Có nên phẫu thuật bàn chân bẹt không? Chuyên gia giải đáp

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về phương pháp phẫu thuật bàn chân bẹt trong điều trị và phục hồi chức năng. Cùng tìm ngay!

1. Phẫu thuật chỉ nên là phương pháp điều trị cuối cùng trong phục hồi chức năng bàn chân bẹt

Bệnh viện Chelsea và Westminster thành viên của Trung tâm Khoa học Y tế Học thuật Imperial College (Imperial AHSC) cho rằng phẫu thuật bàn chân bẹt chỉ nên được cân nhắc thực hiện khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc trong trường hợp biến dạng do chấn thương cấp tính (gãy xương, đứt gân,…).

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Jennifer Tauber – thành viên Hiệp hội Phân tích Chuyển động Lâm sàng và dáng đi: “Hầu hết các trường hợp, bàn chân bẹt có thể điều trị bằng dụng cụ chỉnh hình, vật lý trị liệu”. Đặc biệt, phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân bị bàn chân bẹt do sinh lý có thể sinh hoạt bình thường mà không cần can thiệp đến phương pháp phẫu thuật.

Trước và sau khi điều trị bàn chân bẹt bằng vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần thực hiện phẫu thuật
Trước và sau khi điều trị bàn chân bẹt bằng vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần thực hiện phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nhân không thể phục hồi bằng các biện pháp vật lý trị liệu, gia đình nên cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật thông qua ý kiến của bác sĩ. 

Theo Tiến sĩ Julien Lopez – thành viên của Hiệp hội Phẫu thuật Bàn chân Pháp, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, dù tỷ lệ này thấp hơn 1%. Các biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật bàn chân bẹt bao gồm tụ máu, nhiễm trùng, chứng loạn dưỡng cơ, tổn thương dây thần kinh hoặc không liên kết khớp (pseudarthrodesis),… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với trẻ có các dấu hiệu bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ từ sớm để phục hồi chức năng bàn chân bẹt bằng các phương pháp vật lý trị liệu. Tìm hiểu chi tiết về bàn chân bẹt ở trẻ giúp bố mẹ nắm được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các giải pháp đẩy lùi. 

Có thể bạn quan tâm: Bàn chân bẹt ở người lớn có chữa được không? Phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Trẻ từ 3 - 7 tuổi là thời gian vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Trẻ từ 3 – 7 tuổi là thời gian vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt bằng phương pháp vật lý trị liệu

2. Giải pháp an toàn cho người bị bàn chân bẹt

Trong phục hồi chức năng bàn chân bẹt bằng phương pháp vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như sau: [1]

  • Điện xung: Kỹ thuật viên sẽ sử dụng thiết bị điện xung để kích thích khỏe cơ, tăng sức mạnh cơ và hỗ trợ sự phục hồi của các mô mềm.
  • Hồng ngoại: Sử dụng ánh sáng hồng ngoại để gia tăng tuần hoàn máu và tuần hoàn dinh dưỡng cho cân gan bàn chân
  • Di động mô mềm: Thực hiện các kỹ thuật di động mô mềm để làm giảm sự căng cứng và tăng cường linh hoạt của vùng cân gan bàn chân và các nhóm cơ chi dưới. 
  • Tập vận động bàn chân: Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt đặc biệt được thiết kế để tăng cường sức mạnh của cơ bắp bàn chân, tăng tính linh hoạt và cải thiện sức mạnh vòm bàn chân.
  • Chỉnh dáng đi: Kỹ thuật viên hướng dẫn và tập luyện bệnh nhân để điều chỉnh cách đi nhằm cải thiện tư thế và phân bổ trọng lực đều hơn.
  • Tập chức năng thăng bằng: Thực hiện các bài tập để cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, giúp tăng cường sự ổn định, linh hoạt khi di chuyển và giảm nguy cơ té ngã.
Các bài tập vận động bàn chân giúp tăng tính linh hoạt và cải thiện vòm chân
Các bài tập vận động bàn chân giúp tăng tính linh hoạt và cải thiện vòm chân
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng kết hợp các dụng cụ hỗ trợ như đế lót giày định hìnhbăng dán Kinesio trong quá trình điều trị. Những dụng cụ này sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục hoàn toàn cho bệnh nhân.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu khuôn bàn chân để thiết kế đế lót chỉnh hình y khoa cá nhân hóa theo theo tình trạng chân, giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bàn chân bẹt. 

Bệnh nhân sẽ được lấy khuôn mẫu bàn chân để thiết kế đế lót chỉnh hình phù hợp.
Bệnh nhân sẽ được lấy khuôn mẫu bàn chân để thiết kế đế lót chỉnh hình phù hợp

Quy trình thăm khám cụ thể tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân thực hiện thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành chụp đánh giá hình thái bàn chân bệnh nhân chính xác và nhanh nhất qua hệ thống DIERS Pedoscan.
  • Bước 3: Dựa trên kết quả từ hệ thống DIERS, bác sĩ sẽ phân tích và đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Từ đó đưa ra các chỉ định điều trị cho bệnh nhân bàn chân bẹt bằng các phương pháp phục hồi chức năng bàn chân bẹt theo phác đồ cụ thể.
Bệnh nhân thực hiện thăm khám và chụp đánh giá hình thái bàn chân qua hệ thống DIERS Pedoscan tại Myrehab Masuoka.
Bệnh nhân thực hiện thăm khám và chụp đánh giá hình thái bàn chân qua hệ thống DIERS Pedoscan tại Myrehab Masuoka.

Bàn chân bẹt là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu tại các trung tâm chỉnh hình uy tín mà không cần can thiệp phẫu thuật bàn chân bẹt.

Liên hệ với MYREHAB MATSUOKA để nhận được tư vấn lộ trình phục hồi chức năng bàn chân bẹt hiệu quả từ các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam hiện nay nhé!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 29/09/2024Ngày cập nhật: 29/09/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.