Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Hầu hết bệnh nhân mổ dây chằng chéo từ 2 – 6 tuần có thể đi lại mà không cần nạng. Tuy nhiên, thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ chấn thương dây chằng, loại phẫu thuật, có cần phẫu thuật bổ sung hay không,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Mổ dây chằng chéo từ sau 2 – 6 tuần có thể bỏ nạng
Bệnh nhân mổ dây chằng chéo có thể bỏ nạng sau khoảng 2 – 6 tuần phẫu thuật. Cụ thể,
- Với mổ dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể bỏ nạng sau 2 tuần.
- Với mổ dây chằng chéo sau, bệnh nhân có thể bỏ nạng sau 6 tuần.
Trong 2 – 6 tuần đầu tiên, dây chằng chéo đã có thể đạt được độ chắc chắn, sự gắn kết nhất định để chịu được trọng lượng của cơ thể. [1] Khi đó, việc tiếp tục sử dụng nạng có thể làm cản trở quá trình phục hồi chức năng của khớp gối.
Lưu ý thêm, bỏ nạng không đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn, tuỳ vào vị trí mổ (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau) và các yếu tố khách quan mà thời gian phục hồi có thể dao động từ 6 – 8 tháng.
- Thời gian phục hồi sau mổ dây chằng chéo sau dao động từ 6 – 8 tháng.
- Thời gian phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước dao động từ 6 – 8 tháng. Trong đó, mổ dây chằng chéo trước sau 4 – 6 tuần phẫu thuật là hết sưng đau, 2 – 3 tuần sau phẫu thuật là có thể đi lại được.
2. 7 lưu ý quan trọng sau mổ dây chằng chéo để nhanh hồi phục
Để đảm bảo an toàn trong quá trình hồi phục, ngoài việc quan tâm mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng, người bệnh cần chú ý 5 điều sau:
2.1. Tuyệt đối không được tự ý bỏ nạng trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý bỏ nạng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Hành động này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của vết thương, tăng nguy cơ sưng tấy, đau nhức, thậm chí là tái chấn thương và kéo dài thời gian hồi phục.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng nạng. Trong quá trình dùng nạng, người bệnh cần lưu ý:
- Điều chỉnh độ cao của nạng phù hợp với chiều cao và tình trạng bệnh của bản thân.
- Đi lại chậm rãi, cẩn thận đặc biệt là khi leo cầu thang.
- Thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn để được kiểm tra và tư vấn cụ thể về thời gian có thể bỏ nạng.
2.2. Hạn chế đi lại nếu không thực sự cần thiết ở giai đoạn đầu
Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên hạn chế đi lại nhằm giảm áp lực lên dây chằng mới, tránh sưng tấy, đau nhức và không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước. [2] Ngoài ra, việc này còn làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như chảy máu, hình thành cục máu đông,… tại vết mổ. [3] Đây là vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt quan tâm ngoài thông tin mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng.
2.3. Tránh gập gối quá mức
Mỗi giai đoạn của quá trình hồi phục sẽ cho phép bệnh nhân gập gối ở những biên độ khác nhau. Gập gối quá mức ngay từ đầu có thể làm cho dây chằng mới bị căng, giãn, ảnh hưởng đến sự gắn kết dây chằng, dẫn đến lỏng lẻo và hạn chế chức năng của khớp gối. Bên cạnh đó, gập gối quá mức có thể khiến các mô xung quanh khớp gối bị căng, dẫn đến đau nhức và sưng tấy. [2][4] Thời gian hồi phục sau phẫu thuật và biên độ gập gối tương ứng có thể như sau:
- Sau 1 – 3 ngày: Duỗi thẳng hoàn toàn khi đứng và đi lại.
- Sau 2 – 3 tuần: Khớp gối có thể gập đến 90 độ. [5]
- Sau 4 tuần: Khớp gối có thể gập đến 120 độ. [6]
Xem thêm: Tràn dịch khớp gối – Triệu chứng và phương pháp điều trị
2.4. Cần tránh lên xuống cầu thang
Trong 2 tháng đầu, những tư thế mà bệnh nhân cần tránh bao gồm lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lái xe (xe máy, mô tô, xe đạp…). Điều này hạn chế được các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra, thậm chí là đứt dây chằng trở lại.
2.5. Hạn chế chơi các môn thể thao trong 3 tháng đầu
Việc chơi các môn thể thao, vận động quá mạnh như chạy nhảy hay di chuyển liên tục mà chưa được chỉ định từ bác sỹ sẽ khiến cho quá trình hồi phục trở nên khó khăn. Lý do là bởi dây chằng trong thời gian này chưa có sự liên kết vững chắc. Do đó, bác sỹ chuyên khoa đưa ra lời khuyên không nên chơi các môn thể thao trong 3 tháng đầu sau mổ dây chằng chéo.
2.6. Tránh sợ đau mà ngại di chuyển
Nhiều bệnh nhân có tâm lý sợ đau, sợ đi lại đụng chạm vết mổ khiến vết thương lâu lành mà chỉ nằm tại chỗ không dám cử động chân. Chính điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn, máu có thể bị ngưng trệ và dẫn đến việc mô sẹo có thể bị co rút lại. [7] Do đó, để đi lại bình thường đúng với thời gian đã chia sẻ về việc mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng ở trên, bạn nên làm theo chỉ dẫn, theo những bài tập cá nhân đã được xây dựng để thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
2.7. Chỉ tập theo những bài tập mà bác sĩ trị liệu xây dựng
Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau và bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để xây dựng chương trình tập vật lý trị liệu phù hợp nhất với mỗi người. Việc tập luyện đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngược lại, tập luyện không đúng cách có thể không đảm bảo an toàn cho chính bệnh nhân, ảnh hưởng tiêu cực tới dáng đi, khả năng di chuyển sau này và rất khó để sửa lại được.
Trên đây là thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc mổ dây chằng chéo sau bao lâu thì bỏ nạng. Người bệnh có thể bỏ nạng sau khoảng 2 – 6 tuần tùy thuộc vào từng trường hợp. Sau phẫu thuật, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế đi lại trong thời gian đầu và tránh gập gối quá mức để giảm khả năng tái chấn thương và rút ngắn thời gian hồi phục.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mổ dây chằng chéo, người bệnh hãy liên hệ với Trung tâm Myrehab Matsuoka để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website chính thức: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.