Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng & Lưu ý từ chuyên gia

Tác giả: Myrehab - MatsuokaTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Sưng sau mổ dây chằng chéo trước là một phản ứng tự nhiên dễ gặp phải ở cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật. Bài viết này không chỉ giải đáp chi tiết câu hỏi mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng mà còn cung cấp những lưu ý quan trọng từ chuyên gia giúp bạn giảm sưng và đau, hỗ trợ quá trình phục hồi hiệu quả hơn.

1. Vết mổ dây chằng chéo trước sẽ hết sưng sau 4 – 6 tuần

Vết sưng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước sẽ giảm sau 4 – 6 tuần, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng sưng có thể kéo dài hoặc tái phát do một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh nhân tập phục hồi sai tư thế hoặc vận động vượt ngưỡng cho phép của cơ thể khiến vùng vết thương chịu áp lực lớn và gây sưng tấy trở lại.
  • Hệ tuần hoàn và bạch huyết chưa phục hồi gây áp lực, khó thông dịch dẫn đến tái phát sưng.
  • Vết mổ bị nhiễm trùng làm đầu gối bệnh nhân bị sưng, đỏ tại vết mổ. Tình trạng này dễ khiến đầu gối bị viêm mô tế bào, viêm tủy xương và khiến vết thương bị “vỡ” thêm.

Có thể bạn quan tâm: Thời gian phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước

Vết sưng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước sẽ hết sau từ 4 - 6 tuần.
Vết sưng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước sẽ hết sau từ 4 – 6 tuần.

2. Lưu ý để giảm sưng và giảm đau sau mổ dây chằng chéo trước

Để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể và giảm thiểu các cơn đau và sưng hiệu quả. Bệnh nhân cần chú ý đến 4 lưu ý dưới đây:

2.1 Thực hiện liệu pháp RICE và chăm sóc, vệ sinh vết mổ đúng cách

Liệu pháp RICE là từ viết tắt của 4 phương pháp hỗ trợ điều trị chấn thương, giúp giảm sưng và đau sau mổ hiệu quả, bao gồm: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép), Elevation (kê cao vị trí chấn thương).

  • Nghỉ ngơi: Bất động khớp gối bằng nẹp dài và vận động tập trong nẹp, tránh các vận động mạnh, đi lại nhiều để giảm áp lực lên vùng khớp gối. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) để rửa vết thương, ngăn các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh: Thực hiện chườm đá tại đầu gối trong 15 – 20 phút/lần, mỗi lần cách 2 – 4 giờ để giúp vùng vết thương giảm sưng và đau.
  • Đeo nẹp dài: Sử dụng nẹp dài trong 4 tuần đầu tiên và dùng nẹp ngắn trong 4 tuần kế tiếp để giúp cố định vùng đầu gối, hỗ trợ ổn định khớp khi cử động, giảm nguy cơ tích tụ dịch.
  • Kê cao chân vị trí chấn thương: Người bệnh nên kê cao chân hơn tim khi nằm nghỉ ngơi, đồng thời thường xuyên vận động cổ chân để cải thiện máu lưu thông.
Phương pháp chườm lạnh giúp bệnh nhân giảm đau, sưng và hạn chế co cứng cơ sau mổ.
Phương pháp chườm lạnh giúp bệnh nhân giảm đau, sưng và hạn chế co cứng cơ sau mổ.

2.2 Không tự tập luyện khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ

Các hoạt động tập luyện của bệnh nhân cần được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu. Nhằm đảm bảo các bài tập được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn tập sau mổ dây chằng chéo trước

Bệnh nhân nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để mang đến hiệu quả phục hồi cao hơn.
Bệnh nhân nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để mang đến hiệu quả phục hồi cao hơn.

2.3 Vận động thụ động

Ở 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập với máy CPM thụ động để hỗ trợ vận động nhẹ qua khớp gối. Mục đích chính là ngăn ngừa cứng khớp và giảm tích tụ dịch ở khớp gối, hỗ trợ giảm đau và sưng hiệu quả.

Phục hồi chức năng tổn thương dây chằng chéo tại trung tâm Myrehab Matsuoka hướng đến 3 giá trị: Hiệu quả cao, An toàn, Tối ưu thời gian. Mục đích là cá nhân hoá phác đồ điều trị theo tình trạng bệnh nhân, từ đó cải thiện tình trạng đau, viêm, các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, thích nghi với tình trạng và phục hồi một phần khả năng vận động, tự phục vụ trong đời sống hàng ngày.

2.4 Vận động chủ động

Bên cạnh phương pháp vận động thụ động, bệnh nhân có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ ở chân để giúp giảm nguy cơ cứng khớp và tăng tuần hoàn máu ở khớp gối. Một số bài tập cơ bản có thể thực hiện sau khoảng 24 giờ phẫu thuật bao gồm:

1 – Bài tập gập duỗi cổ chân

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng lưng và duỗi thẳng hai chân.
  • Bước 2: Duỗi bàn chân phải căng nhất có thể về phía trước, đồng thời gập cổ bàn chân trái về phía ngực.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 5 – 10 giây, sau đó đổi bên.

Tần suất: Lặp lại 10 – 15 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Bài tập gập duỗi cổ chân
Bài tập gập duỗi cổ chân

2 – Bài tập gập duỗi cổ bàn chân bằng khăn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên thảm tập và duỗi thẳng hai chân.
  • Bước 2: Dùng dây tập chuyên dụng hoặc dây kháng lực quấn quanh qua lòng bàn chân bị thương.
  • Bước 3: Dùng 2 tay nắm 2 đầu dây và kéo nhẹ lên phía trước. Bệnh nhân cần kéo dây cho đến khi thấy căng ở phía sau bắp chân.
  • Bước 4: Giữ tư thế này từ 15 – 30 giây.

Tần suất: Thực hiện 3 – 5 lần/hiệp, 2 –  3 hiệp/ngày, duy trì ít nhất 4 – 6 tuần.

Gập duỗi cổ bàn chân bằng khăn
Bài tập gập duỗi cổ bàn chân bằng khăn

3 – Bài tập nâng chân ở tư thế nằm sấp

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm sấp, sau đó kê đầu lên gối.
  • Bước 2: Từ từ nhấc chân bị thương lên khỏi mặt đất. Lưu ý khi nhấc chân, bệnh nhân cần giữ thẳng đầu gối bị thương, đồng thời siết chặt mông.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này từ 5 – 10 giây rồi hạ xuống.

Tần suất: Lặp lại 10 – 15 lần/hiệp, 2 –  3 hiệp/ngày.

Bài tập nâng chân ở tư thế nằm sấp
Bài tập nâng chân ở tư thế nằm sấp

4 – Bài tập gồng cơ tứ đầu đùi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên thảm đồng thời duỗi thẳng 2 chân.
  • Bước 2: Siết chặt cơ tứ đầu đùi bên đầu gối bị thương.
  • Bước 3: Giữ căng cơ 5 – 10 giây, sau đó thả lỏng thư giãn toàn thân.

Tần suất: Lặp lại 10 – 15 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Bài tập Gồng cơ tứ đầu đùi
Bài tập gồng cơ tứ đầu đùi

2.5 Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh các hoạt động vận động, người bệnh nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để tăng hiệu quả phục hồi, cụ thể:

Nhóm thực phẩm cần bổ sung:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm chứa glucosamine và chondroitin để hỗ trợ tái tạo sụn khớp, cải thiện tình trạng sưng viêm.
  • Tăng cường các nhóm thực phẩm kháng viêm như: rau xanh, quả mọng, cá,… giàu omega-3 để hỗ trợ giảm sưng và cải thiện tốc độ phục hồi của cơ thể.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, phô mai,… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Bổ sung thực phẩm giàu magie và kẽm để hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm căng thẳng cơ bắp và cải thiện chức năng miễn dịch. Những chất dinh dưỡng này thường có trong các loại hạt, ngũ cốc, hải sản,…

Nhóm thực phẩm cần hạn chế:

  • Hạn chế thức ăn cay nóng vì có thể làm tăng tình trạng căng cứng, đau nhức khớp trầm trọng.
  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo để hạn chế lượng AGE trong máu tăng cao, gây ra nguy cơ viêm khớp và kích thích cytokine gây viêm.
  • Tránh dùng thực phẩm đông lạnh vì nhóm thực phẩm này chứa ít dưỡng chất và có thể tích tụ mầm bệnh gây nguy hại đến cơ thể.
Bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để giảm sưng, chống viêm, hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh.
Bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để giảm sưng, chống viêm, hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh.

3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về sau mổ dây chằng chéo trước

3.1 Mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi được?

Sau phẫu thuật 1 – 2 ngày đầu, bệnh nhân có thể tập đi lại 3 – 5 phút mỗi ngày (tùy vào tình trạng thực tế) dưới sự hỗ trợ của nạng để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.

Đến tuần 2 – 3, bệnh nhân có thể đi lại hoàn toàn mà không cần dùng đến nạng nếu được sự cho phép của bác sĩ.

3.2 Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Thông thường, bệnh nhân có thể quan hệ trở lại sau khoảng 7 – 8 tuần, khi dây chằng đã ổn định và phục hồi tốt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bệnh nên lựa chọn các tư thế mới phù hợp với vùng tổn thương và chỉ nên thực hiện với tần suất từ 1 – 2 lần/tuần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.3 Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp?

Bệnh nhân có thể bỏ nẹp hoàn toàn sau khoảng 8 tuần. Trong đó, quá trình dùng nẹp của bệnh nhân được chia thành 2 giai đoạn: 4 tuần đầu đeo nẹp dài và 4 tuần kế tiếp đeo nẹp ngắn.

Bệnh nhân cần lưu ý không nên bỏ nẹp sớm vì khớp gối là bộ phận chịu hầu hết trọng lượng của cơ thể nên bạn cần đeo nẹp để hạn chế chuyển động của đầu gối. Mục đích chính là giảm lực tác động lên dây chằng, ngăn ngừa các ảnh hưởng đến sụn khớp và tránh khiến dây chằng bị giãn yếu.

Bệnh nhân không nên bỏ nẹp sớm nhằm tránh gây mất ổn định khớp gối.
Bệnh nhân không nên bỏ nẹp sớm nhằm tránh gây mất ổn định khớp gối.

Như vậy, vết sưng do dây chằng chéo trước sẽ hết sau 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để tránh các biến chứng về sau như: nhiễm trùng, teo cơ, viêm khớp, mất vững khớp gối,… bạn nên chủ động tìm hiểu về những lưu ý cần biết để hỗ trợ quá trình phục hồi của mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước, Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là lựa chọn đáng tin cậy. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm cùng các trang thiết bị tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng đủ các nhu cầu cho quá trình điều trị của bạn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và xây dựng lộ trình phục hồi riêng nhé!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 01/11/2024Ngày cập nhật: 13/01/2025

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.