Đánh giá ưu – nhược điểm của các hình thức phục hồi chức năng 

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn đa dạng các hình thức phục hồi chức năng với những ưu và nhược điểm phù hợp với điều kiện của bản thân để được hỗ trợ phục hồi hiệu quả. Trong đó, 3 hình thức chính đang được phổ biến là phục hồi chức năng tại trung tâm, tại bệnh viện, ngoại viện và dựa vào cộng đồng.

1. Các hình thức phục hồi chức năng

Hiện nay có 3 hình thức phục hồi chức năng, bao gồm:

1.1. Phục hồi chức năng tại bệnh viện hoặc tại các trung tâm

Là hình thức mà người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm để thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, người bệnh được tiếp cận với các chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu, nhờ vào đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại. Nhiều bệnh viện hiện nay có trang bị thiết bị chủ yếu phục vụ cho việc chẩn đoán lâm sàng, đồng thời cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng với các hình thức như điện trị liệu, điện cơ, vận động trị liệu,…

Phù hợp với:

  • Người mắc phải các vấn đề ở mức nặng, cần được tiến hành phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Người bệnh muốn điều trị nội trú trong quá trình phục hồi chức năng do không tiện di chuyển xa.

1.2. Phục hồi chức năng ngoại viện

Các cán bộ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế sẽ đến nơi ở của người bệnh với các máy móc và thiết bị chuyên dụng để tiến hành quá trình trị liệu phục hồi chức năng ngay tại nhà người bệnh. Người bệnh có thể được thực hiện vật lý trị liệu và vận động trị liệu dưới sự giám sát của người có chuyên môn.

Đối tượng phù hợp:

  • Người gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các cơ sở phục hồi chức năng như người cao tuổi, người mắc các bệnh cơ xương khớp hạn chế khả năng vận động, người bị liệt chi, tai biến mạch máu não,…
  • Người mắc phải các bệnh lý cần phục hồi chức năng ở mức nhẹ và vừa.
  • Người sống ở địa phương xa các địa chỉ chuyên phục hồi chức năng.

1.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Đây là hình thức tổ chức các buổi thực hiện phục hồi chức năng dành cho người dân tại địa phương. Tại đây, người bệnh và người thân sẽ được các cán bộ phục hồi chức năng hướng dẫn và giám sát để thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng. Trong hình thức này, các phương pháp vận động trị liệu thường sẽ được áp dụng đối với người bệnh. Hình thức này để được triển khai cần có sự phối hợp của người bệnh, gia đình và các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội,… trong cộng đồng.

Phù hợp với:

  • Người mắc các trường hợp cần phục hồi chức năng ở mức độ nhẹ.
  • Người không đủ điều kiện kinh tế để phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện.
Hình thức phục hồi chức năng theo cộng đồng
Thực hiện phục hồi chức năng theo cộng đồng với giúp đỡ của kỹ thuật viên và gia đình

2. Ưu nhược điểm của các hình thức phục hồi chức năng

Dưới đây là bảng đánh giá so sánh ưu nhược điểm của từng hình thức

Hình thức PHCN Ưu điểm Nhược điểm
Phục hồi chức năng tại bệnh viện hoặc tại các trung tâm
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu, có chuyên môn cao giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng của bệnh nhân.
  • Hiệu quả điều trị cao, thậm chí cả những trường hợp khó phục hồi như: sau đột quỵ hay tai biến mạch máu não, bại não, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh hô hấp, thần kinh,….
  • Bệnh nhân có thể được hỗ trợ kịp thời nếu xảy ra các tình huống khẩn cấp trong quá trình tập luyện. 
  • Trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi.
  • Người bệnh phải trả chi phí phục hồi chức năng mức trung bình và được hỗ trợ bởi bảo hiểm theo mức độ hưởng của bệnh nhân.
  • Không gian tập ở bệnh viện thường có nhiều bệnh nhân, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái không được theo dõi sát sao bởi nhân viên y tế trong quá trình tập.
  • Hạn chế về nguồn nhân lực nhân viên y tế trong lĩnh vực phục hồi chức năng.
  • Nhân viên y tế không thể theo sát hoàn toàn quá trình tập luyện của người bệnh, người bệnh có thể không được xây dựng liệu trình phục hồi chức năng chuyên biệt.
  • Người bệnh phải di chuyển xa để đến trung tâm/ bệnh viện.
Phục hồi chức năng ngoại viện
  • Được cán bộ chuyên khoa trực tiếp theo dõi và giúp đỡ trong quá trình tập luyện để có kết quả nhanh hơn.
  • Không cần di chuyển đến trung tâm hoặc bệnh viện trị liệu, giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế những rủi ro trong quá trình di chuyển.
  • Chi phí phục hồi chức năng tương đối phù hợp.
  • Người bệnh có thể tiếp cận với việc phục hồi chức năng dễ dàng hơn.
  • Cán bộ y tế khó mang theo nhiều thiết bị phục hồi chức năng hiện đại, máy móc to, giới hạn quá trình tập luyện của người bệnh.
  • Số lượng cán bộ chuyên khoa không đủ để đáp ứng nhu cầu phục hồi của người bệnh.
  • Không thể áp dụng hình thức này đối với các trường hợp nặng, nghiêm trọng.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  • Tăng tỷ lệ người được phục hồi.
  • Người bệnh có thể được tập luyện trong cộng đồng và giúp đỡ nhau trong quá trình tập luyện.
  • Chi phí phục hồi chức năng ở mức phù hợp.
  • Có thể được kết hợp với các công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
  • Không thể mang lại hiệu quả đối với những trường hợp khó, nặng.
  • Đòi hỏi sự phối hợp của người bệnh và cả người thân trong gia đình.
  • Điều kiện tổ chức phục hồi chức năng cộng đồng đòi hỏi sự hỗ trợ của các cơ quan về cộng đồng và đòi hỏi lượng nhân sự y tế lớn.
Cả 3 hình thức Phục hồi chức năng trên đều có ưu và nhược điểm. Trong đó, phục hồi cộng đồng thường được các bệnh nhận lựa chọn khi đáp ứng được đa dạng nhu cầu điều trị và có chi phí phù hợp với đại đa số người bệnh.
Phục hồi chức năng tại bệnh viện
Thực hiện phục hồi chức năng tại bệnh viện

>> Tìm hiểu thêm về quy trình phục hồi chức năng để nắm rõ các yêu cầu đặc biệt cần thiết trước, trong và sau khi khám.

3. Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn hình thức phục hồi chức năng

Việc lựa chọn hình thức phục hồi chức năng nên được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

  • Tình trạng bệnh: Mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại bệnh, các biến chứng… sẽ quyết định hình thức phục hồi phù hợp.
  • Điều kiện kinh tế: Chi phí điều trị là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
  • Điều kiện sống: Không gian sống, sự hỗ trợ của gia đình… cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức phục hồi.
  • Mục tiêu điều trị: Mục tiêu phục hồi của mỗi người bệnh là khác nhau, từ đó lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
Phục hồi chức năng tại nhà sẽ bị cản trở do không mang được các thiết bị phức tạp, máy móc to
Việc phục hồi chức năng tại nhà có thể bị cản trở do không mang được các thiết bị phức tạp, máy móc to

Trên đây là các hình thức phục hồi chức năng với những ưu điểm và nhược điểm riêng mà người bệnh có thể tham khảo để tìm ra hình thức phù hợp với tình trạng của bản thân. Việc phục hồi chức năng cần sẽ hỗ trợ để người bệnh có thể sinh hoạt trở lại như bình thường, tăng chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa người bệnh với gia đình và cộng đồng để việc phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao hơn. 

Một trong những địa chỉ uy tín có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đa rễ thần kinh là Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, có thể hỗ trợ phục hồi chức năng với các phương pháp và trang thiết bị hiện đại hàng đầu đạt tiêu chuẩn Âu – Mỹ.  Bệnh nhân còn được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch tập luyện cá nhân hóa dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân để theo dõi sát sao trong suốt quá trình hồi phục.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 23/06/2024Ngày cập nhật: 15/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo