Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Khi bị trật khớp vai, bệnh nhân không nên tự ý nắn lại tại nhà vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho dây chằng, mạch máu và dây thần kinh xung quanh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp nắn trật khớp vai chỉ được thực hiện bởi bác sĩ, nhân viên y tế sau quá trình thăm khám, chẩn đoán. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu lý do tại sao không nên tự ý thực hiện các cách nắn trật khớp vai và hướng xử lý đúng khi gặp tình trạng này.
1. Nguy hại của việc nắn trật khớp vai tại nhà
Khớp vai là khu vực có nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng đi qua. Nếu người bệnh hoặc người nhà tự ý can thiệp có thể gây tổn thương động tĩnh mạch nách và đám rối thần kinh. Điều này có thể dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì, hoặc thậm chí yếu liệt cánh tay. Vì vậy, khi gặp tình trạng trật khớp vai, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
2. Cách xử lý ban đầu với người bị trật khớp vai
Khi xảy ra va chạm giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hoặc chơi thể thao, nếu người bệnh cảm thấy đau vùng vai, khớp vai, tay lành đỡ tay đau, nhận thấy vai bên bị trật ngắn hơn, gù vai hay bất kỳ dấu hiệu trật khớp vai, cần thực hiện các bước xử lý ban đầu sau: [1]
- Ngừng mọi cử động của khớp vai: Tránh lắc tay, xoay khớp hay tự nắn khớp để không tạo áp lực lên khớp và không gây tổn thương thêm cho dây chằng, dây thần kinh, cơ và mạch máu xung quanh.
- Cố định khớp vai: Sử dụng băng vải hoặc đai treo để quấn và cố định khớp vai, giúp nâng đỡ khớp đang bị tổn thương.
- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh lên vùng khớp vai bị trật trong khoảng 15 – 20 phút giúp làm giảm sưng và giảm đau.
Lưu ý: Nên đặt trong khăn mỏng và không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da.[2]
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế: Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định tình trạng và có biện pháp can thiệp phù hợp từ các chuyên gia y tế.
Việc xử lý ban đầu đúng cách không chỉ giảm thiểu biến chứng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau này.
Có thể bạn quan tâm: Bị trật khớp vai khi ngủ: Nguyên nhân & Cách khắc phục
3. Phương pháp chăm sóc sau khi nắn trật khớp vai
3.1. Tư thế trị liệu
Ngoài việc áp dụng cách nắn trật khớp vai đúng, việc áp dụng tư thế trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Khớp vai sẽ được đặt ở tư thế chức năng và sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm trọng lượng lên chi, giúp giảm tải cho vùng khớp vai tổn thương.
Người bệnh sẽ đeo đai cố định hoặc áo nẹp ngực, vai và tay để giữ khớp vai ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai cố định phụ thuộc vào mức độ trật khớp, thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Việc cố định này giúp ngăn ngừa khớp bị trật lại và hỗ trợ quá trình lành của dây chằng, gân và cơ xung quanh.
3.2. Chườm lạnh khớp vai/nhiệt nóng khớp vai
Sau khi nắn trật khớp vai, chườm lạnh là phương pháp điều trị được áp dụng trong giai đoạn trật khớp cấp tính. Chườm lạnh giúp co mạch máu, từ đó giảm tuần hoàn tại vùng khớp vai, giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm phù nề.[3]
Trong trường hợp trật khớp mạn tính, nhiệt nóng sẽ được ưu tiên sử dụng, bao gồm các biện pháp như chiếu tia hồng ngoại, parafin hoặc chườm nóng. Nhiệt nóng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường dinh dưỡng cho mô vùng khớp, điều hòa thần kinh, giảm đau khớp và ngăn ngừa tái phát cơn đau….[3]
Hai phương pháp này cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn tùy thuộc vào giai đoạn điều trị và tình trạng của người bệnh.
3.3 Điện xung trị liệu/điện phân
Điện xung trị liệu và điện phân là những phương pháp hiệu quả được sử dụng sau khi nắn trật khớp vai nhằm giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu và cải thiện quá trình lành vết thương. Phương pháp này cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ phục hồi chức năng vai. [4]
Các máy điện xung trị liệu chuyên dụng phát ra các sóng điện xung tần số thấp. Những sóng điện này tác động trực tiếp vào vùng cơ và dây chằng quanh khớp vai, mang lại các hiệu ứng sau: [4]
- Kích thích cơ bắp: Sóng điện tác động đến các cơ bắp xung quanh khớp vai, giúp cải thiện chức năng và tăng cường sức mạnh cơ.
- Giảm đau: Sóng điện xung tác động lên hệ thần kinh, làm giảm cơn đau qua cơ chế điều hòa xung thần kinh, giảm cảm giác đau tại vùng tổn thương.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Dòng điện giúp giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến vùng khớp vai, nhờ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm lành mô.
- Hỗ trợ lành vết thương: Việc kích thích lưu thông máu và dinh dưỡng đến khu vực vai giúp tăng tốc độ phục hồi mô tổn thương, giảm phù nề và viêm.
Điện xung trị liệu cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
3.4 Thủy trị liệu
Thủy trị liệu sau khi nắn trật khớp vai là phương pháp sử dụng nước dưới nhiều hình thức khác nhau để giúp giảm đau, thư giãn khớp và tăng cường chuyển động của cơ bắp. Phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng và tăng khả năng vận động của khớp vai một cách hiệu quả.[3]
Các phương pháp thủy trị liệu:
- Thủy hóa học: Sử dụng hệ thống sục khí kết hợp các chất hóa học, giúp massage nhẹ nhàng và tăng cường lưu thông máu đến vùng vai.
- Thủy nhiệt: Ứng dụng nước ấm thông qua xông hơi hoặc chườm nước nóng, giúp giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm viêm tại khớp.
- Thủy động: Bệnh nhân được tiếp xúc trực tiếp với nước dưới dạng thể lỏng thông qua các luồng nước chảy hoặc bể bơi trị liệu, giúp cải thiện sự linh hoạt khớp vai và tăng sức mạnh cơ bắp.
3.5 Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu sau khi nắn trật khớp vai đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, giúp người bệnh trở lại nhịp sống bình thường. Mục đích chính là giảm đau, giảm phù nề, ngăn ngừa sự kết dính tại các khớp và hạn chế tình trạng kéo giãn dây chằng, bao khớp.
Do đó, người bệnh sẽ được khuyến cáo tập luyện phục hồi càng sớm càng tốt để khôi phục chức năng vận động. Các bài tập sẽ bao gồm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: vắt khăn, lau bàn ghế, ăn cơm, đánh răng, rửa mặt… Những bài tập này giúp phục hồi chức năng cho bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai, hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng trở lại với nhịp sống thông thường.
Lộ trình phục hồi:
- Những ngày đầu: Khớp vai cần được bất động hoàn toàn để tránh tổn thương thêm.
- Sau 3-4 ngày: Bắt đầu thực hiện bài tập co cơ tĩnh cho các nhóm cơ đai vai và khớp vai để duy trì sức mạnh cơ.
- Ngày thứ 5 trở đi: Tiếp tục bài tập co cơ tĩnh, sau đó chuyển sang các bài tập vận động đối kháng nhưng không gây cử động khớp vai.
- Từ tuần thứ 2: Thực hiện bài tập vận động có trợ giúp với sự nâng đỡ từ kỹ thuật viên, giúp tăng phạm vi vận động (ROM) của khớp vai mà không gây áp lực lên khớp.
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Việc vận động sai cách hoặc quá sức có thể khiến khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu chi tiết các bài tập phục hồi chức năng trật khớp vai giúp giảm đau, giảm phù nề, chống kết dính tại các khớp và làm giảm sự kéo giãn dây chằng, bao khớp.
Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka là địa chỉ uy tín, nơi người bệnh được hỗ trợ phục hồi chức năng toàn diện sau khi nắn trật khớp vai. Trung tâm cam kết mang lại hiệu quả trị liệu, phục hồi chức năng tốt nhất nhờ sở hữu nhiều ưu thế nổi bật:
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Trung tâm quy tụ các chuyên gia y tế và kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Họ sẽ tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng của người bệnh, đảm bảo hiệu quả phục hồi tối ưu.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Các thiết bị máy móc tiên tiến tại Myrehab Matsuoka giúp theo dõi chính xác quá trình tập luyện. Kết quả từ các bài tập sẽ được ghi lại và phân tích thông qua hệ thống, giúp bác sĩ và kỹ thuật viên điều chỉnh chương trình tập luyện theo sự tiến triển của người bệnh.
- Phương pháp tập luyện cá nhân hóa: Dựa trên kết quả lượng giá và theo dõi từ hệ thống máy móc, trung tâm sẽ điều chỉnh các bài tập phù hợp với từng giai đoạn phục hồi, từ việc giảm sưng, giảm đau đến cải thiện chức năng vận động của khớp vai.
- Chi phí phải chăng: Với chất lượng dịch vụ cao và cơ sở vật chất tiên tiến, Myrehab Matsuoka vẫn giữ mức chi phí hợp lý, giúp bệnh nhân tiếp cận với dịch vụ phục hồi chuyên sâu mà không lo lắng về tài chính.
Bài viết liên quan: 21 bài tập phục hồi chức năng khớp vai tại nhà, hiệu quả nhanh
3.6 Sử dụng thuốc hỗ trợ
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và bớt đau trong quá trình điều trị.
Cách nắn trật khớp vai chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng. Sau khi nắn chỉnh khớp vai, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phục hồi như cố định khớp, sử dụng thuốc giảm đau và thực hiện các phương pháp trị liệu phù hợp để phục hồi chức năng. Đặc biệt, việc tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế sẽ giúp khớp vai nhanh chóng hồi phục, đảm bảo khả năng vận động và ngăn ngừa tái phát chấn thương.
Hãy liên hệ với Myrehab Matsuoka ngay hôm nay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình trị liệu, phục hồi chức năng!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội