trị liệu, bạn có thể cảm thấy các vùng cơ bắp như cơ đùi, bắp tay giữa, vai, cơ mông,… bị căng cứng và nhức mỏi khi hoạt động, cơ thể có thể mỏi mệt, mất sức. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về việc tập vật lý trị liệu có đau không vì điều này thường được gọi là “cơn đau dễ chịu” và là một phần của quá trình chữa trị, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Các cơn đau thông thường chỉ ở mức 1-3/10 trên thang đo NRS-11 (Numeric Rating Scale) và thường giảm sau 24 – 48 giờ. Cảm giác này thường không phải là đau đớn, mà chỉ là dấu hiệu rằng cơ bắp đang hoạt động và phản hồi tích cực vào quá trình tập luyện. Sau khi được các kỹ thuật viên điều hòa nhóm cơ, cảm giác nhức mỏi sẽ qua đi, người bệnh sẽ cảm thấy vùng cơ bắp hoàn toàn được thư giãn và dễ chịu.

Các bài tập ép cơ, căng cơ có thể khiến bệnh nhân bị nhức mỏi cơ bắp sau khi tập vật lý trị liệu và cảm giác này sẽ qua đi.
Các bài tập ép cơ, căng cơ có thể khiến bệnh nhân bị nhức mỏi cơ bắp sau khi tập vật lý trị liệu.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu tình trạng mỏi cơ sau khi tập vật lý trị liệu:

  • Massage nhẹ nhàng khu vực đau để cơ bắp được thư giãn, giảm cảm giác đau nhức và có lợi cho quá trình phục hồi.
  • Dùng túi đá/khăn ngâm vào nước lạnh/nước ấm chườm lên các vị trí đau nhức khoảng từ 10 – 15 phút để thư giãn cơ bắp, không nên chườm quá lâu sẽ không tốt cho quá trình phục hồi, đồng thời gia tăng nguy cơ chấn thương cho cơ bắp.

Lưu ý: Nếu cơn đau kéo dài, bạn hãy để cho cơ bắp nghỉ ngơi khoảng 2 ngày sau khi tập luyện để phần cơ được hồi phục tốt hơn.

Cảm nhận từ khách hàng: Bệnh nhân Đ.Đ.C, Nam 62 tuổi, điều trị Hội chứng cổ vai cánh tay/ Đau thần kinh tọa/ Rối loạn chuyển hóa lipid, điều trị từ 21/8/2023 đến 21/9/2023 tại Trung tâm Phục hồi chức năng MYREHAB-MATSUOKA cho biết: “Khi điều trị vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên có kéo giãn các nhóm cơ, tôi có thấy hơi đau, nhưng khá là thoải mái và dễ chịu.” 

Hình ảnh bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại trung tâm Phục hồi chức năng MYREHAB-MATSUOKA
Hình ảnh bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại trung tâm Phục hồi chức năng MYREHAB-MATSUOKA

1.3. Mức độ 3: Đau nhức xương khớp hoặc vùng đang chấn thương

Trường hợp này rất ít xảy ra vì bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ cho bệnh nhân thực hiện các bài kiểm tra khả năng chịu đau để chỉ định phương pháp tập luyện phù hợp với mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe.

Thông thường, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức trong tình huống sau:

  • Người bệnh tập quá ngưỡng chịu đau của mình.
  • Người bệnh tự tập thêm tại nhà khi không có bác sĩ đồng hành, tập sai kỹ thuật, tập xong không giãn cơ đúng cách.
  • Người bệnh không chia sẻ cảm giác thật sự với bác sĩ vì có tâm lý muốn tập bài tập nặng để nhanh khỏi hơn, dẫn đến việc thiết kế bài tập vật lý trị liệu từ bác sĩ có thể nặng hơn so với khả năng chịu đau của bệnh nhân.

Trong 3 tình huống trên, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, đau nhói, buốt các khớp xương ở vùng tập luyện, vùng đang chấn thương, cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, dai dẳng và kéo dài, thậm chí sẽ rất đau nếu vô tình chạm phải,…

Thông thường sau khi điều trị vật lý trị liệu cơn đau sẽ giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Nếu cơn đau vẫn còn tăng lên sau 48 giờ trị liệu, đau ngay cả khi nghỉ ngơi thì hãy liên hệ ngay với các bác sĩ trị liệu của mình để được chăm sóc và tư vấn ngay tức thì.

Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ (APTA) cho biết: Các bác sĩ sẽ giúp kiểm soát cơn đau ban đầu, xác định và giải quyết tất cả các yếu tố có thể gây ra chấn thương của bạn để ngăn ngừa các vấn đề tiếp theo. Vì thế, hãy kể chi tiết nhất có thể về mức độ đau, vùng bị đau và những hành động làm cơn đau xuất hiện để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau và điều chỉnh bài tập thích hợp, mang lại cảm giác thoải mái nhất khi tập luyện.

Những vị trí phức tạp như cổ, vai gáy, xương sống,... nếu tập không đúng động tác sẽ dễ gây ra những cơn đau nặng.
Những vị trí phức tạp như cổ, vai gáy, xương sống,… nếu tập không đúng động tác sẽ dễ gây ra những cơn đau nặng.

Cảm nhận từ khách hàng: Bệnh nhân Đ.Đ.C, Nam 62 tuổi, điều trị Hội chứng cổ vai cánh tay/ Đau thần kinh tọa/ Rối loạn chuyển hóa lipid tại Trung tâm Phục hồi chức năng MYREHAB-MATSUOKA từ ngày 21/8/2923 đến 21/9/2023 cho biết: “Lúc mới bắt đầu tập thì cảm thấy đau nhưng sau đó được các kỹ thuật viên hướng dẫn, chăm sóc nên cơn đau dịu đi, dần thì cảm thấy quen. Sau một thời gian điều trị, tôi cảm thấy bệnh của mình giảm rất nhiều, hết đau và vận động dễ dàng hơn xưa”.

Có thể bạn quan tâm: Châm cứu có phải là vật lý trị liệu không?

2. 3 lưu ý cần biết trước khi tập vật lý trị liệu 

Để quá trình tập vật lý trị liệu đạt hiệu quả cao và không bị đau, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

2.1. Chỉ tập vật lý trị liệu khi được chỉ định

Tập vật lý trị liệu có đau không, câu trả lời là có nếu bạn tập vật lý trị liệu sai, điều này sẽ mang đến nguy cơ chấn thương và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý sẵn có. Những đối tượng nên tập vật lý trị liệu bao gồm:

  • Người mắc vấn đề về xương khớp: thoát vị đĩa đệm cổ, lưng, ngực, phình đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, vẹo cột sống, viêm khớp,…
  • Người bị tổn thương dây thần kinh, gân, cơ, dây chằng: viêm điểm bám gân, viêm gân, gout, viêm đa rễ thần kinh, liệt thần kinh ngoại biên,…
  • Người bị chấn thương do chơi thể thao: giãn dây chằng gối, trật khớp, căng cứng cơ bắp,…
  • Người cần phục hồi sau phẫu thuật và tai biến: bệnh nhân thay khớp háng, khớp gối, nối dây chằng,… có các biểu hiện căng cơ, teo cơ, mất khả năng vận động tạm thời,…
  • Người cần phục hồi chức năng sau điều trị ung thư: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt,…
Bệnh nhân thực hiện bài tập bước thang tại Myrehab
Bệnh nhân thực hiện bài tập bước thang để cải thiện khả năng đi lại sau phẫu thuật khớp gối.

2.2. Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với khả năng chịu đau

Thông thường khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm một số bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ chịu đau. Lúc này, bạn cần hợp tác, trả lời trung thực những câu hỏi của bác sĩ, cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về cảm giác đau của mình. Việc này giúp các bác sĩ dễ dàng lựa chọn và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của bạn, mang lại cảm giác thoải mái nhất khi trị liệu, tránh cảm giác lo lắng tập vật lý trị liệu có đau không trong ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Bệnh nhân thực hiện phương pháp vật lý trị liệu tại Myrehab
Bệnh nhân cần lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với khả năng chịu đau để hạn chế nguy cơ chấn thương khi tập luyện.

2.3. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thiết kế riêng

Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ dựa vào khả năng chịu đau, tình trạng sức khỏe, vấn đề bệnh lý nền,… của bệnh nhân để đề xuất những điều cần tránh trong quá trình tập luyện. Vì vậy, thay vì quá lo lắng đến vấn đề tập vật lý trị liệu có đau không, bệnh nhân cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để quá trình tập luyện hiệu quả, tránh tình trạng đau nhức, khó chịu.

Các kỹ thuật viên hỗ trợ tập bệnh nhân tập luyện sát sao
Các kỹ thuật viên hỗ trợ tập luyện sát sao nhằm đảm bảo bệnh nhân tập đúng phương pháp, động tác, biên độ và tuân thủ phác đồ điều trị.

Tập vật lý trị liệu không đau nếu như bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tập luyện dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật viên. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định khả năng chịu đau của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nếu trong quá trình luyện tập, người bệnh cảm thấy bị đau quá mức chịu đựng thì hãy chia sẻ với bác sĩ những cảm giác mình đang gặp phải để được điều chỉnh bài tập và cường độ phù hợp.

Ngoài băn khoăn về việc “tập vật lý trị liệu có đau không”, nếu còn câu hỏi khác liên quan đến hiệu quả của phương pháp tập vật lý trị liệu, người bệnh hãy liên hệ với MYREHAB để được tư vấn miễn phí.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 30/01/2024Ngày cập nhật: 20/03/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.