Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Kiên trì thực hiện các bài tập vật lý trị liệu khớp gối đúng cách không chỉ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, cải thiện khả năng vận động, đi lại mà còn giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn, phòng ngừa tái phát các bệnh lý như thoái hóa, viêm khớp, cứng khớp,… Tuy nhiên, hiệu quả phục hồi khi tập vật lý trị liệu đau khớp gối đối với mỗi bệnh lý sẽ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, người bệnh đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây!
1. Dấu hiệu nên đi gặp bác sĩ vật lý trị liệu khớp gối ngay
Tập vật lý trị liệu ngay từ giai đoạn sớm không chỉ giúp giảm chứng đau đầu gối hiệu quả mà còn giúp hạn chế nguy cơ khớp gối bị tổn thương nặng nề hơn. Do vậy, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ vật lý trị liệu khớp gối ngay khi có những dấu hiệu dưới đây:
- Đầu gối bị chấn thương do va đập mạnh như tổn thương dây chằng, gãy xương.
- Xuất hiện tiếng “lục khục” ở khớp gối khi đi lại, vận động.
- Mắc các bệnh lý về khớp gối như cứng khớp, thoái hóa khớp gối, viêm khớp,…
- Đầu gối bị đau nhiều ngày liên tiếp chưa có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị tạm thời, cơn đau xuất hiện ngay cả khi nằm hoặc nghỉ ngơi.
- Có triệu chứng đau đi kèm với các biểu hiện sốt, sưng đỏ, viêm xung quanh khu vực đầu gối.
- Gặp khó khăn trong quá trình đi lại, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang.
- Đau khi gập hoặc duỗi thẳng đầu gối.
2. Lợi ích của việc tập vật lý trị liệu khớp gối
Điều trị đau đầu gối bằng vật lý trị liệu mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc kiểm soát tình trạng đau cũng như tăng cường sự dẻo dai cho cơ đùi, giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Đặc biệt, các bài tập vật lý trị liệu khớp gối sẽ rất hữu ích với những người cần phục hồi sau chấn thương hoặc bị đau đầu gối lâu ngày, tái phát nhiều lần.
Một số lợi ích mà bạn có thể đạt được khi áp dụng trị liệu khớp gối đúng cách như:
- Thuyên giảm cơn đau tại đầu gối.
- Tăng cường biên độ chuyển động của khớp gối, giúp người bệnh gập hoặc duỗi khớp gối dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị các bệnh lý về khớp gối nhanh chóng đạt được hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương như giãn dây chằng khớp gối, cứng khớp gối, viêm khớp gối,… sau này.
- Giúp cơ đùi tăng độ đàn hồi và khả năng chịu lực.
- Làm chậm quá trình thoái hoá khớp.
3. 6 phương pháp vật lý trị liệu đau khớp gối
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan thuộc Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA, có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khớp gối, tuy nhiên tuỳ vào mức độ cũng như bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là 6 phương pháp thường dùng.
3.1. Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu bao gồm 2 phương pháp là nhiệt lạnh và nhiệt nóng. Mỗi phương pháp mang lại những tác dụng khác nhau, được sử dụng với những đối tượng hoặc giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
3.1.1. Nhiệt lạnh
Phương pháp này dùng nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể tác động lên vùng khớp gối bị tổn thương, sử dụng khi đầu gối bắt đầu có biểu hiện sưng, đau, nhức ở giai đoạn cấp tính. Từ đó làm chậm quá trình lưu thông máu, giúp giảm đau, giảm viêm.
Bệnh nhân có thể thực hiện bằng cách dùng túi đá hoặc quấn khăn mát quanh đầu gối khoảng 10 phút với tần suất 2 – 3 lần/ngày để khu vực này được chườm lạnh liên tục, hiệu quả giảm đau sẽ tốt hơn.
3.1.2. Nhiệt nóng
Trái ngược với phương pháp vật lý trị liệu khớp gối bằng nhiệt lạnh, phương pháp nhiệt nóng sử dụng nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể tác động lên vùng khớp gối với mục đích làm giãn mạch, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng vùng đầu gối. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn mãn tính, bao gồm 3 loại, cụ thể:
1 – Hồng ngoại: Các tia hồng ngoại có khả năng xuyên sâu qua da. Khi chiếu vùng đầu gối đang bị tổn thương, nhiệt lượng hồng ngoại chuyển thành nhiệt nóng tác động đến hệ thống mao mạch, biểu mô, dây thần kinh và các tổ chức dưới da, giúp hỗ trợ:
- Tăng cường lưu thông máu đến vùng đầu gối đang cần điều trị.
- Giúp giãn mạch, giảm đau, giảm sưng, viêm.
- Kích thích, bổ sung oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng giúp hỗ trợ quá trình phục hồi.
Chiếu tia hồng ngoại thường được áp dụng với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối hoặc bị đau do chấn thương vùng đầu gối đang trong giai đoạn mạn tính.
2 – Sóng ngắn: Được tạo nên ở máy sóng ngắn và dẫn qua cơ thể bằng tụ điện hoặc dây dẫn để điều trị chứng đau đầu gối. Phần năng lượng sẽ được chuyển thành nhiệt và tác động qua da vào sâu các tổ chức dây chằng, cơ, vùng bao khớp gối giúp giãn cơ, giãn mạch. Nhiệt năng được tạo ra từ các tia sóng ngắn có tác dụng giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả.
Sóng ngắn cho hiệu quả điều trị tốt với các trường hợp thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp gối, cứng khớp gối. Thời gian điều trị từ 8 đến 10 phút. Tuy nhiên, dù là bệnh lý nào thì việc thực hiện vật lý trị liệu đau đầu gối bằng phương pháp sóng ngắn cũng cần sự điều chỉnh, lựa chọn dòng sóng phù hợp và sự theo dõi, hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
3 – Siêu âm: Sử dụng sóng âm có tần số rất cao, tác động sâu vào vùng khớp gối bị tổn thương. Khi được kích thích, sóng âm tạo ra hiệu ứng nhiệt giúp tăng cường tuần hoàn máu, kháng viêm, giảm tần suất cơn đau ở khớp gối.
Các trường hợp được chỉ định sử dụng phương pháp siêu âm để điều trị đau khớp gối bao gồm viêm khớp giai đoạn cấp tính, thoái hoá khớp gối, chấn thương nhẹ đầu gối chưa cần phải phẫu thuật hoặc người cần phục hồi khớp gối sau phẫu thuật.
3.2. Điện xung
Phương pháp điện xung sử dụng dòng điện không liên tục, các xung điện kích thích khiến vùng cơ xung quanh đầu gối rung lên, giúp giãn cơ, giảm đau, tăng cường lưu lượng máu đến vùng khớp gối đang bị tổn thương, hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương.
Những người cần phục hồi sau chấn thương khớp gối hay bị thoái hoá khớp gối, viêm khớp gối, cứng khớp đều có thể sử dụng phương pháp này để cải thiện tình trạng đau đầu gối và tăng cường khả năng vận động của khớp gối hiệu quả.
3.3. Sóng xung kích
Phương pháp sóng xung kích phù hợp với những người bị đau đầu gối mạn tính, không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng vận động sau chấn thương rất tốt. Sóng xung kích trong vật lý trị liệu khớp gối được chia làm 2 loại:
- Sóng xung kích phân kỳ: Khả năng xuyên thấu qua da kém hơn, cho tác dụng trên diện rộng, phù hợp cho việc điều trị các tổn thương phần mềm ở bề mặt.
- Sóng xung kích hội tụ: Khả năng xuyên thấu tốt, năng lượng sóng được tập trung lại một điểm, cho tác động tập trung vào điểm bị tổn thương sâu trong cơ thể, giúp giảm đau tốt hơn.
3.4. Laser
Chiếu laser được sử dụng trong điều trị chứng đau đầu gối, giúp hỗ trợ giảm đau và sưng viêm. Phương pháp này sử dụng các tia laser có bước sóng rộng và cường độ mạnh, cho tác động sâu vào hệ thống tổ chức dưới da, kích thích tế bào vùng đầu gối đang bị tổn thương và tăng cường khả năng làm lành.
3.5. Xoa bóp chuyên sâu
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, phương pháp xoa bóp chuyên sâu trong vật lý trị liệu khớp gối cần được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Các động tác xoa bóp, massage đúng kỹ thuật sẽ giúp xoa dịu cơn đau vùng đầu gối, giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện khả năng vận động khớp gối.
3.6. Vận động trị liệu
So với các phương pháp điều trị chứng đau khớp gối khác thì vận động trị liệu được cho là phương pháp đơn giản, tiết kiệm hơn khi có thể thực hiện tại nhà. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ cải thiện được khả năng vận động khớp gối, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm khớp, cứng khớp,…
Vận động trị liệu đau đầu gối bao gồm 2 loại bài tập chính:
- Các bài tập kéo giãn cơ vùng cẳng chân để giảm đau đầu gối: Dành cho những người đang bị đau, căng cứng đầu gối, giúp cải thiện biên độ chuyển động và khả năng linh hoạt của khớp gối, giúp bạn vận động đầu gối thoải mái hơn.
- Các bài tập tăng cường sức mạnh cho khớp gối: Tác động vào các vị trí như gân kheo, cơ tứ đầu, cơ mông và cơ hông, nhằm tăng sức mạnh tổng thể cho khớp gối.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp vận động trị liệu cho khớp gối, bạn có thể tham khảo chi tiết các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng băng dán Kinesio hỗ trợ cả trong giai đoạn viêm và mãn tính. Băng dán cơ Kinesio hoạt động gần giống một sợi dây cao su để hỗ trợ cơ và gân, giảm căng thẳng cho khớp.
Tùy theo mục đích điều trị muốn chống viêm, giảm đau hay muốn tăng tầm vận động, chống co cứng khớp hay tăng sức mạnh cơ hoặc người bệnh tìm đến phục hồi chức năng với mong muốn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày (như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, lên xuống cầu thang,… ), các bác sĩ sẽ có những chỉ định phương pháp vật lý trị liệu khớp gối khác nhau với mỗi người. Đồng thời, trong từng bệnh cảnh cũng sẽ có chỉ định khác nhau, cụ thể:
|
Xem thêm: Lộ trình tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ & Lưu ý an toàn
4. Thời gian điều trị vật lý trị liệu đau khớp gối
Tùy theo tình trạng đau khớp gối mà tần suất điều trị vật lý trị liệu được thiết lập một cách phù hợp. Nếu người bệnh đang trong tình trạng viêm cấp tính cần thực hiện trị liệu liên tục. Còn nếu đang trong giai đoạn đau khớp gối mạn tính hoặc bán cấp thì có thể tập vật lý trị liệu khớp gối 2 – 3 buổi/tuần.
Thời gian điều trị đau khớp gối bằng vật lý trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
- Nguyên nhân đau: Đau đầu gối có thể do chấn thương hoặc do các bệnh lý về khớp gối như thoái hóa khớp gối, cứng khớp gối, viêm khớp,… Tùy vào nguyên nhân mà bạn sẽ được tư vấn chỉ định phương pháp trị liệu với thời gian điều trị phù hợp.
- Tình trạng bệnh: Trước khi được chỉ định phương pháp vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ thực hiện các bước kiểm tra đơn giản để đánh giá tình trạng, mức độ đau đang ở ngưỡng nào: đau nhẹ, đau vừa hay đau dữ dội. Từ đó bác sĩ sẽ có những chỉ định về phương pháp trị liệu cũng như thời gian điều trị phù hợp.
Bệnh nhân nên đi thăm khám tại các cơ sở uy tín có chuyên môn cao về trị liệu và phục hồi chức năng để được chẩn đoán việc đau khớp gối có nguyên dân do đâu. Đây là cơ sở để các bác sĩ trị liệu thiết kế, xây dựng phác đồ điều trị, đảm bảo mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.
5. 3 lưu ý khi điều trị vật lý trị liệu đau khớp gối
Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, để quá trình vật lý trị liệu khớp gối đạt hiệu quả tối ưu nhất, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần sắp xếp thời gian tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là 3 lưu ý khi điều trị vật lý trị liệu đau khớp gối người bệnh cần lưu ý:
1 – Luyện tập đúng kỹ thuật theo chỉ định của bác sĩ: Khi điều trị vật lý trị liệu đau khớp gối, bạn cần có sự tham vấn và theo dõi của bác sĩ, đảm bảo thực hiện các động tác đúng kỹ thuật để hạn chế rủi ro cũng như giúp quá trình hồi phục đạt kết quả tốt. Thực hiện các bài tập không đúng kỹ thuật có thể là gây căng cứng khớp, khiến tình trạng đau gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ chấn thương trong quá trình trị liệu.
2 – Dành thời gian nghỉ ngơi để duỗi đầu gối: Bên cạnh việc luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi để duỗi đầu gối, giúp khớp gối có thời gian “thư giãn”. Điều này có thể giảm tải áp lực cho khớp gối, ngăn ngừa tình trạng thương tổn có thể xảy ra, đồng thời nó còn hỗ trợ quá trình phục hồi khớp gối tốt hơn.
3 – Duy trì cân nặng ổn định: Việc này giúp bạn giảm bớt áp lực cho khớp gối, hỗ trợ quá trình giảm đau tại đây tốt hơn. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục vừa phải có thể giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng. Điều này rất cần thiết trong quá trình tập vật lý trị liệu.
Tùy từng nguyên nhân và tình trạng tổn thương khớp gối của mỗi người, các phương pháp cũng như thời gian trị liệu có thể khác nhau. Đồng thời, người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý trong quá trình vật lý trị liệu khớp gối để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Do vậy, để quá trình vật lý trị liệu đầu gối hiệu quả, bạn hãy liên hệ ngay với MYREHAB MATSUOKA để đặt lịch hẹn và thăm khám kịp thời nhé!
Myrehab Matsuoka tự tin là một trong những địa chỉ đáng tin cậy hàng đầu trong việc hỗ trợ tập luyện vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khớp gối. Đến với Myrehab Matsuoka người bệnh được từ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thăm khám, tư vấn tỉ mỉ, xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp với từng cá nhân.
Bên cạnh đó, trung tâm được trang bị hệ thống máy móc trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại hàng đầu theo tiêu chuẩn Âu – Mỹ cùng không gian luyện tập rộng rãi, thoáng mát, đáp ứng đủ điều kiện giúp người bệnh có quá trình phục hồi tốt nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.