1. Vai trò của phục hồi chức năng
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về vai trò cơ bản của phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng là một lĩnh vực y tế vô cùng quan trọng bên cạnh phòng bệnh và chữa bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẵng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.
Phục hồi chức năng là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất, cải thiện chức năng hoạt động của cơ quan bị thương tổn; hạn chế sự tiến triển của bệnh; phòng tránh bệnh tái phát và nguy cơ hệ lụy phía sau. Không chỉ dừng lại ở đó, tập luyện phục hồi chức năng giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường sự tự tin với tâm lý thoải mái, tích cực, xây dựng nền tảng cho sức khỏe bền vững.
2. Khi nào cần tập phục hồi chức năng?
Phục hồi chức năng đóng góp vai trò quan trọng với sức khỏe cá nhân cũng như cả xã hội, vậy trong trường hợp nào bạn cần gặp bác sĩ phục hồi chức năng?
- Sau chấn thương, tai nạn hoặc sau phẫu thuật: Sau khi trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật, cơ thể thường cần thời gian để phục hồi. Bác sĩ phục hồi chức năng sẽ giúp bạn xác định kế hoạch phục hồi phù hợp nhằm tối ưu hóa quá trình hồi phục. Bằng cách kết hợp các biện pháp như vật lý trị liệu, kết hợp vận động và liệu pháp massage … Các trường hợp có thể kể đến như là gãy xương; đứt dây chằng khớp gối; chấn thương sụn chêm; sau chấn thương sọ não; sau các ca phẫu thuật như thay khớp; thay dây chằng; phẫu thuật cột sống;…
- Triệu chứng đau và giảm chức năng: Những cơn đau nhức xương khớp đang làm phiền bạn rất có thể là dấu hiệu của những bệnh lý mãn tính và nguy hiểm nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu có thể là đau cổ vai gáy; căng cơ; trật khớp; thoái hóa xương khớp; cong vẹo cột sống; viêm khớp; thoát vị đĩa đệm…
- Sự suy giảm chất lượng cuộc sống: Một số trường hợp cần giảm đau, giảm viêm và giãn cơ như căng cơ cắp; viêm điểm bám gân ở cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, khớp gối…; viêm cấp như viêm cơ, tắc tia sữa…
- Quản lý triệu chứng bệnh mãn tính: Các trường hợp sau bệnh cấp tính cũng cần tới phục hồi chức năng để bác sĩ có thể đồng hành và thiết lập kế hoạch chăm sóc tổng thể, duy trì sức khỏe cho người bệnh như liệt dây VII ngoại vi (dây thần kinh số 7); liệt nửa người do tai biến mạch máu não; viêm tủy; viêm đa dây thần kinh; sau khi đặt stent vành; phẫu thuật tim – phổi; PHCN cho giãn tĩnh mạch chi…
3. Phương pháp điều trị
Tại MYREHAB – MATSUOKA, các kỹ thuật phục hồi chức năng được áp dụng sẽ tập trung vào vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng, chống viêm, giải phóng sự căng của cơ và kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.
Tiếp theo đó là phần vận động trị liệu – đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Những bài tập được đưa ra theo tình trạng bệnh, khả năng của người bệnh và được hướng dẫn thực hiện bởi các kỹ thuật viên lành nghề. Trong quá trình điều trị, không chỉ có bác sĩ theo dõi diễn biến phục hồi mà toàn bộ hệ thống thiết bị vận động trị liệu được sử dụng tại MYREHAB – MATSUAOKA cũng được áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm lưu trữ và nhận biết sự thay đổi tích cực mỗi ngày của người bệnh.