Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp khuỷu tay sau bó bột tại nhà 

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Việc tập vật lý trị liệu sau khi chấn thương hoặc phẫu thuật cổ tay là một nhiệm vụ quan trọng nhằm khôi phục chức năng cho khuỷu tay bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay để tránh bị cứng khớp khuỷu cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện và các lưu ý quan trọng trong quá trình hồi phục khuỷu tay, giúp bệnh nhân có thể sớm hồi phục. 

1. 2 bài tập giúp giảm đau cho khuỷu tay

1.1. Massage khuỷu tay

Bài tập dành cho bệnh nhân ở mọi giai đoạn, giúp bệnh nhân thư giãn và giảm đau khuỷu tay hiệu quả. 

  • Dùng bàn tay lành nắm cẳng tay bên yếu.
  • Nhẹ nhàng xoay từ trong ra ngoài.
  • Thực hiện khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. [1]
Bài tập massage cho cứng khớp khuỷu tay
Bài tập massage cho cứng khớp khuỷu tay

1.2. Bài tập kéo giãn khuỷu tay

Giúp bệnh nhân giảm đau và kích thích khả năng vận động của bệnh nhân. 

  • Người hỗ trợ nắm cổ tay bệnh nhân, tay còn lại đỡ bắp tay (phần gần trên khuỷu tay).
  • Nhẹ nhàng ấn cẳng tay xuống theo góc 10 độ so với bắp tay.
  • Giữ trong khoảng 30 giây, lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày. [2]
Bài tập kéo giãn khuỷu tay
Bài tập kéo giãn khuỷu tay

Tìm hiểu thêm phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tayphục hồi chức năng trật khớp khuỷu giúp bệnh nhân giảm đau, viêm trong thời gian điều trị và sớm lấy lại được khả năng vận động khớp khuỷu.

2. 9 bài tập cho cứng khớp khuỷu tay

2.1. Bài tập gập khuỷu tay

  • Đặt cẳng tay lên một mặt phẳng (mặt bàn).
  • Nhẹ nhàng kéo khuỷu tay về vai. 
  • Giữ trong khoảng 1 phút.
  • Hạ tay về vị trí cũ, sau đó lặp lại bước 1.
  • Lặp lại 10 lần/set. tập 3 – 4 lần/ngày. [3]
Bài tập gập khuỷu tay giúp phục hồi sức mạnh
Hướng dẫn bài tập gập khuỷu tay giúp phục hồi sức mạnh

2.2. Bài tập duỗi khuỷu tay

  • Đặt bàn tay hoặc bắp tay ở trên khăn.
  • Duỗi thẳng cánh tay ta hoặc dùng hết sức duỗi tay về phía trước.
  • Giữ trong khoảng 3 giây rồi kéo tay về vị trí cũ.
  • Lặp lại 10 lần/set. tập 3 – 4 lần/ngày.[3]
Hướng dẫn bài tập duỗi khuỷu tay với khăn
Hướng dẫn bài tập duỗi khuỷu tay với khăn

2.3. Bài tập sấp ngửa cẳng tay có hỗ trợ

  • Đặt lòng bàn tay ngửa lên trên.
  • Xoay cổ tay úp xuống, giữ trong khoảng 3 giây.
  • Lật ngửa cổ tay trở về tư thế ban đầu.
  • Từ 4 – 5 lần mỗi ngày. [5]
Bài tập sấp ngửa phục hồi chức năng khuỷu tay
Bài tập sấp ngửa phục hồi chức năng khuỷu tay

2.4. Bài tập sấp ngửa cẳng tay chủ động

Trong giai đoạn đầu có thể không cần dùng dụng cụ, nếu bệnh nhân đã khỏe có thể cầm 1 cây gậy hoặc quả tạ nhỏ. Cách thực hiện:

  • Đặt tay úp xuống.
  • Xoay cẳng tay ngửa lên trên.
  • Giữ trong khoảng 10 giây.
  • Xoay tay về vị trí cũ, sau đó lặp lại bước 1. 

Tần suất tập: Từ 4 – 5 lần mỗi ngày. [4]

Bài tập sấp ngửa cẳng tay
Bài tập sấp ngửa cẳng tay

Có thể bạn quan tâm: 7 thông tin quan trọng cần biết về phục hồi chức năng bàn tay

2.5. Bài tập gập duỗi khuỷu tay với dây kháng lực

  • Nằm hoặc đứng, cố định dây kháng lực vào một điểm tựa.
  • Nắm dây kháng lực, khuỷu tay cong.
  • Dùng khuỷu tay kéo cổ tay về sát thân.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 4 giây. 
  • Từ từ trả dây về vị trí cũ.
  • Lặp lại 5 – 7 lần/set.
Bài tập gập duỗi khuỷu tay với dây kháng lực
Bài tập gập duỗi khuỷu tay với dây kháng lực

2.6. Bài tập chống đẩy tường

  • Đứng cách tường khoảng 2 gang tay.
  • Đặt 2 tay trong tư thế đẩy tường, vào vị trí.
  • Ấn người về phía tường, cho tới khi đầu sắp chạm vào tường.
  • Giữ tư thế trong khoảng 3 giây.
  • Đẩy người về vị trí cũ.
  • Từ 4 – 5 lần mỗi ngày.
Bài tập chống đẩy tường phục hồi chức năng khớp khuỷu tay
Bài tập chống đẩy tường phục hồi chức năng khớp khuỷu tay

2.7. Bài tập bóp bóng xốp

  • Tay nắm quả bóng xốp.
  • Dùng sức từ cẳng tay để bóp bóng xốp.
  • Giữ trong khoảng 10 giây.
  • Thả lỏng tay về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện từ 4 – 5 lần mỗi ngày.
Hướng dẫn bài tập bóp bóng xốp
Hướng dẫn bài tập bóp bóng xốp

2.8. Bài tập vắt khăn 

  • Cầm vào khăn và duỗi thẳng tay, sao cho 2 tay bằng vai.
  • Dùng sức xoay 1 bên tay, tay còn lại giữ nguyên sao cho giống động tác vắt khăn thường ngày.
  • Giữ trong khoảng 10 giây.
  • Xoay tay về vị trí cũ, sau đó lặp lại bước 1.
  • Từ 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần lặp lại 10 hiệp các bước tập
Bài tập vắt khăn
Bài tập vắt khăn

2.9. Bài tập kéo giãn cơ tam đầu

  • Đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân người.
  • Nâng cánh tay bị đau lên cao và vòng ra sau đầu, dùng cánh tay đối diện đẩy khuỷu tay xuống hết mức.
  • Giữ tư thế khoảng 5 – 10 giây rồi quay lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại 10 – 15 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày. [14]
Bài tập kéo giãn cơ tam đầu
Bài tập kéo giãn cơ tam đầu

3. Một số phương pháp khác hỗ trợ trị liệu cứng khớp khuỷu tay

Ngoài những bài tập cho cứng khớp khuỷu tay, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng sống:

3.1. Kết hợp cùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm

Trong trường hợp cơn đau do co cứng khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để cải thiện tình trạng sưng đau khớp.

Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng ngắn hạn và không nên lạm dụng. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến gan, dạ dày và thận. Hơn nữa, lạm dụng thuốc giảm đau có thể làm tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn do một số thành phần trong thuốc có thể bào mòn sụn khớp nhanh hơn và làm khớp đau cứng hơn

3.2. Kết hợp các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp huyệt,…

Đây là những cách rất tốt giúp cải thiện quá trình lưu thông máu giúp bệnh nhân giảm đau khi bị cứng khớp khuỷu tay. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự phép trị liệu mà cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên vì nếu tập không đúng sẽ có thể khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Kết hợp với châm cứu trong quá trình tập luyện vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau bó bột
Kết hợp với châm cứu trong quá trình tập luyện vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau bó bột

4. 4 lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu cho cứng khớp khuỷu tay sau bó bột

Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka, trong quá trình tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo việc tập luyện diễn ra hiệu quả và an toàn. 

1 – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện: Bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi chức năng sau chấn thương khuỷu tay thường gặp phải nhiều khó khăn và có nguy cơ tái phát tổn thương rất cao. Vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị cho mình trước khi tập luyện vật lý trị liệu để được tư vấn về lộ trình phù hợp và các lưu ý quan trọng. 

Lưu ý khi Tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay
Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ trước khi tập luyện vật lý trị liệu cho khuỷu tay nhằm giúp quá trình tập luyện diễn ra hiệu quả nhất

2 – Kiên trì tập luyện đều đặn hàng ngày: Việc tập luyện các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay đều đặn hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân mau chóng lấy lại khả năng vận động và phục hồi tốt hơn. Nếu không tập luyện đều đặn, bạn có thể gặp phải những biến chứng mãn tính như:

  • Đau mãn tính
  • Suy giảm tầm vận động
  • Cơ bắp yếu
  • Tàn tật

3 – Không được mang vác vật nặng hay cử động quá nhiều: Bệnh nhân cần tránh các hoạt động có thể làm khuỷu tay trầm trọng hơn như bê, vác đồ nặng, chơi các môn thể thao sử dụng khuỷu tay,… Bệnh nhân chỉ nên tập luyện các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng giúp từ từ khôi phục chức năng vận động. [7]

Lưu ý khi tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay
Trong khoảng thời gian chưa hoàn toàn bình phục, bạn nên tránh các hoạt động mạnh tác động trực tiếp lên khuỷu tay như bê, vác nặng hay chơi các môn thể thao yêu cầu cao

4 – Bệnh nhân cần theo đuổi chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bệnh nhân gặp phải các tổn thương về cổ tay cần bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh và tránh sử dụng các thực phẩm có hại và chứa chất kích thích. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân nên có đủ các chất như đạm, chất béo, bột đường, vitamin, khoáng chất. Có thể bổ sung canxi và một số thực phẩm như cà chua, ngũ cốc, các loại nấm,… 

Một số loại thực phẩm nên kiêng và nên bổ sung dành cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay:

Nên bổ sung đủ các chất protein, canxi, magie,…: [8] [9]

  • Rau, củ, quả, ăn nhiều chất xơ
  • Các loại thực phẩm giàu Omega-3 (các loại cá)
  • Các loại đậu

Cần kiêng: [10]

  • Các loại chất kích thích
  • Đồ uống có cồn
  • Đồ chiên, rán, chế biến sẵn
  • Thịt đỏ (thịt bò)
Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân chấn thương khuỷu tay nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega3 nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi hiệu quả hơn

5. Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay

Câu 1: Có nên tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay tại nhà không? 

Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, bệnh nhân hoàn toàn có thể tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay tại nhà nếu được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. 

Việc tự ý tập vật lý trị liệu tại nhà có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như chấn thương do tập sai cách, hay thời gian phục hồi bị kéo dài do tập không đủ tần suất. Tuy vậy, bệnh nhận được khuyến cáo nên đến các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các phòng tập để được các kỹ thuật viên hỗ trợ tốt nhất. 

Tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay tại nhà
Bệnh nhân có thể tập luyện tại nhà khi đã ổn định và được bác sĩ cho phép, tuy nhiên, bệnh nhân được khuyến cáo nên tập luyện tại các cơ sở y tế

Câu 2: Tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục hoàn toàn sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mức độ chấn thương, tập luyện và khả năng phục hồi của bệnh nhân. Sau đây là khoảng thời gian phục hồi trung bình đối với từng tình trạng bệnh khuỷu tay: [11] [12]

  • Do gãy xương: 4 – 8 tuần.
  • Do viêm khớp: Cần tập đều để cải thiện.
  • Sau phẫu thuật: 12 – 16 tuần.
  • Trật khớp khuỷu: 2 – 4 tuần với trường hợp nhẹ, 4 – 8 tuần với trường hợp nặng hơn.
  • Hội chứng ống cổ tay: cần phẫu thuật nên 10 – 12 tuần 

Câu 3: Làm thế nào để phòng tránh chấn thương khớp khuỷu tay?

Việc khuỷu tay trở nên yếu hơn so với trước kia là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng này và ngăn ngừa chấn thương tái phát, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau:

  • Tập luyện chăm chỉ, ngay cả khi đã khỏi bệnh.
  • Không thực hiện các công việc mang, vác nặng, tạo áp lực lên khuỷu tay quá nhiều.
  • Sinh hoạt điều độ.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm. [13]
Tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay bao lâu?
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, bệnh nhân cần chăm chỉ tập luyện đều đặn, thường xuyên ngay cả khi không bi chấn thương giúp làm khỏe các cơ, khớp vùng khuỷu tay

Câu 4: Tần suất tập vật lý trị liệu cho khớp khuỷu tay như thế nào là hợp lý?

Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, bệnh nhân nên tập các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay từ 2 – 3 lần/ngày tùy vào khả năng của mình. Bệnh nhân nên cố gắng tập luyện hết sức mình, tuy nhiên chỉ nên giới hạn tập luyện trong vòng 30 – 60 phút/ngày. Nếu tập luyện nhiều hơn, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải trường hợp căng cơ, dễ dẫn đến chấn thương và khiến việc tập luyện phản tác dụng.

Tần suất Tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay t
Bệnh nhân nên tập luyện mỗi ngày trong khoảng từ 1 – 2 tiếng để việc tập vật lý trị liệu phát huy hiệu quả tối đa

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng với hầu hết các tình trạng bệnh về khuỷu tay. Bệnh nhân cần lưu ý tập luyện vừa sức, duy trì thành thói quen để luôn giữ vững được sức khỏe và tránh tình trạng tái phát chấn thương. 

Để được tư vấn chi tiết thêm về các bài tập vật lý trị liệu cho khuỷu tay phù hợp với bệnh trạng của mình, bệnh nhân có thể đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản: Myrehab Matsuoka để được nhận tư vấn từ các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Đến với Myrehab – Matsuoka, bạn sẽ được:

  • Tư vấn 1 – 1 về liệu trình và chương trình tập luyện vật lý trị liệu cho cẳng tay.
  • Được các bác sĩ thăm khám, đánh giá cẩn thận, chu đáo.
  • Được tập luyện và hướng dẫn với các kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào tạo theo tiêu chuẩn Quốc tế.
  • Được sử dụng các cơ sở vật chất 5 sao và hiện đại nhất hiện nay.
Ngày đăng: 17/04/2024Ngày cập nhật: 10/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo