Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ổ bụng cần thực hiện phương pháp cải thiện các cơn đau, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, hô hấp và tăng sức khỏe vùng có vết mổ. Việc phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng là vô cùng cần thiết để thúc đẩy quá trình hồi phục của người bệnh, tăng cường chức năng các cơ quan và hạn chế nguy cơ biến chứng trong tương lai.
1. Nguyên tắc khi phục hồi chức năng và điều trị
Người bệnh cần tiến hành phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng để hạn chế những rủi ro biến chứng và việc phục hồi chức năng cần đảm bảo những nguyên tắc dưới đây để đạt hiệu quả:
- Tiến hành phục hồi chức năng cả trước và sau khi phẫu thuật ổ bụng, tập vận động trị liệu ngay khi bệnh nhân vẫn đang trong giai đoạn hồi sức sau mổ để hạn chế những biến chứng thứ cấp.
- Ưu tiên áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng cải thiện hô hấp để hạn chế tình trạng thở nông, ứ đọng dịch tiết do quá trình gây mê và nằm lâu khi phẫu thuật.
- Thực hiện các bài tập giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường vận động vùng lưng bụng để cải thiện sinh hoạt bình thường của người bệnh.
- Thực hiện phục hồi chức năng toàn diện để cải thiện về chức năng hô hấp, tim mạch, khả năng vận động, tâm lý của người bệnh.
- Người bệnh cần chủ động luyện tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, kết hợp với sự hỗ trợ, động viên tinh thần của người nhà.
2. 12 bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng
Tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể mà người bệnh sẽ thực hiện những bài tập phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng dưới đây theo chỉ định của bác sĩ.
2.1. Trong ngày đầu sau phẫu thuật
2.1.1. Tập thở chậm và sâu
Lợi ích bài tập: Thực hiện thở đúng kỹ thuật để tránh dùng cơ hoành khi hô hấp gây đau đớn, đồng thời tránh sự ứ đọng dịch tiết.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên giường và kê gối cao dưới đầu, đặt một tay vào trước lồng ngực, tay còn lại đặt ở bụng.
Bước 2: Hít vào một hơi sâu, cố gắng giữ bụng không chuyển động mà chỉ căng lồng ngực, các xương sườn chuyển động ra ngoài lên trên.
Bước 3: Giữ nguyên thành bụng, thở ra nhẹ nhàng để lồng ngực xẹp vào, các xương sườn chuyển động xuống dưới vào trong.
Tần suất tập luyện: Thực hiện 16 – 18 lần thở/phút.
Lưu ý: Bạn cũng có thể tập ho hữu hiệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình đào thải các dịch tiết ứ đọng, đồng thời thực hiện các động tác tay hỗ trợ tăng kích thước lồng ngực nhằm hỗ trợ hô hấp.
Thời gian thực hiện: Trong 1 – 2 giờ đầu sau khi phẫu thuật. |
2.1.2. Bài tập lăn trở trên giường
Lợi ích bài tập: Bài tập giúp làm giảm nguy cơ tác động trực tiếp đến vết thương sau phẫu thuật, đồng thời vận động cơ thể nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa và kê gối đầu cao vừa phải, tay phải duỗi thoải mái và đưa ra ngoài khoảng 45 độ, tay trái đặt lên thành bụng.
Bước 2: Từ từ nghiêng hai đầu gối về bên phải, sau đó lăn người theo hướng chân mà vẫn đảm bảo từ vai đến khung chậu giữ thẳng, không bị xoay vặn. Thực hiện tương tự khi lăn trở bên còn lại.
Lưu ý: Khi trong tư thế nằm nghiêng, người bệnh có thể đặt 1 chiếc gối mỏng ở giữa hai đầu gối.
Thời gian thực hiện: Ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, trong khoảng 3 – 5 sau khi mổ. |
2.1.3. Tập ngồi sau phẫu thuật
Lợi ích bài tập: Vận động cơ thể nhẹ nhàng sau phẫu thuật để giảm cảm giác mệt mỏi, tránh tình trạng tê bì do nằm quá lâu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Người bệnh nằm gần ra mép giường, sau đó thực hiện kỹ thuật lăn trở để nghiêng cơ thể sang một bên.
Bước 2: Đưa chân xuống dưới thành giường, hai tay chống xuống giường ở trước ngực và nâng cơ thể lên nhẹ nhàng.
Bước 3: Dùng lực từ tay để nâng cơ thể ngồi thẳng lên, hai bàn chân chạm xuống sàn.
Lưu ý: Cần thực hiện động tác đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh tác động đến vết mổ.
Thời gian thực hiện: Bệnh nhân thực hiện sau khi phẫu thuật khoảng 6 – 12 giờ, trừ trường hợp vết thương hở còn chảy máu. |
2.1.4. Tập đứng, đi lại
Lợi ích bài tập: Bài tập cải thiện cải thiện sức khỏe toàn thân sau phẫu thuật, đồng thời giúp người bệnh có thể tự sinh hoạt, đi lại bình thường, tự đi vào nhà vệ sinh.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngồi trên giường, hai bàn chân chạm sàn.
- Bước 2: Một tay giữ thành bụng, một tay chống xuống mặt giường, dùng lực từ chân để nâng cơ thể đứng dậy.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế một tay giữ thành bụng, tay còn lại bám vào thanh vịn rồi bước đi chậm rãi.
Lưu ý: Giữ yên thành bụng trong lúc đi lại và tránh thực hiện động tác xoay vặn cơ thể khi luyện tập.
Thời gian thực hiện: Sau 12 tiếng kể từ khi phẫu thuật kết thúc. |
2.2. Từ ngày thứ 2 đến tuần thứ 4
2.2.1.Tập nghiêng xương chậu
Lợi ích bài tập: Bài tập tập trung vào tăng cường cơ sàn chậu, ngăn ngừa sẹo dính, yếu cơ bụng, đau lưng dưới.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, đầu gối cong để hai bàn chân chạm sàn.
Bước 2: Hóp bụng và đẩy phần xương chậu lên trên nhẹ nhàng, ép lưng xuống sàn nhà, cảm nhận cơ bụng hơi căng. Giữ trong vài giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại 5 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày. Bạn có thể tăng dần số lần thực hiện theo thời gian.
Lưu ý: Để lưng hơi cong và siết chặt cơ bụng hơn khi đẩy lưng xuống sàn.
Thời gian thực hiện: Trong tuần thứ 2 – 4 sau phẫu thuật. |
2.2.2. Tập cuộn đầu gối
Lợi ích bài tập: Cải thiện sức khỏe các cơ bụng và cơ sàn chậu, phục hồi khả năng vận động linh hoạt của thân dưới.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, 2 tay dang ngang tạo thành hình chữ T với cơ thể.
Bước 2: Gập 2 đầu gối lên, nhẹ nhàng đưa gối sang bên phải.
Bước 3: Đồng thời xoay hông và lưng dưới theo hướng đó.
Tần suất tập: Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu, lặp lại với bên còn lại. Thực hiện bài tập 5 lần/bên.
Thời gian thực hiện: Trong tuần thứ 2 – 4 sau phẫu thuật. |
2.2.3. Tập duỗi lưng dưới
Lợi ích bài tập: Giảm đau ở lưng, cải thiện cơ bụng và hạn chế nguy cơ bị sẹo dính, hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đứng thẳng, đặt hai tay ở phần lưng dưới.
Bước 2: Đẩy hông về phía trước, sử dụng sự trợ giúp của hai tay đến khi cột sống lưng dưới được duỗi thoải mái, sau đó trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại động tác này 3 – 5 lần.
Thời gian thực hiện: Trong tuần thứ 2 – 4 sau phẫu thuật. |
2.2.4. Tập nâng hông
Lợi ích bài tập: Hỗ trợ cải thiện phần cột sống lưng, hông và căng cơ bụng, giảm tình trạng nhức mỏi và cải thiện tuần hoàn máu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tập, duỗi thẳng chân, đặt hai bàn tay xuống dưới phần hông.
Bước 2: Siết chặt các cơ bụng, cong lưng và đẩy phần lưng và vai lên trên, ngửa cổ về phía sau, giữ cho đầu và mông vẫn đặt trên thảm.
Tần suất tập luyện: Lặp lại động tác 10 lần/hiệp, tập 3 hiệp/ngày.
Thời gian thực hiện: Trong tuần thứ 2 – 4 sau phẫu thuật. |
2.3. Từ tuần thứ 4 – tuần thứ 6 sau phẫu thuật
2.3.1. Tập hóp bụng
Lợi ích bài tập: Đây là bài tập tăng cường tập trung vào cải thiện trương lực cơ thành bụng trước.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Giữ tư thế chống 2 bàn tay và 2 đầu gối xuống thảm tập.
- Bước 2: Hít vào sâu rồi thở ra và hóp chặt bụng, cảm nhận sự thắt chặt của các cơ bụng dưới.
- Bước 3: Giữ trong 4 giây sau đó hít vào sâu và thả lỏng cơ bụng.
Tần suất tập luyện: Lặp lại bài tập 10 lần/hiệp, thực hiện 3 hiệp/ngày.
Lưu ý: Giữ lưng thẳng trong quá trình hít vào và thở ra.
Thời gian thực hiện: Trong tuần thứ 4 – 6 sau phẫu thuật. |
2.4. Từ sau tuần thứ 6
2.4.1. Gập bụng
Lợi ích bài tập: Đây là bài tập được thực hiện khi tình trạng vết mổ của người bệnh đã ổn định, giúp tăng cường lực cơ bụng và cải thiện sự linh hoạt của vùng bụng.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa, co đầu gối để hai bàn chân chạm sàn, hai tay đan lại và để sau gáy (hoặc có thể đặt bàn tay lên hai bên đùi).
Bước 2: Dùng cơ bụng để kéo phần đầu và vai lên khỏi mặt sàn, sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập luyện: Lặp lại bài tập 10 lần/hiệp, thực hiện 3 hiệp/ngày.
Thời gian thực hiện: Sau tuần thứ 6 từ phẫu thuật ổ bụng. |
2.4.2.. Tay chạm gót
Lợi ích bài tập: Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng có thể thực hiện bài tập chạm gót chân để cải thiện các nhóm cơ cạnh sườn bụng.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tập, co đầu gối để bàn chân chạm thảm, hai tay duỗi thoải mái.
Bước 2: Dồn lực vào cơ bụng để nâng đầu và vai, co sườn bụng bên phải để đưa bàn tay phải chạm vào gót chân phải.
Bước 3: Quay về vị trí ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tần suất tập luyện: Lặp lại bài tập 10 lần/hiệp, thực hiện 3 hiệp/ngày.
Thời gian thực hiện: Sau tuần thứ 6 từ phẫu thuật ổ bụng. |
2.4.3. Tư thế cây cầu
Lợi ích bài tập: Bài tập tăng cường sức mạnh dành cho các cơ ở lưng và bụng, cải thiện sự linh hoạt của các cơ quan sau phẫu thuật.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai.
Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng cao hông và bụng.
Bước 3: Vai và cổ gáy áp sát dưới sàn.
Tần suất tập luyện: Lặp lại bài tập 10 lần/hiệp, thực hiện 3 hiệp/ngày.
Lưu ý: Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả.
Thời gian thực hiện: Sau tuần thứ 6 từ phẫu thuật ổ bụng. |
Có thể bạn quan tâm: Bài tập phục hồi chức năng sau mổ tuyến giáp
3. Hoạt động trị liệu
Bên cạnh các bài tập vận động trị liệu chính, các kỹ thuật viên sẽ theo sát trong quá trình tập luyện để bệnh nhân có thể cải thiện khả năng di chuyển, tự đi lại quanh giường, đi vào nhà vệ sinh, đi lại quanh phòng và tăng dần quãng đường theo từng ngày.
Ngoài ra, kỹ thuật viên còn hướng dẫn để bệnh nhân có thể trở lại thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân bình thường như ăn uống, thay quần áo,… và quay trở lại sinh hoạt, làm việc như bình thường sau phẫu thuật ổ bụng.
4. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng được áp dụng được áp dụng xuyên suốt để tạo cảm giác thoải mái, giảm sự lo lắng của người bệnh trong quá trình điều trị.
Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, phương pháp điều trị cần áp dụng, nguy cơ biến chứng, những phương pháp trị liệu nên thực hiện,… để tạo cảm giác an tâm cho bệnh nhân. Người nhà bệnh nhân cũng cần phối hợp trong quá trình trị liệu nhằm tạo tinh thần tốt, tăng hiệu quả phục hồi.
Xem ngay: Phục hồi chức năng xẹp phổi: 5 thông tin nhất định phải nắm rõ
5. Một số biến chứng sau phẫu thuật ổ bụng và cách khắc phục
Sau phẫu thuật ổ bụng, người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng như chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có nguy cơ bị tắc ruột, viêm phúc mạc, dính ruột, áp xe… Nếu phát hiện các dấu hiệu như bụng đau quặn từng cơn, sốt cao, phân đen, hoặc vết mổ chảy dịch và sưng đau, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời, hạn chế các biến chứng diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Để hỗ trợ quá trình phục hồi toàn diện sau phẫu thuật ổ bụng và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau:
- Vận động nhẹ bằng cách đi lại chậm rãi từ 3 – 4 ngày sau mổ để hỗ trợ lưu thông máu và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Người bệnh nên ưu tiên các thức ăn mềm, được chế biến dạng súp, cháo,… trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tác dụng phụ và hỗ trợ đào thải độc tố.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo chỉ định.
6. 6 lưu ý khi phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng
Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng để đạt được hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tránh nằm nghỉ ngơi một chỗ quá lâu vì có thể gây mệt mỏi, giảm lưu thông máu, gây tê bì. Thay vào đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập thường xuyên phù hợp với từng giai đoạn sau phẫu thuật.
- Tăng dần cường độ luyện tập, người bệnh có thể tăng cường đi bộ ở khoảng cách xa hơn khi cảm thấy sức khỏe được cải thiện.
- Tránh động tác khom lưng, xoay vặn cơ thể, tác động lực vào vết mổ trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật để hạn chế cơn đau và hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Nếu gặp các cơn đau trong quá trình trị liệu, hãy dừng luyện tập để nghỉ ngơi và báo với bác sĩ ngay nếu tình trạng đau diễn biến nghiêm trọng.
- Đặt một chiếc gối nhỏ dưới hai đầu gối khi nằm để hạn chế áp lực lên thành bụng, giảm cảm giác khó chịu ở vết thương.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ, nước và các dưỡng chất để bổ sung sau khi phẫu thuật.
7. Giải đáp câu hỏi thường gặp
Bên cạnh những phương pháp trị liệu, dưới đây là những câu hỏi thường gặp về phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng.
Câu 1: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng bao lâu có thể tập thể dục?
Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng cần lưu ý nghỉ ngơi trong 2 tuần đầu tiên và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng phù hợp, kết hợp với đi bộ ngắn nhẹ nhàng vào vài ngày đầu sau phẫu thuật. Từ tuần thứ 4 – 8, lúc này bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các bài tập tăng cường với dụng cụ. Kể từ tuần 8 – 12, tình trạng của người bệnh đã ổn định hơn nên có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện tập thể dục với cường độ cao hơn.
Câu 2: Những ai nên phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng
Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng có thể được áp dụng đối với bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật như:
- Phẫu thuật đại trực tràng: Phẫu thuật cắt trước, cắt trước thấp, cắt trước cực thấp, cắt trực tràng qua ổ bụng và tầng sinh môn, Hartmann, cắt bỏ nửa đại tràng, cắt đại tràng nội soi hỗ trợ, cắt bỏ trực tràng, Hartmann đảo ngược, cắt đại tràng Sigma, cắt bỏ ruột non, cắt bỏ một phần đại tràng, cắt bỏ toàn bộ đại tràng, cắt trực tràng sigma, mở thông hồi tràng, cắt bỏ ruột thừa.
- Phẫu thuật đường tiêu hóa trên: Phẫu thuật cắt dạ dày, cắt gan, cắt thực quản, cắt túi mật mở, trị thoát vị khe hoành, phẫu thuật tuyến tụy, Whipple (phẫu thuật cắt tụy tá tràng).
- Phẫu thuật đường tiết niệu: Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận, cắt ống dẫn mật, cắt thận, cắt thận nội soi (có hỗ trợ bằng tay), tạo hình bể thận, cắt bỏ nang ống dẫn ruột hồi, cắt nang hoàn toàn tuyến tiền liệt, cắt niệu quản, cắt tuyến tiền liệt triệt căn, cắt niệu quản.
- Một số chỉ định phẫu thuật khác: Phẫu thuật mở bụng thăm dò, cắt bỏ lá lách, cắt bỏ toàn bộ vùng chậu, trị thoát vị bẹn, cắt bỏ toàn bộ tử cung qua đường bụng.
Câu 3: Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ổ bụng cần chú ý
Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thành bụng, ruột, cơ liên hoành, thần kinh phế vị; tắc ruột, liệt ruột, tắc ruột do dính vết mổ sau một thời gian; chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tụ dịch ổ bụng; viêm phổi, xẹp phổi thứ phát, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Nếu gặp tình trạng đau nhức, sưng viêm hoặc các triệu chứng ở vết mổ, hãy báo với bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Các phương pháp phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng cần được tiến hành để hạn chế hiệu quả các biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả. Người bệnh nên tiến hành phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp trị liệu phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Nếu bạn tìm kiếm địa chỉ trị liệu sau phẫu thuật ổ bụng uy tín thì có thể đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA – địa chỉ uy tín tiến hành phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản với lộ trình điều trị cá nhân hóa để phù hợp với tình trạng và nhu cầu phục hồi của mỗi bệnh nhân.
Tại MYREHAB MATSUOKA, người bệnh sẽ được thăm khám và lượng giá chấn thương bởi các bác sĩ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng và được hướng dẫn trong quá trình tập luyện bởi những kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán và trị liệu tiên tiến được nhập khẩu từ châu Âu tại MYREHAB MATSUOKA còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập luyện và theo dõi tình trạng và hiệu quả tập luyện của người bệnh.
Đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được hỗ trợ tận tình và tăng hiệu quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.