Vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân: Tầm quan trọng, phương pháp, lưu ý quan trọng

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Viêm cân gan chân là một bệnh lý xảy ra do cân gan chân bị căng quá mức trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh đứng quá lâu, chơi thể thao cường độ mạnh, tình trạng béo phì, lựa chọn giày/dép sai cách,… Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội ở gót chân vào buổi sáng sau khi thức dậy, thì có khả năng bạn bị viêm cân gan bàn chân. 

Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan với hơn 20 năm trong lĩnh vực phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân là giải pháp hiệu quả cao trong xử lý được tình trạng này mà không cần đến phẫu thuật. Bệnh nhân hoàn toàn có thể phục hồi cân gan chân nếu kiên trì tập luyện và chăm sóc đúng cách. 

1. Ý nghĩa của vật lý trị liệu trong phục hồi viêm cân gan bàn chân

Viêm cân bàn chân thường gặp các triệu chứng như: đau ở dưới gót chân, đau buốt nhiều về sáng, khi vừa ngủ dậy bước chân xuống giường và giảm đi trong ngày; khi vận động hoặc đang ngồi lâu rồi đứng dậy thì sẽ cảm thấy đau, khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm [1].

Thực hiện vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và phục hồi cân  gan chân cho người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Làm thuyên giảm những cơn đau, cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân đi lại bình thường.
  • Ngăn ngừa nguy cơ trở thành bệnh mãn tính do trì hoãn thực hiện vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân. Tình trạng đau nhức kéo dài nhiều năm sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại, vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
  • Hình thành thói quen tập luyện tốt cho bệnh nhân ngay tại nhà để tăng hiệu quả phục hồi vì các tế bào cơ gân được hoạt động đúng cách, tăng cường sức mạnh cho cơ chân, giảm nguy cơ bị đứt do vận động sai cách.

Thêm nữa, ngay cả khi áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc, sử dụng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), các phương thực vật lý trị liệu, phẫu thuật cũng nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị và phục hồi.

Xem thêm: Vật lý trị liệu chân vòng kiềng người lớn và những thông tin cần biết

Vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, tìm lại khả năng vận động ban đầu
Vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân là giải pháp tối ưu giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, tìm lại khả năng vận động ban đầu.

2. 7 phương pháp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân

Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, vật lý trị liệu viêm cân bàn chân gồm nhiều phương pháp như: Laser, siêu âm trị liệu, sóng xung kích, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), sử dụng băng dán kinesio hỗ trợ, đế lót chỉnh hình và bài tập luyện. Trong đó, thực hiện các bài tập vận động là phương pháp quan trọng và được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.

2.1 Laser

Liệu pháp laser bước sóng thấp có cơ chế hoạt động thông qua các tác động quang hóa hoặc không nhiệt lên tế bào cân gan chân bị viêm. Ánh sáng từ tia laser với bước sóng an toàn sẽ tác động tới quá trình sửa chữa mô, giảm viêm, giảm đau, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Đây là một liệu pháp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân hiệu quả không xâm lấn nên sẽ không gây đau, không xâm lấn hay tác dụng phụ. Ngoài ra, phương pháp laser sẽ ít gây sưng và sẹo cho bệnh nhân so với phẫu thuật truyền thống. Nhược điểm của liệu pháp laser là đòi hỏi bệnh nhân thực hiện nhiều lần, tốn kém chi phí hơn nhiều giải pháp khác.

Liệu pháp laser hỗ trợ giảm cơn đau viêm cân gan chân hiệu quả không xâm lấn
Laser với cường độ thấp có tác dụng giảm đau, giảm viêm cân gan bàn chân hiệu quả, ít tác dụng phụ.

2.2 Siêu âm trị liệu

Với liệu pháp siêu âm trị liệu, bác sĩ sẽ đưa một mũi kim rỗng vào vùng da ở gót chân. Sóng âm với tần số cao và biên độ thấp từ đầu rỗng sẽ đi thẳng tới vùng tổn thương để phá vỡ các mô sẹo, đồng thời giúp cải thiện lưu thông máu. Nhờ đó, quá trình chữa lành của cơ thể được kích hoạt và giảm tình trạng viêm gây đau. 

Ưu điểm liệu pháp siêu âm trị liệu là không gây đau đớn nên bệnh nhân sẽ không cần phải sử dụng thuốc gây mê hay giảm đau. Bên cạnh đó, thời gian điều trị chỉ trong 90 giây và chi phí điều trị thấp nên được nhiều bệnh nhân viêm cân gan chân lựa chọn.

Lưu ý: Bệnh nhân nên lựa chọn trung tâm vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân uy tín và chuyên gia có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Bởi vì, nếu sử dụng sóng âm không đúng cách sẽ giảm hiệu quả điều trị và có thể gây bỏng. 

Phương pháp siêu âm trị liệu không gây đau đớn, thời gian điều trị chỉ trong 90 giây và chi phí điều trị thấp
Siêu âm trị liệu là giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm cân gan bàn chân.

2.3 Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể

Sóng xung kích ngoài cơ thể là một liệu pháp điều trị không xâm lấn với cơ chế hoạt động tập trung vào cung cấp sóng xung kích năng lượng thấp hoặc cao tới vùng cân gan bàn chân bị tổn thương để tạo ra chấn thương vi mô, kích hoạt phản ứng chữa lành tự nhiên; kích thích tái tạo mô và xương [2]

Ưu điểm của phương pháp sử dụng sóng xung kích ngoài cơ thể là thời gian phục hồi nhanh, ít gặp các biến chứng hơn so với sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Liệu pháp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân này thường dành cho bệnh viêm cân gan chân mãn tính không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn mức độ nhẹ hơn  [3].

Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể có ưu điểm là thời gian phục hồi nhanh, ít gặp các biến chứng
Hình ảnh minh hoạt cơ chế hoạt động của sóng xung kích tác động vào vùng gót chân.

2.4 Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Đúng như tên gọi huyết tương giàu tiểu cầu, phương pháp này sẽ sử dụng máu có nhiều tiểu cầu của bệnh nhân để tiêm vào vùng bị tổn thương thúc đẩy quá trình lành mô. Đồng thời, các tiểu cầu sẽ kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể để sửa chữa những tế bào cân gan chân bị viêm.

Ưu điểm của liệu pháp này là an toàn và nhanh mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao và không phù hợp với các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý như: ung thư, rối loạn máu hoặc người đang dùng thuốc làm loãng máu [4].

Quá trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào gót chân
Hình ảnh mô tả quá trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào gót chân.

2.5 Sử dụng băng dán kinesio hỗ trợ

Băng dán kinesio có tác dụng hỗ trợ cố định phần vòm tự nhiên của bàn chân; kích thích các dây thần kinh ở bàn chân và mắt cá chân; giảm đau, giảm viêm; cải thiện hệ tuần hoàn đưa máu và chất dinh dưỡng cung cấp cho vùng bị tổn thương, từ đó, thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Lưu ý: Người bệnh trong quá trình vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân chỉ có thể nhận được tối đa các công dụng kể trên khi sử dụng băng dán Kinesio được thiết kế đúng kỹ thuật. Theo chuyên gia Myrehab Matsuoka băng dán Kinesio chuẩn được thiết kế mô phỏng theo độ đàn hồi của da, hỗ trợ định hình vòm bàn chân và các nhóm cơ ngay cả trong lúc ngủ nhằm đẩy nhanh quá trình chữa trị viêm cân gan chân.

Sử dụng giày định hình hoặc băng dán kinesio hoặc sử dụng cả 2 để giúp tăng hiệu quả chữa lành cân gan bàn chân
Sử dụng giày định hình hoặc băng dán kinesio hoặc sử dụng cả 2 sẽ giúp tăng hiệu quả chữa lành cân gan bàn chân cho bệnh nhân.

2.6 Sử dụng đế lót chỉnh hình

Khi cân gan bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường có xu hướng đi lại sao cho tránh chạm lòng bàn chân xuống mặt phẳng. Điều này sẽ khiến cho vòm tự nhiên của bàn chân bị xẹp hoặc cao bất thường và tăng mức độ đau cho bệnh nhân.

Một trong những cách hiệu quả để giảm cơn đau giảm áp lực lên màng gan chân bằng cách sử dụng dụng cụ chỉnh hình hoặc đế lót giày. Dễ lót chỉnh hình có thiết kế đỡ vòm bàn chân nhằm giữ cho bàn chân ở vị trí trung lập khi vận động. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cải thiện được dáng đi, hạn chế nguy cơ bị té ngã.

Đế lót chỉnh hình dành riêng cho người chuyên chơi thể thao
Ví dụ về đế lót chỉnh hình cho những người thường xuyên chơi thể thao.

2.7 Thực hiện bài tập luyện 

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Ngọc Lan, ngay cả khi bệnh nhân sử dụng một trong các liệu pháp vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân trên thì cũng cần thực hiện các bài tập vận động để nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ tái phát.

Lợi ích của hoạt động tập luyện không chỉ tác động tới hệ cơ và gân ở bàn chân nhằm hỗ trợ phục hồi tình trạng đau nhức mà còn cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ xung quanh.

Các bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân viêm cân gan chân sẽ tập trung vào kéo giãn bắp chân, gân Achilles và tăng cường cơ bắp chân và cân gan chân, ổn định mắt cá chân. [2][4]

Thực hiện các bài tập vận động để nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ tái phát viêm cân gan bàn chân
Vận động chủ động là liệu pháp hiệu quả, có độ an toàn cao và bền vững cho bệnh nhân.

3. 9+ bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân tại nhà hiệu quả cao

Dưới đây là 9 bài tập đơn giản nhưng có hiệu quả cao mà các bệnh nhân viêm cân gan bàn chân có thể tập luyện ngay tại nhà để nâng cao khả năng phục hồi và sức khỏe bản thân.

3.1 Bài tập uốn ngón chân với khăn

Bài tập có tác dụng cải thiện sự cân bằng, hỗ trợ vòm bàn chân, tăng cường sức mạnh tổng thể và tính linh hoạt của bàn chân.

Hướng dẫn thực hiện [5]:

  • Bước 1: Đặt 1 chiếc khăn phẳng khăn trên sàn sao cho gần với các ngón chân.
  • Bước 2: Đứng hoặc ngồi trên ghế sao cho chân và bàn chân của bạn song song với nhau, các ngón chân hướng về phía trước.
  • Bước 3: Đặt bàn chân lên khăn, giữ nguyên phần gót chân, sử dụng các ngón chân để kéo khăn về phía người. Bạn nên cố gắng tạo một vòm sâu dưới khu vực vòm. 
  • Lặp lại động tác ít nhất 5 lần, rồi đổi bên.

Tần suất: Thực hiện bài tập này hàng ngày, nhiều lần trong ngày.

Bài tập uốn ngón chân với khăn
Bài tập uốn ngón chân với khăn

3.2 Bài tập kéo giãn cân gan chân

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân – căng các ngón chân giúp các cơ vận động linh hoạt, giảm viêm và đau ở vùng gan bàn chân bị tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện [6]: 

  • Bước 1: Ngồi bắt chéo chân bị đau lên chân không bị đau. 
  • Bước 2: Nắm các ngón chân bằng một tay và uốn cong các ngón chân và mắt cá chân lên cao nhất có thể để kéo căng vòm và cơ bắp chân. Đồng thời thực hiện massage sâu dọc theo vòm bàn chân.
Bài tập kéo giãn cân gan chân
Bài tập căng các ngón chân

3.3 Bài tập kéo giãn gân gót achill

Bài tập có tác dụng căng cơ ở vùng bắp chân, hỗ trợ điều hòa hệ tuần hoàn để đưa máu đi nuôi các mô mới hình thành trong quá trình lành lại.

Hướng dẫn thực hiện [6]:

  • Bước 1: Đứng thẳng đặt tay lên tường để có điểm tựa
  • Bước 2: Hai bàn chân bàn chân hướng thẳng về phía trước, đưa một chân ra sau, đầu gối thẳng, chân trước phải cong đầu gối.
  • Bước 3: Đưa người về phía trước, giữ gót chân sau trên mặt đất để bạn cảm thấy cơ bắp chân của chân sau căng ra và giữ trong 45 giây.
  • 2-3 lần/lượt tập, lặp lại 4-6 lần mỗi ngày.
Bài tập kéo giãn gân gót achill
Bài tập đứng và căng bắp chân

3.4 Bài tập kéo giãn cân gan chân với khăn

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân kết hợp với khăn có tác dụng giảm đau vào buổi sáng nếu thực hiện trước khi ra khỏi giường.

Hướng dẫn thực hiện [6]:

  • Bước 1: Ngồi với chân liên quan duỗi thẳng ra trước mặt. 
  • Bước 2: Đặt một chiếc khăn quanh bàn chân và nhẹ nhàng kéo về phía bạn, cảm thấy cơ bắp chân căng ra rồi giữ trong 45 giây, 2-3 lần. 

Tần suất: 4-6 lần mỗi ngày

Bài tập kéo giãn cân gan chân với khăn
Bài tập căng khăn

3.5 Bài tập căng bắp chân trong một bước

Bài tập căng bắp chân trong một bước có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt cho cơ ở vùng gót chân.

Hướng dẫn thực hiện [6]:

  • Bước 1: Đứng thẳng bên bậc thang, chân không đau duỗi thẳng, 
  • Bước 2: Đưa chân bị đau ra phía sau sao cho phần đầu ngón chân chạm vào méo bậc thang
  • Bước 3: Nhẹ nhàng hạ gót chân bị đau xuống phía dưới cầu thang để cảm thấy bắp chân căng ra, giữ trong 45 giây. 

Lặp lại động tác này từ 2 – 3 hiệp/lần 

Tần suất: Thực hiện từ 4 – 6 lần/ngày.

Bài tập căng bắp chân trong một bước
Bài tập căng bắp chân trong một bước

3.6 Bài tập massage lòng bàn chân với vật thể hình tròn

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân này có tác dụng giãn các cơ chân, mang tới cảm giác thư giãn, thả lỏng.

Hướng dẫn thực hiện [7]

  • Bước 1: Ngồi trên ghế sao cho chân chạm đất
  • Bước 2: Đặt một quả bóng hoặc một vật có thể lăn khác dưới chân và cuộn qua cuộn lại trong 2 phút.

Tần suất: 1 – 2 lần tập/ngày

Bài tập massage lòng bàn chân với vật thể hình tròn
Bạn có thể thay thế bằng chai nước lạnh để tăng giãn cơ tốt hơn

3.7 Bài tập ngồi duỗi chân

Bài tập này có tác dụng làm giảm bớt tình trạng căng cơ ở cân gan chân bằng cách duỗi chân khi ngồi.

Hướng dẫn thực hiện [8]:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế và bắt chéo gót chân bị thương qua chân đối diện.
  • Bước 2: Kéo các ngón chân về phía ống chân để tạo lực căng ở vòm bàn chân. Đặt tay còn lại lên lòng bàn chân để cảm nhận độ căng ở cân gan chân và giữ trong 10 giây. Lặp lại các động tác từ 2 – 3 lần.

Tần suất: 1 – 2 lần tập/ngày

Bài tập ngồi duỗi chân
Bài tập ngồi trên ghế duỗi chân

3.8 Bài tập nâng cao gót chân

Bài tập nâng cao gót chân – một trong những bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân tiêu biểu giúp kiểm soát bệnh viêm gân gan bàn chân Achilles, tăng cường sức mạnh bắp chân

Hướng dẫn thực hiện [9]:

  • Bước 1: Đứng dang hai chân thoải mái (rộng bằng vai) rồi Đặt một hoặc cả hai tay lên vật đỡ (để giữ thăng bằng).
  • Bước 2: Từ từ nâng cả hai gót chân lên để bạn đứng trên ngón chân và giữ tư thế này trong ít nhất một giây.
  • Bước 3: Từ từ hạ gót chân xuống sàn với chuyển động có kiểm soát.
  • Lặp lại động tác này 20 lần rồi nghỉ ngơi. 

Tần suất: Tối thiểu 1 lần/ngày

Lưu ý: Bài tập này nên được thực hiện từ từ và với các động tác có kiểm soát. Đảm bảo giữ thăng bằng và bám vào lan can hoặc vật hỗ trợ khác nếu cần.

Bài tập nâng cao gót chân
Bài tập nâng cao gót chân

3.9. Bài tập mạnh cơ chày 

Hướng dẫn thực hiện [9]

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên sàn, hai chân duỗi thẳng trước mặt, giữ yên phần hông, tránh chuyển động hông nào trong quá trình thực hiện bài tập.
  • Bước 2: Đặt chân trái lên trên chân phải bằng một sợi dây kháng lực được buộc chặt quanh bàn chân trên và vòng quanh phía dưới bàn chân dưới. Giữ phần cuối của  đoạn dây trong tay.
  • Bước 3: Từ từ di chuyển bàn chân trên (bàn chân có dải cản xung quanh) ra khỏi bàn chân dưới. Hãy xoay mắt cá chân của bạn vào trong và từ từ đưa trở lại vị trí bắt đầu. 

Thực hiện bài tập 10 lần/ hiệp, 2 hiệp/lần tập.

Tần suất: 2 lần tập/ngày.

Bài tập mạnh cơ chày
Đảo mắt cá chân ngồi trên sàn với lực cản

3.10. Căng cơ bàn chân khi ngồi

Hướng dẫn thực hiện [9]:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế và bắt chéo một chân qua đầu gối kia, sao cho mắt cá chân nằm trên chân kia.
  • Bước 2: Với một tay giữ mắt cá chân và tay kia giữ ngón chân, nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía sau cho đến khi cảm thấy căng ở lòng bàn chân.

Giữ vị trí này trong 20 giây và lặp lại ba lần cho cả hai chân.

Tần suất: 1 lần tập/ngày.

Lưu ý: Bạn nên thực hiện bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân này một cách chậm rãi, từ từ, không nên với cường độ nhanh và mạnh.

Bài tập căng cơ bàn chân khi ngồi
Căng cơ bàn chân khi ngồi

4. 3 lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc phục hồi viêm cân gan bàn chân

Duy trì cân nặng phù hợp

Trọng lượng cơ thể tăng lên có thể gây thêm căng thẳng cho màng gan chân của bạn. Vì vậy, việc duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, độ tuổi và thể trạng là việc rất cần thiết [3]

Bệnh nhân trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân nên lựa chọn các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu vitamin, khoáng chất. Đồng thời, bệnh nhân nên tránh các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh vì có thể gây khả năng gây béo phì.

Lựa chọn môn thể thao phù hợp

Một trong những nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân là vận động thể thao quá mạnh. Vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn những bộ môn thể thao ít tác động tới vùng chân như chẳng hạn như bơi lội hoặc đi xe đạp, thay vì đi bộ hoặc chạy bộ [3].

Lựa chọn giày tốt cho đôi chân

Bệnh nhân viêm cân gan bàn chân nên tránh sử dụng giày cao gót hoặc giày thể thao kém chất lượng. Bệnh nhân nên chọn giày có gót thấp đến trung bình, đế dày, hỗ trợ vòm tốt và có thêm lớp đệm. Đặc biệt, bệnh nhân không đi giày bệt hoặc đi chân trần.

Tổng kết

Vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân là giải pháp an toàn, hiệu quả cao được nhiều bác sĩ, chuyên gia trị liệu khuyên dùng cho bệnh nhân. Khi có các dấu hiệu bất thường liên quan tới vùng gót chân và lòng bàn chân, bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Nếu bạn muốn nhận tư vấn chi tiết vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân từ chuyên gia, hãy liên hệ tới Myrehab Matsuoka để được các bác sĩ, kỹ thuật viên của chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 21/05/2024Ngày cập nhật: 07/07/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo