Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Là gì? Khác nhau như thế nào?

Tác giả: Myrehab - MatsuokaTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp phục hồi chức năng với những đặc điểm riêng để hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể được áp dụng phổ biến đối với nhiều bệnh nhân sau tai nạn, phẫu thuật, gặp các bệnh lý gây khó khăn trong hoạt động sinh hoạt đời thường.

1. Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là gì?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp điều trị không xâm lấn, được áp dụng để cải thiện chức năng cơ thể mà không cần sử dụng thuốc, phẫu thuật hay các thực phẩm chức năng bổ trợ khác. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm nhiều hình thức khác nhau và có thể được áp dụng cho nhiều chuyên khoa.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là hai khái niệm giống nhau. Thực chất, vật lý trị liệu là một trong các phương pháp phục hồi chức năng và hai hình thức điều trị này có những đặc điểm dưới đây.

1.1. Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu là một phương pháp thuộc lĩnh vực phục hồi chức năng, được áp dụng đối với đa dạng các bệnh lý, nhưng phổ biến nhất là đối với trường hợp mắc các bệnh cơ xương khớp. Mục tiêu chính của việc tiến hành vật lý trị liệu là:

  • Phục hồi các chức năng suy giảm, giảm các cơn đau, ngăn ngừa sưng viêm để người bệnh không còn phục thuộc vào thuốc.
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi các mô và xương khớp bị tổn thương, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Cải thiện tầm vận động, khả năng đi lại bình thường, khả năng thăng bằng.
  • Phục hồi lực cơ, hạn chế nguy cơ mất cơ, teo cơ do quá trình bất động khi đi điều trị.

Vật lý trị liệu hiện được áp dụng với những hình thức chính gồm vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu thụ động:

  • Vật lý trị liệu chủ động: Thực hiện các bài tập đi bộ, đạp xe, các bài tập chuyên dụng phù hợp với tình trạng bị thương. Các bài tập thường được thiết kế riêng để phù hợp với tình trạng của người bệnh.
  • Vật lý trị liệu thụ động: Phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý để trị liệu, ứng dụng các máy móc hỗ trợ như điện xung, siêu âm, sóng ngắn, laser, xung kích, từ trường, điều trị kéo giãn cột sống,…

Có thể bạn quan tâm: 4 tác dụng chính của vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu gồm hai hình thức chính là chủ động và thụ động
Vật lý trị liệu gồm hai hình thức chính là chủ động và thụ động

1.2. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là quá trình sử dụng các biện pháp trị liệu can thiệp vào các cơ quan tổn thương do chấn thương hoặc bệnh lý trong cơ thể bệnh nhân nhằm khôi phục lại chức năng của các cơ quan này.

Phục hồi chức năng được tiến hành với những mục tiêu chính là:

  • Giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động độc lập để có thể sinh hoạt bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Cải thiện sức khỏe người bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.
  • Ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng sau bệnh lý.

Những liệu pháp thường được áp dụng trong phục hồi chức năng là: vật lý trị liệu, vận động trị liệu, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu.

Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Các phương pháp phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng bao gồm quá trình thăm khám, đánh giá và hồi phục chức năng
Phục hồi chức năng bao gồm quá trình thăm khám, đánh giá và hồi phục chức năng

2. So sánh vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Thực chất, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có khá nhiều điểm khác biệt. Vật lý trị liệu tập trung vào việc điều trị các vấn đề về cơ xương khớp, trong khi phục hồi chức năng có một phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các khía cạnh tâm lý, xã hội. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này.

Tiêu chí Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng
Phạm vi Chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ, xương khớp, cải thiện chức năng vận động. Có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả vật lý trị liệu, tâm lý, xã hội, nhằm giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.
Mục tiêu Tập trung vào việc cải thiện khả năng hoạt động và chức năng của cơ thể như giảm đau, cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt hơn,… Giúp người bệnh đạt được mức độ độc lập cao nhất trong các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả phục hồi về thể chất, tinh thần, tâm lý và cảm xúc.
Người thực hiện Là các nhà vật lý trị liệu, có thể thực hiện việc đánh giá thể chất, hướng dẫn các bài tập, kỹ thuật và thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu. Liên quan đến một nhóm chuyên gia đa ngành, họ làm việc cùng nhau để đưa ra một kế hoạch phục hồi chức năng toàn diện.
Địa điểm Thường bắt đầu thực hiện ở bệnh viện, phòng khám, trung tâm thể thao,… và sau đó có thể tự thực hiện ở nhà. Có thể diễn ra ở nhiều nơi khác nhau như trường học, trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện, cộng đồng,…
Thời gian Chủ yếu là ngắn hạn, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Thường dài hạn hơn, có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Các phương thức điều trị Sử dụng các bài tập khác nhau và các liệu pháp ứng dụng tác động của yếu tố vật lý như:

  • Điện trị liệu
  • Thuỷ trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Ánh sáng trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Kéo giãn trị liệu
  • Xoa bóp trị liệu
Tập trung vào mọi khía cạnh của sức khỏe con người, bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Phục hồi chức năng tim mạch, hô hấp, thần kinh, xã hội, nghề nghiệp,…

Nhìn chung, vật lý trị liệu là một khía cạnh trong phục hồi chức năng. Nếu vật lý trị liệu chỉ tập trung vào việc sử dụng các phương pháp để cải thiện các vấn đề cơ xương khớp, chức năng vận động thì phục hồi chức năng sẽ bao gồm cả yếu tố tâm lý và xã hội. Do đó, phục hồi chức năng thường được áp dụng với những người bị chấn thương nặng, bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý thần kinh.

3. Đối tượng áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có thể được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến là những đối tượng dưới đây:

  • Người cao tuổi có sức khỏe ngày càng kém, đặc biệt là trường hợp ít vận động, đề kháng kém, gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, cột sống lưng, cột sống cổ, thoái hoá xương khớp, viêm cột sống,…
  • Người bệnh gặp các chấn thương về cơ xương khớp hoặc tổn thương các bộ phận khác do tai nạn.
  • Người bệnh sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến dây chằng, khớp gối, thần kinh cột sống,…
  • Người thường xuyên vận động với cường độ cao, vận động viên chuyên nghiệp, người lao động nặng,… gặp các tình trạng đau nhức, viêm xương khớp, xương khớp giảm sự linh hoạt.
  • Người mắc các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi, hen,…
  • Người bệnh thường gặp các tình trạng tăng huyết áp, bệnh đau dạ dày, đái tháo đường mãn tính.
  • Người bệnh sau tai biến và sức khỏe đã ổn định cần tiền hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng từ sớm để khôi phục hiệu quả chức năng cơ thể và hạn chế nguy cơ tái phát.
  • Người bệnh gặp các tổn thương thần kinh – cơ như bại não, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, viêm màng não.
  • Người bị dị tật bẩm sinh (bàn chân bẹt, bàn chân khoèo, vẹo cột sống, vẹo cổ, cứng khớp bẩm sinh,…) hoặc mắc phải các rối loạn di truyền.
  • Người mắc phải chứng tự kỷ, trầm cảm, stress, ngại giao tiếp,…

Tuỳ theo từng loại, mức độ bệnh/chấn thương của từng bệnh nhân mà các bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng sẽ lựa chọn phương pháp phục hồi phù hợp để cải thiện toàn diện nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể được áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể được áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng

4. Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Có thể tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại nhà được không?

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng chỉ được thực hiện tại nhà khi tình trạng người bệnh đã ổn định và đảm bảo các điều kiện để trị liệu tại nhà. Trong trường hợp người bệnh không tiện di chuyển đến bệnh viện hoặc trung tâm thì nhân viên y tế có thể mang theo các thiết bị chuyên dụng có thể đến nhà để hỗ trợ quá trình điều trị tại nhà.

Câu 2: Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn được không?

Không phải tất cả trường hợp đều được cải thiện hoàn toàn. Hiệu quả phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý mắc phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh/chấn thương, quá trình luyện tập kiên trì của người bệnh và mức độ phù hợp của chương trình trị liệu. Trường hợp người bệnh bị dị tật bẩm sinh, liệt chi, đột quỵ,… thường khó để phục hồi hoàn toàn.

Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là phục hồi tối đa các tổn thương, giảm thiểu khiếm khuyết hoặc khuyết tật và giúp người bệnh thích nghi với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trường hợp hạn chế khả năng vận động, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ như:

  • Dụng cụ trợ giúp (nạng, xe lăn, chân tay giả) nhằm tăng tính tự chủ.
  • Thiết kế không gian sống phù hợp, bao gồm việc điều chỉnh căn phòng, ngôi nhà (lắp đặt thanh vịn, dốc nghiêng, hoặc nhà vệ sinh chuyên dụng).
  • Xây dựng chương trình trị liệu cá nhân hóa dựa trên nhu cầu thực tế của người bệnh, bao gồm cả hỗ trợ tâm lý để đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống.
Việc bệnh nhân có phục hồi hoàn toàn được hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố bệnh lý, mức độ chấn thương, sự luyện tập của người bệnh và phù hợp của chương trình trị liệu
Việc bệnh nhân có phục hồi hoàn toàn được hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố bệnh lý, mức độ chấn thương, sự luyện tập của người bệnh và phù hợp của chương trình trị liệu

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là 2 phương pháp điều trị với những đặc điểm khác biệt. Việc thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể giúp đẩy nhanh quá trình khôi phục chức năng cơ thể của người bệnh và hạn chế những tác dụng phụ. Để đảm bảo hiệu quả phục hồi, người bệnh nên tiến hành phương pháp này với sự trợ giúp của bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Người bệnh có thể đến với Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA để được trải nghiệm dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tại đây, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đề ra lộ trình điều trị cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh.

Quá trình tập luyện tại MYREHAB MATSUOKA được hướng dẫn và theo sát bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên, kết hợp ứng dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu có khả năng ghi lại thông tin và các chỉ số tập luyện của bệnh nhân để hỗ trợ đánh giá hiệu quả tập luyện và thay đổi lộ trình theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

Trung tâm MYREHAB MATSUOKA cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện
Trung tâm MYREHAB MATSUOKA cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện

Hãy đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để tiến hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng hiệu quả và an toàn.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/12/2024Ngày cập nhật: 20/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.