Rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không?

Rối loạn tiền đình là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai 2 bên, có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các hoạt động như di chuyển, xoay người …

Rối loạn tiền đình là hội chứng xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn và rối loạn, dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương. Biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình bao gồm: cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, người bệnh sẽ có cảm giác quay cuồng,…

Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình – Nguồn Internet

2. Các loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

Đây là trường hợp phổ biến, do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng của trường hợp này là tình trạng chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng; hoa mắt, chóng mặt; buồn nôn; người mệt mỏi… Rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ không gây nhiều nguy hiểm tới tính mạng và không khó để chữa trị.

Nguyên nhân mắc hiện tượng này có thể bao gồm: cơ thể căng thẳng, bị áp lực kéo dài; say tàu xe, người có tiền sử bị chóng mặt; đối tượng người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn; dùng nhiều rượu bia hay các chất kích thích khác; do tác dụng không mong muốn của thuốc; chấn thương vùng tai trong; viêm tai giữa; bệnh Ménière (phù nề tai trong)…

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương

Bệnh lý này ít gặp hơn rối loạn tiền đình gốc ngoại biên nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Hiện tượng này xảy ra do tổn thương hệ thống tiền đình của hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của rối loạn tiền đình gốc trung ương cũng gần tương tự với gốc ngoại biên như chóng mặt; giảm thính lực; mất cân bằng; mất phối hợp động tác; rung giật nhãn cầu …

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương bao gồm một số bệnh lý như nhiễm trùng não; xuất huyết não; chấn thương; u não; hội chứng Wallenberg; bệnh parkinson;…

3. Giải pháp điều trị và phòng tránh

  • Đầu tiên bệnh nhân cần được thăm khám kĩ lưỡng để xác định loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể.
  • Thực hiện theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra; thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình như các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích vận động, tăng cường các bài tập phối hợp giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu từ tiền đình thông suốt.
  • Duy trì các thói quen hoạt động, chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp cùng việc nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện cái triệu chứng.
  • Để phòng tránh mắc phải rối loạn tiền đình thì rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với chế độ tập vừa sức cũng là một biện pháp hiệu quả. Việc duy trì vận động thường xuyên giúp cơ thể linh hoạt, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh lý và nguy cơ chấn thương nghiêm trọng, giảm căng thẳng, lo âu trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Nếu đang bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên chú ý hoạt động vùng đầu, cổ. Không quay cổ đột ngột hoặc đổi tư thế quá nhanh.

Thời gian điều trị rối loạn tiền đình nói riêng cũng như các bệnh lý cần phục hồi chức năng nói chung sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng thích nghi với phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh lý nên được phát hiện càng sớm thì việc chữa trị sẽ đơn giản và đem lại hiệu quả tốt hơn.

Ngày đăng: 21/04/2023Ngày cập nhật: 26/01/2024