5 hiểu lầm về phục hồi chức năng sau chấn thương và sự thật nên biết!

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Phục hồi chức năng sau chấn thương là một quá trình quan trọng giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều hiểu lầm xoay quanh quá trình này khiến nhiều người áp dụng sai phương pháp hoặc bỏ qua những điều cần thiết. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ 4 hiểu lầm phổ biến về phục hồi chức năng sau chấn thương và cung cấp những thông tin cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

1. Phục hồi chức năng sau chấn thương chỉ dành cho người tàn tật

Nhiều người thường nghĩ rằng phục hồi chức năng chỉ cần thiết cho những người bị tàn tật sau chấn thương. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phục hồi chức năng không chỉ dành cho người khuyết tật hoặc khiếm khuyết lâu dài hoặc khiếm khuyết về thể chất. Thay vào đó, phục hồi chức năng có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người cao tuổi và cho mọi loại chấn thương, bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe.

Phục hồi chức năng là một chuỗi các biện pháp can thiệp nhằm giúp người bệnh tối đa hóa khả năng hoạt động và giảm thiểu những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày do bệnh tật gây ra. Nhờ đó, bệnh nhân có thể cải thiện đáng kể khả năng vận động, trở nên tự lập hơn sau những chấn thương do tai nạn giao thông, thể thao hoặc lao động nặng. Vì thế, bất kỳ ai gặp phải chấn thương, dù là nhẹ hay nặng, đều nên thực hiện phục hồi chức năng.

Phục hồi chức năng sau chấn thương là quá trình cần thiết cho bất kỳ ai muốn khôi phục vận động và chất lượng cuộc sống
Phục hồi chức năng sau chấn thương là quá trình cần thiết cho bất kỳ ai muốn khôi phục vận động và chất lượng cuộc sống

2. Không bắt buộc thực hiện phục hồi chức năng sớm

Có quan điểm cho rằng cho rằng việc phục hồi chức năng không cần bắt đầu ngay sau chấn thương mà có thể chờ đến khi vết thương lành hẳn. Điều này khiến không ít người trì hoãn hoặc bỏ qua giai đoạn quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thực tế cho thấy, bắt đầu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Điều này không chỉ đúng với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật mà ngay cả những người điều trị chấn thương bằng phương pháp bảo tồn (không phẫu thuật) cũng nên bắt đầu  thực hiện phục hồi chức năng ngay khi có chỉ định từ bác sĩ.

Phục hồi chức năng sớm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình hồi phục sau chấn thương, bao gồm:

  • Giảm đau và sưng: Việc vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn sớm giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm tình trạng đau và phù nề do bất động quá lâu.
  • Hạn chế cứng khớp và teo cơ: Thời gian bất động kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và teo cơ tại vùng bị tổn thương. Bắt đầu phục hồi chức năng sớm giúp duy trì độ linh hoạt của khớp và sức mạnh cơ, giúp nhanh chóng lấy lại chức năng vận động, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Tăng cường khả năng hồi phục toàn diện: Phục hồi chức năng sớm giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại thăng bằng và sức mạnh tổng thể, hạn chế nguy cơ tái phát chấn thương hoặc biến chứng sau này.

Thực hiện phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não càng sớm càng tốt để tránh các di chứng thương tật thứ cấp, từ đó rút ngắn thời gian điều trị sau này. Tìm hiểu ngay!

Bắt đầu phục hồi chức năng sớm có thể rút ngắn thời gian hồi phục và tăng cường hiệu quả điều trị
Bắt đầu phục hồi chức năng sớm có thể rút ngắn thời gian hồi phục và tăng cường hiệu quả điều trị

3. Có thể tự tập luyện tại nhà

Một quan niệm phổ biến là chỉ cần làm theo các bài tập hướng dẫn có sẵn trong sách hoặc trên internet là có thể tự phục hồi chức năng tại nhà. Quan niệm này dễ dẫn đến những sai lầm trong quá trình luyện tập, thậm chí khiến chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi bỏ qua giai đoạn vàng của điều trị.

Trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng, bệnh nhân nên tập luyện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia. Đây là thời điểm mà cơ và khớp còn yếu và dễ bị tổn thương, nên chỉ cần một động tác sai cách hoặc tập luyện không đúng cường độ có thể khiến chấn thương trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra những tổn thương mới.

Sau khi tình trạng vết thương đã có sự cải thiện rõ rệt và bệnh nhân quen dần với các bài tập, việc tự tập luyện tại nhà là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, các bài tập này cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, bệnh nhân nên thường xuyên tái khám để kiểm tra tiến độ phục hồi và nhận thêm lời khuyên từ chuyên gia. Điều này không chỉ giúp đánh giá chính xác tình trạng hồi phục mà còn kịp thời điều chỉnh chương trình tập luyện khi cần thiết, đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

Khi vết thương đã cải thiện, bệnh nhân có thể tự tập luyện tại nhà nhưng cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất
Khi vết thương đã cải thiện, bệnh nhân có thể tự tập luyện tại nhà nhưng cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất

4. Phục hồi chức năng sau chấn thương là tập các bài tập vật lý trị liệu

Nhiều người nhầm lẫn rằng phục hồi chức năng sau chấn thương đơn giản chỉ là tập những bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng. Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn đúng vì phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp chuyên sâu, không chỉ giới hạn ở việc tập luyện vận động.

Thực tế, quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm khôi phục chức năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong đó, các phương pháp chủ yếu bao gồm:

Vật lý trị liệu:

  • Vận động trị liệu: Bao gồm các bài tập vận động, nắn chỉnh, thể dục và sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều trị. Vận động trị liệu tập trung vào việc khôi phục chức năng vận động của hệ cơ xương khớp, cải thiện tính mềm dẻo thần kinh, gia tăng tuần hoàn dinh dưỡng, từ đó nâng cao khả năng vận động và linh hoạt của cơ thể.
  • Trị liệu bằng tác nhân vật lý: Sử dụng các yếu tố vật lý như sóng xung kích, điện xung, laser, di động mô mềm và nhiệt trị liệu. Các tác nhân vật lý này giúp giảm đau, giảm sưng, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích tái tạo mô tổn thương.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị và sức khỏe tổng quát của người bệnh để chỉ định hình thức điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp giữa vận động trị liệu và các phương pháp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Hoạt động trị liệu:

Hoạt động trị liệu là một phần quan trọng trong phục hồi chức năng, tập trung vào việc cải thiện sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ và khớp. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân phục hồi những kỹ năng cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, từ đó có thể tự thực hiện các công việc cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Phục hồi chức năng không chỉ đơn giản là tập luyện mà là một quá trình điều trị toàn diện, kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả phục hồi tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm: 5 phương pháp phục hồi chức năng rối loạn cơ tròn

Phục hồi chức năng là một quá trình điều trị toàn diện với nhiều phương pháp chuyên sâu nhằm giúp người bệnh có kết quả hồi phục tốt nhất
Phục hồi chức năng là một quá trình điều trị toàn diện với nhiều phương pháp chuyên sâu nhằm giúp người bệnh có kết quả hồi phục tốt nhất

5. Thời gian phục hồi chức năng không nhanh như uống thuốc

Thời gian phục hồi chức năng sau chấn thương không thể so sánh với việc uống thuốc, bởi quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực liên tục từ phía bệnh nhân. Khác với việc uống thuốc có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm đau hoặc giảm triệu chứng, phục hồi chức năng thông qua các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu thường diễn ra từ từ, theo từng giai đoạn phục hồi.

Trong quá trình phục hồi chức năng, bệnh nhân cần nhận thức rõ ràng mỗi người sẽ có một tốc độ hồi phục khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương, sức khỏe tổng quát và tính tuân thủ trong quá trình điều trị. Sự kiên nhẫn trong việc thực hiện các bài tập và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đạt được kết quả hồi phục mong muốn.

Một trong những ưu điểm lớn của phục hồi chức năng thông qua vật lý trị liệu là tính an toàn và khả năng hạn chế tác dụng phụ. Trong khi thuốc giảm đau hoặc các phương pháp điều trị xâm lấn như phẫu thuật có thể mang lại các tác dụng phụ không mong muốn hoặc rủi ro liên quan, phục hồi chức năng thường được coi là một lựa chọn an toàn hơn.

Phục hồi chức năng là một lựa chọn an toàn hơn so với thuốc
Phục hồi chức năng là một lựa chọn an toàn hơn so với thuốc, giúp người bệnh hạn chế tác dụng phụ và rủi ro tương tác thuốc

Hiểu đúng về quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương là yếu tố quan trọng giúp cải thiện hiệu quả điều trị và ngăn ngừa những tổn thương tái phát. Tránh những hiểu lầm phổ biến sẽ giúp bạn có kế hoạch phục hồi khoa học và an toàn hơn. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu và lộ trình phục hồi phù hợp, hãy liên hệ ngay với Myrehab Matsuoka để được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 29/11/2024Ngày cập nhật: 29/11/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.