Khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể vận động đi lại bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo các lưu ý vận động cũng như các phương pháp giảm đau an toàn ngay tại nhà ở nội dung dưới đây để giúp giảm đau, sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi hoàn toàn dây chằng chéo trước.
1. Mổ dây chằng chéo trước sau 2 – 3 tuần có thể đi lại được
Sau 48 giờ mổ dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể tập đi nhẹ nhàng từ 3 – 7 phút mỗi ngày với sự hỗ trợ của nạng chống. Đến khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể tự đi lại mà không cần nạng hỗ trợ.
Nhằm hỗ trợ quá trình tập đi của người bệnh, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên mang nẹp hỗ trợ trong 8 tuần đầu tiên để giảm thiểu chuyển động của khớp gối gây áp lực lên dây chằng. Cụ thể là đeo nẹp dài 4 tuần đầu và chuyển sang dùng nẹp ngắn ở 4 tuần kế tiếp.
Quá trình phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước của bệnh nhân được chia theo các mốc thời gian như sau:
- 2 tuần đầu tiên: Dùng nạng kết hợp với đeo nẹp dài hỗ trợ di chuyển.
- 2 – 4 tuần: Bỏ dần nạng, đeo nẹp dài và tập đi lại nhẹ nhàng không dùng nạng.
- 4 – 8 tuần: Đi lại bình thường với nẹp ngắn.
- 6 – 8 tuần: Lái xe hoặc thực hiện các hoạt động nâng nhấc nhẹ.
- 4 – 6 tháng: Bệnh nhân có thể chạy bộ.
- Sau 6 tháng: Tham gia các môn thể thao hoặc vận động cường độ cao.
2. Phương pháp giúp giảm đau cho bệnh nhân sau mổ dây chằng chéo
Nhằm mục đích đẩy nhanh tiến trình lành bệnh và phòng ngừa huyết khối, lộ trình phục hồi của bệnh nhân sau mổ dây chằng chéo trước sẽ tập trung vào mục tiêu và phương pháp cụ thể như sau:
Thời gian | Mục tiêu | Phương pháp |
2 tuần đầu sau mổ |
|
|
Từ tuần 2 trở đi |
|
|
Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước theo từng giai đoạn, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu sau để hỗ trợ giảm đau song song với quá trình phục hồi, cụ thể:
- Chườm lạnh: Ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sưng nề và đau. Vì vậy, giai đoạn này bác sĩ thường chỉ định thực hiện chườm lạnh trong 15 – 20 phút/lần, mỗi lần cách từ 2 – 4 giờ để giảm đau và sưng.
- Chườm ấm: Sau khi hết sưng nề, bệnh nhân nên sử dụng túi nhiệt chuyên dụng để làm dịu các cơn đau nhức trong quá trình tập vận động, đồng thời hỗ trợ thư giãn cơ bắp, cải thiện tuần hoàn máu.
- Laser: Sử dụng laser có cường độ cao, bước sóng rộng để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, chữa lành cơn đau và giảm sưng, viêm hiệu quả.
- Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm, hỗ trợ tái tạo mô và tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó, phương pháp này có thể giúp bệnh nhân giảm đau, viêm.
- Điện xung: Sử dụng dòng điện để tăng cường lưu thông máu, kích thích sự tái tạo dây chằng và giải phóng co cơ tốt, hỗ trợ người bệnh giảm đau nhanh.
- Di động mô mềm: Sử dụng các kỹ thuật bằng tay di động xương bánh chè để giúp bệnh nhân thư giãn, giảm căng cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt cho các cơ xương khớp ở gối.
- Massage: Massage nhẹ xung quanh vùng vết thương để máu lưu thông tốt đến các mô sẹo, đẩy nhanh quá trình phục hồi, đồng thời giảm căng thẳng cho người bệnh.
3. 6 lưu ý khi tập đi sau mổ dây chằng chéo trước tại nhà
Bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo quá trình phục hồi đạt hiệu quả cao, tránh gặp phải các biến chứng như: sưng đau kéo dài, yếu cơ, mất vững khớp gối,…
1 – Tránh ngại vận động vì sợ đau
Nhiều người bệnh lo lắng rằng việc vận động sẽ làm tăng cơn đau hoặc ảnh hưởng đến vết mổ. Thực tế, cảm giác đau nhẹ và sưng ở đầu gối là dấu hiệu bình thường trong giai đoạn đầu phục hồi.
Thay vì cố định chân một chỗ, bạn nên bắt đầu các động tác nhẹ như: xoay cổ chân, tập gồng cơ trong nẹp,… những chuyển động này sẽ giúp hạn chế đau, mỏi cơ và tránh tình trạng teo cơ do ít vận động.
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ giải thích mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng?
2 – Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đúng cách
Trong giai đoạn phục hồi, các dụng cụ như: nạng, khung tập đi, nẹp bảo vệ,… đóng vai trò quan trọng giúp giảm áp lực lên chân phẫu thuật. Khi sử dụng nạng, bạn nên chú ý chia đều trọng lượng cơ thể lên cả hai tay, tránh dồn lực lên chân mổ. Nếu cảm thấy mất thăng bằng, bạn có thể bắt đầu luyện tập với khung tập đi để giảm nguy cơ té ngã.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý không tự ý bỏ nẹp cố định trong 8 tuần sau phẫu thuật hoặc bỏ nạng trong tuần đầu tiên nếu không có chỉ định của bác sĩ.
3 – Chú ý đến thời gian và cường độ tập luyện
Trong tuần đầu, bạn chỉ nên đi lại từ 3 – 5 phút mỗi lần, sau đó tăng dần thời gian tập khi cảm thấy khớp gối linh hoạt hơn. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập luyện quá sức, vượt ngưỡng cho phép của cơ thể. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo rằng khi tập khớp gối co không quá 120 độ để bảo vệ dây chằng và khớp gối khỏi bị tổn thương.
4 – Theo dõi dấu hiệu bất thường
Bệnh nhân cần nên lưu ý các dấu hiệu như: sốt, nóng đỏ vùng vết thương, đau nhức vùng vết thương kéo dài,… vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tụ máu. Trường hợp gặp phải các triệu chứng này, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5 – Không lạm dụng thuốc giảm đau
Trong giai đoạn đầu, thuốc giảm đau có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng bạn không nên lạm dụng, tự ý tăng chỉnh liều lượng và kéo dài thời gian sử dụng. Để giảm sự lệ thuộc vào thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên như chườm đá để giảm sưng đau cùng kết hợp với các bài tập vận động nhẹ để tránh tình trạng chân bị tê cứng và mỏi khớp do ít vận động.
6 – Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cuối cùng, bạn nên nhớ tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phục hồi của bạn. Đây là cơ hội để bác sĩ đánh giá tiến độ hồi phục, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh lộ trình phục hồi phù hợp.
Thời gian để bệnh nhân phục hồi tầm vận động của khớp gối là từ 2 – 3 tuần, phụ thuộc vào mức độ “hợp tác” của người bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh không nên e dè các cơn đau mà bỏ lỡ giai đoạn vàng để lấy lại tầm vận động của khớp gối.
Tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ trị liệu “cá nhân hóa” với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Hệ thống lưu trữ thông tin trên thẻ định danh tại phòng tập FREI giúp theo dõi sát sao tiến trình phục hồi, đảm bảo hiệu quả tối ưu cho từng bệnh nhân.
Liên hệ ngay với MYREHAB MATSUOKA để được tư vấn và trải nghiệm liệu trình phục hồi của chúng tôi nhé!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội