Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Giãn dây chằng đầu gối là chấn thương phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người thường xuyên tham gia các hoạt động mạnh, chơi thể thao. Vì thế, cần nhận biết sớm chấn thương giãn dây chằng đầu gối để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, đứt dây chằng,… gây ảnh hưởng đến cuộc sinh hoạt của người bệnh.
Tham khảo ngay 5 dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối thường gặp và cách sơ cứu ban đầu hiệu quả để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng trong bài viết này!
1. 5 dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối điển hình
Giãn dây chằng đầu gối xảy ra khi dây chằng bị căng quá mức do tác động đột ngột, khiến cho các khớp di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường. Tình trạng này không gây đau nhức mà còn kèm theo một số triệu chứng như sau.
1.1 Đau phụ thuộc vào các mức độ giãn dây chằng
Người bệnh cảm thấy đau vào vị trí chấn thương là dấu hiệu thường xuất hiện ngay sau khi dây chằng đầu gối bị giãn. Cơn đau sẽ khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, cụ thể như sau:
Mức độ | Mô tả |
Độ 1 – Nhẹ | Người bệnh có thể nghe thấy tiếng “bóc” khi chấn thương xảy ra, kèm theo cơn đau và sưng nhẹ. Hiện tượng chảy máu trong cũng không đáng kể do dây chằng vẫn còn nguyên vẹn |
Độ 2 – Trung bình | Dây chằng có thể bị rách một phần dẫy đến chảy máu mức độ trung bình kèm theo cảm giác đau đớn và sưng tấy nặng hơn. Ở mức độ này, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể cử động được tại vị trí khớp bị chấn thương. |
Độ 3 – Nặng | Người bệnh đau đớn dữ dội và vị trí chấn thương xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy rõ rệt. Điều này cho thấy dây chằng đã bị rách lớn và chảy máu từ bên trong. Vì thế, người bệnh gần như không thể cử động được chân bị chấn thương. Một số trường hợp người bệnh có cảm giác khớp bị trật hoàn toàn. |
1.2 Đầu gối sưng lên, đau nhức dữ dội
Trong giai đoạn đầu sau chấn thương giãn dây chằng đầu gối, ngoài cơn đau dữ dội, người bệnh thường nhận thấy đầu gối bị sưng to và căng tức. Điều này khiến người bệnh không thể tự di chuyển mà cần sự hỗ trợ từ người khác, chẳng hạn như được dìu, cõng hoặc sử dụng cáng, nạng để đi lại.
1.3 Khớp gối lỏng lẻo, đi lại không vững
Sau khoảng 2 – 3 tuần, triệu chứng đau và sưng thường giảm dần hoặc biến mất, nhưng người bệnh có thể bắt đầu nhận thấy khớp chân trở nên lỏng lẻo. Điều này khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn, người bệnh dễ bị té ngã và khó giữ thăng bằng khi di chuyển.
1.4 Xuất hiện vết máu bầm, khớp không cử động được
Nếu người bệnh phát hiện có vết bầm tím tại vị trí chấn thương, điều này thường chỉ ra rằng dây chằng đã bị rách lớn, dẫn đến chảy máu bên trong khớp. Đây là mức độ nghiêm trọng của chấn thương giãn dây chằng, gây ra cơn đau dữ dội và làm cho người bệnh gần như không thể cử động khớp bị tổn thương.
1.5 Thoái hóa khớp gối
Giãn dây chằng đầu gối còn thường xuất hiện ở người già do sự thoái hóa khớp gối, dẫn đến suy giảm chức năng của lớp sụn. Khi đó, dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối sẽ là cảm giác như đầu gối muốn trượt về phía trước khi đi cầu thang hoặc các bậc thềm. Nếu không điều trị sớm, chấn thương có thể làm lệch trục khớp gối nghiêm trọng hơn, gia tăng tốc độ hư hại của lớp sụn.
12 bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối AN TOÀN & HIỆU QUẢ |
2. Nguyên nhân gây nên giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối thường xảy ra do 3 nguyên nhân sau:
Chấn thương sau tai nạn, chơi thể thao
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), tỷ lệ xuất hiện chấn thương giãn dây chằng đầu gối do các tình huống tai nạn được thống kê như sau:
- Chấn thương trong thể thao (40%) như chạy bộ, vận động đầu gối quá ngưỡng,…
- Tai nạn giao thông, phổ biến nhất là tai nạn xe máy (45%)
- Tai nạn sau khi té như té cầu thang, ngã từ vị trí trên cao (15%)
Điểm chung của các tai nạn trên là đều có sự va chạm mạnh, đột ngột tới đầu gối, hoặc khi té ngã với tư thế đầu gối gập, bàn chân gập với mũi chân hướng xuống (còn gọi là tư thế gấp lòng bàn chân).
Do thoái hóa ở người cao tuổi
Đối với người trung niên, người già, thành phần Collagen trong dây chằng sẽ bị suy giảm về số lượng lẫn chất lượng. Vì thế, dây chằng thường rất dễ bị tổn thương.
Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác
Khi mắc các bệnh liên quan xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm hoặc thoái hóa khớp sẽ tăng nguy cơ giãn dây chằng đầu gối.
3. Cách sơ cứu ban đầu khi phát hiện bị giãn dây chằng sau đầu gối
Khi phát hiện thấy những dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối, người bệnh có thể thực hiện một số cách sơ cứu ban đầu để giảm đau, giảm sưng tấy như sau:
- Hạn chế cử động: Khi nhận ra các dấu hiệu bị giãn dây chằng sau đầu gối, người bệnh cần hạn chế cử động, kê cao chân khi nằm để giảm áp lực lên đầu gối.
- Chườm đá đầu gối: Thực hiện chườm đá lạnh từ 20 – 30 phút mỗi 3 – 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Người bệnh có thể chườm từ 2 – 3 ngày hoặc chườm cho đến khi hết sưng.
Lưu ý: Người bệnh không nên dùng các loại cao chườm nóng vì có thể khiến dây chằng bị căng giãn, làm cơn đau nặng hơn.
- Cố định đầu gối: Sử dụng nẹp, băng thun để ổn định cấu trúc của khớp, giảm đau và sưng.
- Thăm khám bác sĩ: Sau khi sơ cứu đơn giản tại nhà, bệnh nhân nên đến thăm khám tại bệnh viện, trung tâm uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng?
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị giãn dây chằng sau đầu gối
Khi thăm khám tại trung tâm và bệnh viện, ngoài thông tin về dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán cho người bệnh như sau:
- Chụp X – quang: Chụp X – quang là một phương pháp chẩn đoán bắt buộc để loại trừ các tổn thương cấu trúc như gãy xương, rạn nứt xương.
- Siêu âm: Siêu âm là phương pháp hình ảnh không xâm lấn giúp cung cấp thông tin về mặt lâm sàng các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến các thành phần của khớp gối.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán chấn thương dây chằng hiệu quả cao với độ nhạy 86% và độ đặc hiệu 95%, giúp phát hiện chính xác các bất thường ở sụn, bao hoạt dịch khớp và các tổn thương cơ, gân, mô mềm.
Dựa trên những chẩn đoán, bác sĩ có thể lập phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng tình trạng chấn thương của người bệnh. Một số phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả hiện nay như sau:
- Thuốc: Sử dụng trong giai đoạn đầu của chấn thương để giảm đau và sưng tấy.
- Vật lý trị liệu: Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập giúp làm cho đầu gối khỏe hơn, cải thiện chức năng và sự ổn định của khớp.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường được xem xét thực hiện trong trường hợp giãn dây chằng nghiêm trọng hoặc sau khi chẩn đoán phát hiện dây chằng đầu gối bị rách, tổn thương sụn hoặc gãy xương.
Tìm hiểu các bài tập phục hồi dây chằng chéo sau theo từng giai đoạn giúp kiểm soát cơn đau, giảm sưng; lấy lại sức vận động của khớp gối; trở lại tập luyện các môn thể thao và quay về cuộc sống bình thường.
5. Khi nào giãn dây chằng gối thì nên gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương sâu và nghiêm trọng vị trí đầu gối như vết bầm lớn, mất kiểm soát khớp chân và không thể đi lại được, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên sâu về chỉnh hình sớm để đánh giá tình trạng chấn thương một cách chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
Giãn dây chằng sau đầu gối có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi nhận thấy những dấu hiệu giãn dây chằng sau đầu gối, cần đến thăm khám tại các trung tâm chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị chuẩn xác.
Liên hệ với MYREHAB MATSUOKA để nhận được tư vấn và điều trị hiệu quả chấn thương giãn dây chằng gối qua các kênh dưới đây:
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội