Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ cần thực hiện phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng do nằm bất động lâu, giảm đau ở khu vực điều trị xâm lấn. Bài viết cung cấp thông tin về phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ giúp bệnh nhân và người thân có góc nhìn tổng quan về quá trình hồi phục.
1. Thời điểm bắt đầu phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ
Bệnh nhân sẽ được chỉ định tập các bài tập phục hồi chức năng cột sống cổ sau 24 giờ sau khi phẫu thuật và có tình trạng sức khỏe ổn định. Mục đích của việc tập luyện ở giai đoạn này với những mục đích như sau:[1]
- Giảm đau, kiểm soát viêm, giảm sưng phù nề ở vùng phẫu thuật và các vùng lân cận.
- Tạo cơ hội phục hồi sau mổ, hỗ trợ cho việc chăm sóc phổi, đường niệu, đại tiện giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân, sớm tái hòa nhập với cộng đồng.
- Phòng tránh huyết khối, loét tỳ đè, cứng khớp do nằm lâu một chỗ.
- Cải thiện chức năng vận động các khớp lân cận do cơ xương khớp không được thường xuyên hoạt động trước và trong quá trình phẫu thuật
Tìm hiểu thêm về vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tiết kiệm thời gian và chi phí… cùng hàng loạt chức năng khác.
2. Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ theo giai đoạn
Trong 3 giai đoạn phục hồi sau mổ cột sống cổ, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập và cường độ tập phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.
Giai đoạn |
Mục tiêu |
Bài tập |
Những ngày đầu tại bệnh viện |
Tăng cường vận động cho cơ và xương khớp trong thời gian nằm trên giường bệnh. |
|
Từ khi xuất viện đến tuần thứ 6 |
|
|
Từ tuần thứ 6 trở đi | Gia tăng sức mạnh cơ, lấy hết tầm vận động, gia tăng sức bền cơ thể. |
|
2.1 Trong những ngày đầu đang nằm viện sau phẫu thuật
Theo Ths. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương, bệnh nhân không nên vặn người, ưỡn cổ, cúi cằm xuống sát phần ngực trong những ngày đầu sau phẫu thuật để tránh gây tổn thương ở vết mổ.
Những bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ nên thực hiện trong giai đoạn này thường thiên về bài tập vận động thân mình – chi dưới, để giúp bệnh nhân tăng cường vận động cho cơ và xương khớp khi nằm bất động trên giường sau mổ.[2]
2.1.1 Tập thở
- Bắt đầu hít vào thật sâu bằng đường mũi và giữ trong vài giây.
- Thở ra từ từ bằng đường miệng
Sau khi tập hít vào thở ra từ từ thì chuyển sang bài tập thở nâng cao như sau:
- Hít vào lần 1 thật sâu và giữ trong vài giây
- Hít vào lần thứ 2 và giữ trong vài giây
- Hít vào lần thứ 3 rồi thở ra từ từ bằng đường miệng.[3]
2.1.2 Bài tập mở dạng khớp hông
- Bệnh nhân nằm trên mặt phẳng
- Giữ thẳng đầu gối chân trái, dạng chân phải sang bên phải rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
2.1.3 Bài tập gồng cơ tứ đầu đùi
- Bệnh nhân nằm trên mặt phẳng
- Từ từ gồng các cơ ở hai bên mông
2.1.4 Bài tập nâng chân
- Nằm sấp và duỗi thẳng chân trên giường
- Từ từ đưa chân phải lên cao cho đến khi không giơ được thì hạ xuống
- Trở về tư thế ban đầu, sau đó đổi sang chân trái
2.2 Từ sau khi ra viện tới tuần thứ 6
Sau khi xuất viện, bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ vẫn cần tiếp tục thực hiện các bài tập vận động để tăng hiệu quả hồi phục. Ngoài các bài tập ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định tập luyện một số hoạt động khác. Dưới đây là 3 bài tập phổ biến dành cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ sau khi ra viện. [2]
2.2.1 Bài tập tư thế ngồi
Bệnh nhân cần đảm bảo thẳng lưng, vai, hông thẳng hàng và không nên buông thõng vai để tránh tạo áp lực cho lưng.
Lưu ý: Bệnh nhân nên ngồi ghế cứng, tránh ngồi ghế mềm để giúp duy trì tư thế lưng thẳng tốt hơn.
2.2.2 Bài tập tư thế nằm
Bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống cổ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng; tránh ngủ trong tư thế ôm đầu vì trọng lượng của tay sẽ dồn lên phần đầu, gây căng vai và cổ.
- Nằm ngửa: Tư thế nằm ngửa tốt nhất là co đầu gối và kê gối hoặc chăn ở phía dưới khoeo chân (phần bên dưới đầu gối).
- Nằm nghiêng: Bệnh nhân có thể nằm nghiêng và kẹp gối vào giữa 2 chân.
2.2.3 Tập đi bộ
Bệnh nhân có thể tập đi bộ từ từ trên mặt sàn phẳng với nạng hoặc khung hỗ trợ tập đi. Sau khi đã quen với việc đi lại trong phòng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ lên và xuống cầu thang. Bệnh nhân nên đi bộ ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 30 phút.
2.3 Từ tuần thứ 6 sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật 6 tuần, các bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập để có thể tự thực hiện tại nhà.
2.3.1 Bài tập cúi cổ có kháng lực
Để thực hiện bài tập này, bệnh nhân có thể lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi, cách thực hiện như sau:
- Đặt một hoặc cả hai bàn tay lên trán
- Từ từ cúi đầu về phía trước, tay giữ trán và tạo ra lực kháng giúp đầu không di chuyển
- Giữ nguyên tư thế đó từ 7 – 10 giây
- Sau đó đưa đầu về vị trí bình thường, thả lỏng thư giãn và tiếp tục lặp lại động tác này 3 lần
2.3.2 Bài tập ngửa cổ có kháng lực
Bệnh nhân có thể đứng hoặc ngồi để thực hiện bài tập này, cách làm như sau:
- Đặt một hoặc cả hai bàn tay ra sau đầu của bệnh nhân. Lưu ý đặt tay ở phía sau đầu, không đặt ở phần cổ hoặc gáy.
- Từ từ đẩy đầu ngửa ra phía sau, tay giữ đầu và tạo ra lực kháng giúp đầu không di chuyển
- Giữ nguyên tư thế đó từ 7 – 10 giây
- Thả lỏng thư giãn và tiếp tục lặp lại động tác này 3 lần
2.3.3 Bài tập nghiêng cổ có đối lực
Bệnh nhân có thể lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi để thực hiện bài tập, hướng dẫn cách làm như sau:
- Đặt bàn tay phải lên phía bên phải của đầu
- Từ từ nghiêng đầu sang phía bên phải, tay phải giữ đầu và tạo ra lực kháng để đầu không di chuyển
- Giữ nguyên tư thế này từ 7 – 10 giây rồi đưa đầu về vị trí bình thường, thả lỏng và thư giãn
- Sau đó lặp lại động tác theo hướng ngược lại (dùng bàn tay trái và nghiêng đầu về bên trái)
- Lặp lại động tác này 3 lần
Không chỉ người lớn, các vấn đề liên quan đến cổ hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em, kể đến như tình trạng vẹo cổ do trẻ có tư thế bất thường một thời gian dài trong thai kỳ, chấn thương khi sinh hoặc nhiễm trùng… Tìm hiểu về vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ để có giải pháp điều trị kịp thời.
3. Lưu ý khi tập PHCN cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ
Theo Ths. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương, bệnh nhân nên kiên trì tập các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ để có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình tập, bệnh nhân cần lưu ý 3 điều sau:
- Mọi bài tập đều cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh tập sai tư thế gây tổn thương cho vết mổ và cột sống cổ.
- Bệnh nhân không nên tập với cường độ quá mạnh, mang vác nặng, thường xuyên cúi đầu xem điện thoại hoặc máy tính trong thời gian dài vì điều này có thể tạo áp lực lên cột sống cổ.
- Để việc tập luyện hiệu quả, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên chọn các loại thực phẩm giàu calo, giàu chất xơ, giàu protein và giàu vitamin như cơm, rau nấu chín, trái cây, thịt heo,…
- Trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân nên vận động và di chuyển nhẹ nhàng, giữ cho đầu ở tư thế thẳng để tránh tạo áp lực lên cột sống cổ gây đau mỏi cổ.
Có thể bạn quan tâm: Thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách chữa trị
Bệnh nhân nên bắt đầu tập phục hồi chức năng sau 24 giờ sau phẫu thuật cột sống cổ để cơ thể hồi phục hiệu quả. Mỗi giai đoạn sau phẫu thuật sẽ có những bài tập riêng nên bệnh nhân cần tập luyện theo sự chỉ định của bác sĩ và tránh tập cường độ mạnh, quá sức vì dễ gây tổn thương lên cột sống cổ.
Nếu bạn muốn nhận tư vấn chi tiết về phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ từ chuyên gia, hãy liên hệ tới Myrehab Matsuoka để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.