5 liệu pháp vật lý trị liệu gai cột sống cổ an toàn, hiệu quả cao

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Gai cột sống cổ hay gai xương cột sống cổ (Cervical osteophytes) là tình trạng những mỏm xương nhỏ hình vỏ sò mọc ra ở trên một hay một vài đốt sống cổ từ C1 – C7 [1].  Hiện tượng gai xương sinh ra do quá trình lắng đọng và kết tủa canxi ở cột sống và dây chằng, chèn ép rễ thần kinh, tủy sống cổ,… gây đau nhức cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan, vật lý trị liệu gai cột sống cổ là một phương pháp được đánh giá cao vì điều trị không xâm lấn và đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Tìm hiểu ngay về 5 phương pháp thường được sử dụng trong phác đồ điều trị gai cột sống trong bài viết dưới đây.

1. 6 phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống cổ phổ biến

1.1 Hồng ngoại

Sử dụng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại để đánh giá mức độ oxy hóa huyết sắc tố trong mô cơ hình thang của bệnh nhân. Kết quả cho thấy liệu pháp hồng ngoại có khả năng tăng cường lưu thông máu ở vùng được điều trị, giúp giảm đau hiệu quả.

Tác dụng: Ánh sáng hồng ngoại có các bước sóng từ 700nm – 1000nm, được đưa đến các khu vực cụ thể dọc theo phổ bước sóng, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào bằng cách tạo ra một loạt các phản ứng trao đổi chất. Ánh sáng hồng ngoại sẽ làm tăng nồng độ oxit nitric giúp thư giãn động mạch, ngăn tiểu cầu vón cục và chống lại các gốc tự do giúp loại bỏ các yếu tố gây viêm, chất chuyển hóa nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân. [1]

Phương pháp hồng ngoại trong vật lý trị liệu gai cột sống cổ
Tác dụng từ ánh sáng hồng ngoại hỗ trợ lưu thông máu đến vùng vai gáy.

1.2 Siêu âm

Là một trong các phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống cổ, liệu pháp siêu âm sử dụng sóng siêu âm để xuyên qua các mô mềm, tạo ra các rung động tần số cao, giúp tăng nhiệt độ và lưu lượng máu tại vùng điều trị, hỗ trợ quá trình thúc đẩy lành mô của cơ thể.

Tác dụng: Sóng siêu âm tác động xuyên qua da, hỗ trợ lưu thông dịch mô, cho phép bạch huyết (chất lỏng vận chuyển các tế bào bạch cầu) đi qua mô hơn, từ đó giúp các tế bào mô nhanh lành và giảm các triệu chứng đau vùng cột sống cổ. [2]

Sử dụng máy siêu âm trong vật lý trị liệu cột sống cổ tại MYREHAB MATSUOKA.
Sử dụng máy siêu âm trong vật lý trị liệu cột sống cổ tại MYREHAB MATSUOKA.

1.3 Điện xung

Liệu pháp điện xung sử dụng các xung điện có tần số thấp tác động lên các dây thần kinh quanh vùng cột sống tổn thương theo cơ chế ngăn sự dẫn truyền cảm giác đau lên não tại tủy sống. Đồng thời, các xung điện kích thích hệ thần kinh giải phóng endorphin giúp giảm đau cho bệnh nhân. 

Tác dụng: Xung điện hỗ trợ giảm đau nhanh chóng bằng cách ngăn chặn tín hiệu truyền đến não, kích thích sản xuất endorphin (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể). Đồng thời, tăng cường lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất đến các vùng tổn thương. [3]

Phương pháp điện xung kích thích quá trình sản xuất endorphin của cơ thể.
Phương pháp điện xung kích thích quá trình sản xuất endorphin của cơ thể.

1.4 Di động mô mềm bằng tay

Đây là thao tác bằng tay sử dụng lực đẩy biên độ thấp hoặc thao tác không lực đẩy kết hợp tốc độ cao tác động vào vùng bị gai cột sống, tạo nên áp lực nhẹ kéo căng mô mềm bị thương, phá vỡ chất kết dính (là những collagen dài tạo thành điểm gây đau). [4]

Tác dụng: Vật lý trị liệu gai cột sống cổ bằng phương pháp di động mô mềm hỗ trợ giảm đau và viêm, cải thiện phục hồi chức năng và tăng phạm vi chuyển động nhằm tăng cường lưu thông máu tại vùng bị gai tổn thương, hỗ trợ khả năng vận động của lồng ngực.

Phương pháp massage di động mô mềm
Di động mô mềm bằng tay phá vỡ mô hình chất kết dính, giảm đau cho bệnh nhân.

1.5 Kéo giãn cột sống

Kéo dãn cột sống là phương pháp vật lý trị liệu sử dụng lực cơ học tác động lên các khớp trong cột sống cổ theo chiều dọc, nắn chỉnh các khớp bị tổn thương nhằm làm giãn nở khoảng cách giữa các khoang đốt.

Tác dụng: Dưới tác dụng của lực kéo dãn sẽ giúp hai thân đốt kề cận tách xa nhau, tăng chiều cao khoang đốt sống và giảm áp lực nội đĩa đệm, tăng lượng dịch thấm vào bên trong nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đĩa đệm. Đồng thời, đây còn là phương pháp làm giãn cơ thụ động hỗ trợ giảm chèn ép rễ thần kinh. [5]

Lưu ý: Đối với phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống cổ này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/chuyên gia điều trị để chỉ định động tác kéo dãn phù hợp, không tự ý thực hiện tại nhà. 

Tìm hiểu về phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống giúp giảm đau và nhanh chóng lấy lại chức năng vận động cho vùng đốt sống, từ đó giúp cơ thể bệnh nhân thực hiện các chức năng vận động dễ dàng hơn.

Phương pháp kéo giãn cột sống
Kéo dãn đốt sống cổ có thể làm giảm áp lực lên vùng đĩa đệm.

1.6 Vận động trị liệu

Thông thường khi gặp phải các trường hợp gai cột sống cổ, bệnh nhân sẽ hạn chế vận động do các cơn đau dai dẳng, chính vì thế sẽ khiến các cơ, xương thụ động. Song song với việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống cổ, thực hiện các bài tập vận động sẽ giúp cải thiện khả năng chuyển động của các đốt sống cổ, tăng cường khả năng lưu thông máu, hỗ trợ giảm áp lực lên các đốt sống bị thoái hóa và giảm thiểu các cơn đau do gai chèn ép vào dây thần kinh.

Dưới đây là một số bài tập vận động trị liệu đơn giản hỗ trợ bệnh nhân điều trị gai cột sống cổ:

1.6.1 Chin tucks 

Bài tập Chin tucks hỗ trợ bệnh nhân kéo căng cơ cổ, giảm căng thẳng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Thả lỏng vai và từ từ di chuyển cầm về phía trước, cảm nhận độ căng từ đáy hộp sọ dọc theo cổ.
  • Bước 2: Giữ cằm ở vị trí này trong khoảng 5-10 giây, duy trì cảm giác căng từ cơ.
  • Bước 3: Thả lỏng cơ cổ và đưa về vị trí ban đầu, lặp lại động tác từ 10-15 lần.
Bài tập Chin Tucks
Bài tập Chin tucks hỗ trợ giảm các cơn đau, co cứng của khớp cổ.

1.6.2 Nghiêng cổ từng bên

Bài tập nghiêng cổ từng bên hỗ trợ tăng tính linh hoạt và cải thiện tầm vận động của cổ, hạn chế sự co cứng các khớp và gây cảm giác nhức mỏi cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Thả lỏng vai sau đó từ từ nghiêng cổ sang trái đến khi xuất hiện cảm giác căng ở phía bên phải.
  • Bước 2: Khi cảm thấy căng ở bên phải, hãy giữ cổ ở vị trí đó trong khoảng 15 giây. 
  • Bước 3: Nhẹ nhàng di chuyển trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại ở phía bên tay phải.
  • Bước 4: Thực hiện động tác từ 10-20 lần.
Bài tập nghiêng cổ từng bên
Cử động nghiêng cổ có thể giảm cảm giác mỏi khi khớp cổ bị thụ động.

1.6.3 Nâng vai về phía trước

Bài tập nâng vai về phía trước giúp giảm stress và cứng cơ tích tụ ở vùng vai và cổ của bệnh nhân, tránh gây nên cảm giác nhức mỏi, hỗ trợ tuần hoàn máu lưu thông.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Đứng và thả lỏng cả hai tay, nâng nhẹ hai vai lên về phía tai. 
  • Bước 2: Giữ ở tư thế đó từ từ nhấc một cánh tay thẳng ra trước mặt trong khoảng 5 – 10 giây sau đó bỏ tay xuống. 
  • Bước 3: Lặp lại với cánh tay còn lại và sau đó tiếp tục luân phiên trái và phải.

Tần suất: Thực hiện động tác 2 hiệp, mỗi hiệp liên tiếp 15 lần/cánh tay.

Bài tập nâng vai về phía trước
Bài tập nâng vai về phía trước.

1.6.4 Xoay vai

Động tác xoay vai có thể làm thuyên giảm các cơn đau và tê nhức vùng cổ vai gáy của bệnh nhân, thúc đẩy sự chuyển động của vùng khớp vai và cổ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, cánh tay giữ cao ngang vai, sau đó gập tay lại sao cho bàn tay chạm nhẹ vào vai.
  • Bước 2: Xoay tròn khuỷu tay theo ngược chiều kim đồng hồ, từ trước ra sau.
  • Bước 3: Thực hiện động tác trong vòng 30 giây và đổi bên, lặp lại mỗi bên 5 lần.
Bài tập xoay vai
Bài tập xoay vai có tác động chính đến cơ vai và ngực, giảm cảm giác tức vùng cột sống cổ.

1.6.5 Xoay đầu từng bên 

Bài tập xoay đầu từng bên hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến vùng cổ và vai, giúp vùng cột sống cổ của bệnh nhân giảm xuất hiện các cơn đau và tăng sự vận động cho các đốt sống cổ.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Bước 1: Ngồi trên ghế với lưng thẳng và vai giữ bình thường.
  • Bước 2: Xoay đầu sang một bên như thể đang nhìn theo hướng của vai, đồng thời giữ thẳng cằm.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng căng cơ cổ trong 5 – 10 giây.
  • Bước 4: Quay trở lại vị trí ban đầu và tiếp tục với bên còn lại.
  • Bước 5: Lặp lại bài tập 5 lần cho mỗi bên.

Tìm hiểu thêm về bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe cột sống và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả.

Bài tập xoay đầu từng bên
Bài tập xoay đầu từng bên giảm sự thụ động cho khớp cổ.

2. Những lưu ý giúp tăng hiệu quả vật lý trị liệu gai cột sống cổ

Luôn chú ý giữ tư thế cổ đúng

  • Hạn chế việc cúi xuống khi xem điện thoại, làm việc trên máy tính trong thời gian dài: Bệnh nhân nên đặt điện thoại, máy tính ngang tầm mắt để hạn chế thói quen cúi đầu quá lâu.
  • Đi với tư thế thẳng cổ, nhìn thẳng về phía trước: Khi chuyển động, người bệnh nên duy trì tư thế thẳng lưng, đầu ngẩng cao, vai thả lỏng và nhìn thẳng về phía trước.
  • Tránh mang vác vật nặng trên vai: Bệnh nhân không nên gây áp lực lên cột sống cổ bởi các vật có trọng lượng quá cỡ so với sức của cơ thể, thay vào đó có thể sử dụng balo hoặc dùng túi xách đeo vai để phân tán trọng lượng của đồ vật.

Thói quen sinh hoạt khoa học

  • Duy trì thói quen ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể phục hồi rất nhanh, đồng thời giảm căng thẳng và đau nhức. Bệnh nhân nên sử dụng gối phù hợp để giữ cho cổ thẳng trước khi ngủ.
  • Hạn chế căng thẳng: Áp lực tâm lý có thể làm tăng các cơn đau nhức, nên tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, nghe nhạc,…

Thường xuyên tập luyện thể thao

  • Tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng: Bệnh nhân cần lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh các bài tập quá sức hoặc tác động mạnh lên cột sống cổ.
  • Lưu ý tư thế khi tập: Cần phải tập luyện với đúng tư thế đã được hướng dẫn để tránh gây áp lực lên cột sống cổ.

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, cần phải ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, magie để hỗ trợ chắc khỏe xương.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây viêm, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa,…
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, giảm đau nhức và hỗ trợ cải thiện chức năng của các cơ quan.

Có thể bạn quan tâm: Thoái hoá cột sống: Nguyên nhân, Chẩn đoán & Phương pháp điều trị

Nhóm dưỡng chất cần bổ sung trong trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu gai cột sống cổ
Thay đổi những thói quen nhỏ thường ngày cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.

Vật lý trị liệu gai cột sống cổ là phương pháp trị liệu an toàn, đạt hiệu quả cao trong việc kích thích sản sinh các tế bào chữa lành cho bệnh nhân gai cột sống cổ. Vì vậy, bệnh nhân nên bắt đầu quá trình vật lý trị liệu từ sớm để rút ngắn thời gian phục hồi, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 15/08/2024Ngày cập nhật: 06/09/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.