Giãn dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những chấn thương khớp gối phổ biến, đặc biệt ở những người thường tham gia các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng. Tìm hiểu các triệu chứng và cách điều trị giãn dây chằng chéo trước trong bài viết này để bạn phát hiện sớm bệnh và ngăn ngừa biến chứng về sau.
1. Giãn dây chằng chéo trước là gì?
Giãn dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng trước khớp gối bị kéo giãn quá mức, gây tổn thương các mô liên kết nhưng chưa bị đứt hoàn toàn. Chấn thương có thể gây đau nhức trong nhiều ngày và nặng hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển và tham gia hoạt động thể chất của bệnh nhân.
Nguyên nhân thường gây ra tình trạng giãn dây chằng là do bệnh nhân vận động sai cách như: thay đổi tư thế vặn đột ngột, chạy nhảy sai tư thế (nhảy quá cao và tiếp đất với chân trụ không vững), bị va đập mạnh vào đầu gối,…
![Giãn dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng trước gối bị kéo dãn nhưng chưa đứt hoàn toàn.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/gian-day-chang-cheo-truoc.jpg)
2. Triệu chứng của giãn dây chằng chéo trước
Khi bị giãn dây chằng chéo trước, bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng ban đầu như sau:
- Cảm thấy đau nhức ở đầu gối
- Phát hiện khớp đầu gối sưng tấy lên
- Bệnh nhân sẽ thấy khó khăn khi đi lại và vận động thể thao
Nếu tình trạng giãn dây chằng chéo trước không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển như:
- Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, mức độ đau càng tăng
- Xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối sau 2 – 3 tuần do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
- Cảm thấy lỏng gối nhẹ, cảm giác đau đớn dữ dội khi đi lại do tình trạng thoái hóa sụn gây ra, mâm chày bị bán trật nhiều lần.
![Khi bị giãn dây chằng chéo trước, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và sưng tấy vùng chấn thương.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/khi-bi-gian-day-chang-cheo-truoc.jpg)
3. Cách xử lý khi bị giãn dây chằng chéo trước
Khi gặp chấn thương hoặc nghi ngờ bị giãn dây chằng chéo trước, bệnh nhân nên bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu kịp thời để tránh tổn thương nặng hơn.
1- Nằm xuống nghỉ ngơi, kê cao chân, bất động khớp gối
- Bệnh nhân ngừng ngay mọi hoạt động đang thực hiện để tránh gây tổn thương đến các mô xung quanh.
- Bệnh nhân nằm xuống, kê cao chân để tránh gây thêm tổn thương cho phần dây chằng bị giãn hoặc đứt. Để đảm bảo khớp gối được giữ bất động, bệnh nhân có thể dùng nẹp hoặc băng thun cố định vùng bị thương.
2 – Chườm đá giảm đau
- Bệnh nhân chườm lạnh ngay sau khi chấn thương để làm dịu cơn đau và giảm sưng đầu gối.
- Bệnh nhân nên dùng túi chườm chuyên dụng hoặc để đá lạnh vào khăn bông mềm. Lưu ý, bệnh nhân không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh tình trạng bỏng lạnh da.
- Trong 48 giờ đầu sau chấn thương, bệnh nhân cần duy trì chườm lạnh đều đặn để giảm tình trạng phù nề.
- Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng các loại cao hoặc phương pháp chườm nóng trong giai đoạn này, vì chúng có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
![Nghỉ ngơi (rest), chườm đá (ice), băng ép (compress), kê cao vị trí chấn thương (elevate) là các bước sơ cứu cần thiết.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/nghi-ngoi-chuom-da-ice.jpg)
3 – Đi gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế
Bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ để xác định chính xác tình trạng tổn thương dây chằng chéo trước và có phác đồ điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý chữa trị hoặc uống thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
4. Các phương pháp điều trị giãn dây chằng chéo trước
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương giãn dây chằng chéo trước để đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
1- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ kết hợp thuốc giảm đau
Trong khoảng thời gian đầu chấn thương, bệnh nhân được khuyến nghị đeo nẹp đầu gối hoặc băng thun để cố định khớp gối trong 3 – 4 tuần, thời gian sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm để kiểm soát các triệu chứng.
2 – Phẫu thuật
Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp thường được thực hiện cho các trường hợp tổn thương nghiêm trọng, như dây chằng bị đứt toàn phần hoặc khớp gối không ổn định.
Phẫu thuật sẽ sử dụng mảnh ghép tự thân (autograft) hoặc mảnh ghép đồng loại (allograft) để thay thế dây chằng bị tổn thương, giúp khớp gối khôi phục chức năng vận động ban đầu.
Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước càng sớm càng tốt, bệnh nhân có thể tăng tốc quá trình tái tạo dây chằng đáng kể. Tìm hiểu ngay! |
![Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước thường được thực hiện đối với các trường hợp tổn thương nặng.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/phau-thuat-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-1.jpg)
3 – Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả giúp khôi phục sức mạnh, sự linh hoạt của khớp gối để bệnh nhân sớm quay lại cuộc sống thường ngày. Các trường hợp được khuyến khích thực hiện vật lý trị liệu gồm:
- Bệnh nhân có chấn thương giãn dây chằng chéo trước nhẹ
- Bệnh nhân lớn tuổi, không có nhu cầu tham gia các hoạt động mạnh
- Trước phẫu thuật giãn dây chằng chéo trước để giảm tình trạng sưng tấy, cứng khớp.
- Sau phẫu thuật giãn dây chằng chéo trước để phục hồi chức năng khớp gối nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng hậu phẫu.
Tại Trung tâm phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA, bệnh nhân sau khi thăm khám, chẩn đoán sẽ được các bác sĩ và kỹ thuật viên tiến hành các kỹ thuật vật lý trị liệu sau:
- Laser: Kích thích tế bào hoạt động, giúp giảm viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô dây chằng bị tổn thương.
- Điện xung: Hỗ trợ gảm cơn đau, thư giãn cơ bắp và giải phóng tình trạng căng cứng cơ hiệu quả.
- Hồng ngoại: Tăng cường lưu thông máu để cải thiện trao đổi chất và dinh dưỡng cần thiết tại vùng tổn thương, giúp giảm đau và ngăn ngừa hiện tượng co cứng cơ.
- Sóng ngắn trị liệu: Kích thích dây thần kinh cảm giác và vận động để giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi dây chằng và các cơ xung quanh khớp.
![Hệ thống thiết bị y tế hiện đại được sử dụng khi thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Myrehab.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/he-thong-thiet-bi-y-te-hien-dai.jpg)
5. Giãn dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?
Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng chấn thương giãn dây chằng chéo trước có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời:
- Khớp gối không ổn định: Khi dây chằng chéo trước bị đứt hoặc giãn, khớp gối sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ bị trật khớp khi bệnh nhân di chuyển, đặc biệt là đi các bậc thềm.
- Cảm giác đau nhức dữ dội: Xuất hiện khi bệnh nhân vận động, thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
- Khớp gối bị sưng tấy: Tình trạng tích tụ dịch khớp có thể làm khớp gối sưng tấy và gây khó khăn khi cử động.
- Giảm khả năng vận động: Các hoạt động hàng ngày như đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang sẽ trở nên khó khăn cho bệnh nhân.
- Tăng nguy cơ thoái hóa khớp: Việc khớp gối không ổn định sẽ làm tăng ma sát giữa các khớp, dẫn đến sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng và gây thoái hóa khớp sớm.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Chấn thương dây chằng chéo trước không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
![Giãn dây chằng chéo trước không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/gian-day-chang-cheo-truoc-khong-nguy-hiem.jpg)
6. Giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi?
Thời gian phục hồi giãn dây chằng gối tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân và phương pháp điều trị được áp dụng:
- Tổn thương nhẹ: Khoảng 3 – 4 tuần
- Tổn thương nặng hơn: Có thể kéo dài 2 – 3 tháng, đặc biệt với các trường hợp phải phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu chuyên sâu.
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ thăm khám.
![Bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ thăm khám để rút ngắn thời gian hồi phục giãn dây chằng chéo trước.](https://myrehab-matsuoka.com/wp-content/uploads/2024/12/benh-nhan-nen-tuan-thu-cac-chi-dinh-tu-bac-si.jpg)
Giãn dây chằng chéo trước là một dạng chấn thương thường gặp ở nhiều đối tượng hiện nay. Tuy chấn thương không đe dọa tính mạng nhưng sẽ có ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng phức tạp về xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.
Liên hệ ngay MYREHAB MATSUOKA để được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giãn dây chằng chéo trước hiệu quả, an toàn!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội