7 nhóm bệnh cần phục hồi chức năng đáng lưu ý hiện nay

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Bệnh nhân mắc các bệnh thuộc nhóm cơ – xương – khớp, thần kinh, tim mạch,… thường được chỉ định phục hồi chức năng như một phần của lộ trình điều trị nhằm hồi phục khả năng vận động của một hoặc nhiều nhóm cơ quan, giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bệnh cần phục hồi chức năng theo 7 nhóm bệnh phổ biến và đáng lưu ý nhất hiện nay.

1. Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm cơ – xương – khớp

Bệnh lý về cơ – xương – khớp là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải không chỉ riêng người cao tuổi. Tình trạng suy yếu một phần hoặc hoàn toàn chức năng vận động ở một số bộ phận cơ xương khớp, gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh thuộc nhóm cơ – xương – khớp là do tuổi già, ngoài ra còn một số yếu tố khác như lao động nặng, chấn thương, cơ địa,… 

Các bệnh cần phục hồi chức năng nhóm cơ – xương – khớp phổ biến có thể kể đến như: 

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống
  • Thoái hoá xương khớp (phổ biến là các vị trí cổ, lưng, đầu gối)
  • Gai đốt sống
  • Cong vẹo cột sống 
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm đa khớp
  • Viêm quanh khớp vai 
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm gân
  • Viêm điểm bám gân
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Bàn chân bẹt

Tương ứng với từng loại bệnh sẽ có phương pháp phục hồi chức năng phù hợp, do đó, đối với nhóm bệnh cơ – xương – khớp, các phương pháp phục hồi chức năng có thể kể đến như:

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm siêu âm, điện xung, sóng ngắn, kéo giãn, hồng ngoại, xung kích,… có tác dụng giúp tập trung giảm đau, giảm viêm với các cơn đau cấp.
  • Vận động trị liệu: Bao gồm di động mô mềm, vận động thụ động, vận động chủ động có trợ giúp, kéo giãn khớp,… giúp duy trì, làm khỏe cơ xương khớp và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Hoạt động trị liệu: Các bài tập sẽ xoay quanh các hoạt động hàng ngày, giúp bệnh nhân lấy lại chức năng sinh hoạt, trở về với cuộc sống thường ngày.  
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng cong vẹo cột sống tại Trung tâm Myrehab - Matsuoka
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng cong vẹo cột sống tại Trung tâm Myrehab – Matsuoka

2. Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm thần kinh

Nhóm bệnh về thần kinh bao gồm các căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dây thần kinh, hệ thần kinh và não. Tổn thương thần kinh dù ở vị trí nào với lý do gì cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Phục hồi chức năng thần kinh với mục tiêu làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh, giúp người bệnh thích nghi với tình trạng và phục hồi phần nào khả năng vận động, tự phục vụ trong đời sống hàng ngày.

Tổn thương thần kinh nặng có thể do tai nạn, chấn thương thì cần được can thiệp ngoại khoa trước khi tới trung tâm phục hồi chức năng. Bệnh lý về thần kinh phổ biến cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm này bao gồm:

  • Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
  • Liệt tủy sống
  • Liệt dây VII ngoại biên
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Các phương pháp phục hồi chức năng cho các bệnh về thần kinh:

  • Vật lý trị liệu (bao gồm điện xung kích thích thần kinh cơ, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm,…)
  • Vận động trị liệu 
  • Hoạt động trị liệu 
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
Bệnh nhân tập vận động trị liệu sau tai biến tại Myrehab - Matsuoka
Bệnh nhân tập vận động trị liệu sau tai biến tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka

3. Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm tim mạch

Nhóm bệnh về tim mạch ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng tạo máu và tuần hoàn máu của cơ thể, có khả năng gây nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe của bệnh nhân. Theo thống kê của Viện Tim mạch, 25% dân số Việt Nam đang mắc các bệnh tim mạch, độ tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang dần được trẻ hóa dù đây là một loại bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. 

Việc tập phục hồi chức năng giúp cải thiện các triệu chứng đau thắt ngực, giảm triệu chứng suy tim, giảm tần suất mắc mới các biến cố mạch vành, tăng khả năng vận động, giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch,… Tất cả để đem lại sức khỏe và giúp bệnh nhân với bệnh lý tim mạch cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Các trường hợp được chỉ định tập phục hồi chức năng như: 

  • Suy tim mạn ổn định
  • Bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da (Class IA)
  • Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mạch vành như đái tháo đường típ 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp hoặc béo phì.
  • Bệnh nhân sau ghép tim, phẫu thuật van tim
  • Cơn đau thắt ngực ổn định (Class IB)

Trong quá trình vận động, người bệnh, đặc biệt là người thuộc các bệnh cần phục hồi chức năng kể trên nên được theo dõi mạch, nhịp tim, điện tim, huyết áp và các dấu hiệu báo động sát sao để ứng phó hoặc sửa đổi chương trình tập luyện phù hợp.

Các phương pháp phục hồi chức năng cho các bệnh lý tim mạch: 

  • Vận động trị liệu: vận động thụ động, vận động chủ động theo tầm vận động khớp
  • Tập tăng cường sức bền tim mạch 
  • Phục hồi chức năng hô hấp: phản xạ ho, kiểm soát hơi thở
  • Tâm lý trị liệu 
Tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch cải thiện sức khoẻ
Việc tập phục hồi chức năng giúp cải thiện các triệu chứng, đem lại sức khỏe và giúp bệnh nhân với bệnh lý tim mạch cải thiện chất lượng cuộc sống

4. Các chấn thương cần phục hồi chức năng

Chấn thương trong cuộc sống hàng ngày là điều không tránh khỏi. Nguyên nhân có thể do các va chạm rất mạnh như vấp té, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hay tai nạn trong môi trường làm việc công nghiệp. Bên cạnh các bệnh cần phục hồi chức năng, sau chấn thương, người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng để tránh co cứng khớp, phục hồi các chức năng cũng như tầm vận động để sớm quay về với cuộc sống bình thường, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, tái phát đau.

Một số chấn thương phổ biến dễ gặp phải cần tập phục hồi chức năng: 

  • Tổn thương dây chằng chéo trước
  • Tổn thương dây chằng chéo sau
  • Tổn thương sụn chêm
  • Tổn thương phần mềm (vết bầm tím hoặc mảng xuất huyết dưới da)
  • Lật cổ chân
  • Trật khớp vai
  • Rách chóp xoay vai
  • Nứt/rạn xương

Phương pháp phục hồi chức năng sau chấn thương:

  • Vật lý trị liệu: Tương tự như phương pháp cho các bệnh cần phục hồi chức năng, vật lý trị liệu sau chấn thương bao gồm siêu âm, điện xung, sóng ngắn, xung kích có tác dụng giúp giảm đau, giảm co cứng cơ, tác động vào tổng thương bên trong gân, cơ.
  • Hoạt động trị liệu: Giúp lấy lại khả năng vận động, tăng trương lực cơ, sức mạnh và tầm vận động.
Sau chấn thương, người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng để sớm quay về với cuộc sống bình thường
Sau chấn thương, người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng để phục hồi các chức năng, tầm vận động để sớm quay về với cuộc sống bình thường

5. Các bệnh về hô hấp cần phục hồi chức năng

Nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp chủ yếu là do bẩm sinh hoặc môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi và khí độc. Virus trong không khí sẽ tấn công trực tiếp vào các cơ quan đường hô hấp, gây ra các bệnh về đường hô hấp khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hít thở, rất có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp thường được chỉ định tập phục hồi chức năng song song với việc sử dụng thuốc để phục hồi khả năng tự hô hấp. 

Các bệnh cần phục hồi chức năng liên quan đến hô hấp bao gồm: 

  • Viêm phế quản mãn tính
  • Xẹp phổi
  • Viêm phế quản co thắt mãn tính
  • Sau tràn dịch màng phổi
  • Rối loạn thông khí phổi
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Phục hồi chức năng hô hấp sau COVID
  • Viêm phổi xơ kẽ
  • Ung thư phổi ổn định
  • Xơ phổi
  • Áp xe phổi
  • Giãn phế quản
  • Hen

Phục hồi chức năng hô hấp giúp giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, ổn định hoặc cải thiện bệnh. Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm hô hấp nói riêng và các nhóm bệnh khác nói chung sẽ có những lưu ý riêng. Tùy theo từng bệnh mà phương thức điều trị sẽ khác nhau như: 

  • Vận động trị liệu: Tập ho hữu hiệu; tập thở cơ hoành các tư thế; tập thở cơ hoành có trợ giúp, có trở kháng; tập thở hoành với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải); dẫn lưu tư thế kết hợp kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực; các kỹ thuật vận động tăng cường thể lực như tập sức bền, tập tăng sức cơ, tập cơ hô hấp,…
  • Vật lý trị liệu: Sóng ngắn, điện xung kích thích cơ 
  • Tâm lý trị liệu
Phục hồi chức năng hô hấp giúp giảm triệu chứng khó thở
Phục hồi chức năng hô hấp giúp giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, ổn định hoặc cải thiện bệnh

6. Các bệnh ung thư cần phục hồi chức năng sau điều trị

Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, các tế bào ung thư dần ăn mòn các tế bào lành lặn trong cơ thể và di căn sang các vùng cơ quan lân cận, khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức. Điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân đau đớn và tàn tật nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. 

Người bệnh cần phục hồi chức năng sau điều trị để duy trì sức khỏe và giảm thiểu tối đa các tác hại của tế bào ung thư và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị,…).

Các bệnh cần phục hồi chức năng thuộc nhóm ung thư bao gồm: 

  • Ung thư vú
  • Ung thư phổi
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư dạ dày

Các phương pháp tập phục hồi chức năng ung thư:

  • Dẫn lưu bạch huyết bằng tay
  • Chăm sóc da
  • Băng ép bạch mạch
  • Tập vận động
Người bệnh cần phục hồi chức năng sau điều trị để giảm thiểu tối đa các tác hại của tế bào ung thư
Người bệnh cần phục hồi chức năng sau điều trị để duy trì sức khỏe và giảm thiểu tối đa các tác hại của tế bào ung thư và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư

7. Các bệnh cần phục hồi chức năng khác

Phục hồi chức năng cũng mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho một số loại bệnh sau:

  • Khiếm thị: Các bệnh nhân mù có thể phát triển kỹ năng trong việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng như gậy dẫn đường, máy đọc sách, chữ nổi. Việc này sẽ giúp họ tăng cường khả năng tự sinh hoạt.
  • Chứng khó nuốt: Việc phục hồi chức năng đối với loại bệnh này có thể giúp bệnh nhân khôi phục khả năng nhai nuốt thức ăn, cải thiện chế độ dinh dưỡng và phòng chống được các loại bệnh liên quan như viêm phổi, suy hô hấp,… 
  • Rối loạn ngôn ngữ: Phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ dành cho các bệnh nhân bị tự ngôn, tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ phát triển,… Loại hình điều trị này có thể giúp bệnh nhân cải thiện khả năng giao tiếp và thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội.

Tìm hiểu thêm:

Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho một số loại bệnh như khiếm thị, chứng khó nuốt, ...
Phục hồi chức năng các loại bệnh này có thể giúp bệnh nhân sớm trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường

Trung tâm Phục hồi chức năng uy tín – MYREHAB MATSUOKA

Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA là đơn vị tiên phong trong phục hồi chức năng toàn diện đối với tất cả các bệnh cần phục hồi chức năng. Trung tâm cung cấp những dịch vụ tiêu chuẩn Quốc tế với những điểm mạnh như:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và liên tục cập nhật các thông tin mới, giúp chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và thiết kế lộ trình điều trị phù hợp. 
  • Hệ thống trang thiết bị Y tế hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, có thể điều trị được nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. 
  • Phác đồ điều trị được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân theo từng tình trạng bệnh cần phục hồi chức năng, mang đến hiệu quả điều trị tối ưu. 
  • Quá trình tập luyện và trị liệu được theo dõi sát sao, từ đó bác sĩ và kỹ thuật viên có thể đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng và điều chỉnh chương trình phù hợp, mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất. 
  • Phương pháp, kỹ thuật trị liệu tốt nhất theo tiêu chuẩn Nhật Bản. 
Đội ngũ kỹ thuật viên tận tâm, đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu
Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA sở hữu đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình trị liệu các bệnh cần phục hồi chức năng

Bài viết đã đưa ra thông tin về 7 nhóm bệnh cần phục hồi chức năng được các bác sĩ khuyến nghị. Nếu bệnh nhân mắc phải một trong các bệnh cần phục hồi chức năng này, cần sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phục hồi chức năng kịp thời.  

Nếu cần được tư vấn lộ trình điều trị để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với hotline của Trung tâm Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka để được tư vấn chi tiết nhé.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 04/02/2024Ngày cập nhật: 19/03/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.