Tổng hợp: 9 thông tin cần biết trước khi phục hồi chức năng 

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Phục hồi chức năng ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý, chấn thương thuyên giảm, phục hồi lại chức năng của một số cơ quan sau điều trị. Quá trình này được thực hiện cùng với việc chữa bệnh và phòng bệnh, giúp người bệnh duy trì sức khỏe lâu dài, hòa nhập lại với cuộc sống. Để hiểu rõ hơn nữa về vai trò, đối tượng điều trị, các hình thức, các phương pháp, quy trình và chi phí tập phục hồi chức năng, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Phục hồi chức năng là gì? 

Theo Bộ Y tế (DH) và Hiệp hội Y học Phục hồi chức năng Anh (BSRM – đại diện cho các bác sĩ và các chuyên gia khác như nhà vật lý trị liệu và nhà trị liệu nghề nghiệp), “Phục hồi chức năng là một quá trình đánh giá, điều trị và quản lý mà qua đó cá nhân (và gia đình và người chăm sóc của họ) được hỗ trợ để đạt được tiềm năng tối đa về chức năng thể chất, nhận thức, xã hội và tâm lý, tham gia vào xã hội và chất lượng cuộc sống.”

Hay nói cách khác, phục hồi chức năng sử dụng các biện pháp trị liệu can thiệp vào các cơ quan tổn thương do chấn thương hoặc bệnh lý trong cơ thể bệnh nhân nhằm khôi phục lại chức năng của các cơ quan này. Từ đó giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động của cơ thể, tăng sự tự chủ trong sinh hoạt thường ngày, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế. 

Với khả năng tạo ra hiệu quả lâu dài, bền bỉ và thúc đẩy tốc độ hồi phục, phục hồi chức năng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chữa lành của bệnh nhân. 

Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân lấy lại khả năng tự vận động và khả năng tự chủ trong cuộc sống
Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân lấy lại khả năng tự vận động và khả năng tự chủ trong cuộc sống của họ

2. Vai trò của phục hồi chức năng

1 – Phục hồi chức năng thể chất của người bệnh: Phục hồi chức năng giúp lấy lại các chức năng thể chất cho bệnh nhân bị suy giảm do bệnh tật hoặc chấn thương, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, giảm tình trạng tê liệt và cải thiện chức năng cảm giác,…

Bệnh nhân có thể tăng tốc độ phục hồi, nâng cao thể lực và khả năng tự chủ nhờ phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tăng tốc độ phục hồi, nâng cao thể lực và tự chủ trong sinh hoạt

2 – Tăng tốc độ phục hồi cho bệnh nhân: Phục hồi chức năng tác động trực tiếp vào các cơ quan tổn thương, chủ động thúc đẩy sự tái tạo và vận động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó tăng tốc độ hồi phục cho cơ thể, giúp bệnh nhân có thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường, còn khiến họ cảm thấy tích cực hơn trong suy nghĩ và tâm lý. 

Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tích cực và yêu đời hơn
Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tăng tốc độ phục hồi, khiến họ có cảm xúc tích cực hơn và yêu đời hơn

3 – Cải thiện khả năng tự chủ sinh hoạt: Phục hồi chức năng giúp tăng cường khả năng sinh hoạt độc lập của các bệnh nhân mắc phải các tình trạng bệnh lý hoặc chấn thương như khả năng tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân, tự đi lại, vận động theo ý muốn,…

Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có thể tự sinh hoạt mà không cần người chăm sóc
Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có thể tự sinh hoạt bằng chính khả năng của bản thân, không cần dựa vào người chăm sóc

4 – Giúp bệnh nhân tái hòa nhập vào xã hội: Mắc phải khiếm khuyết sau khi trải qua bệnh tật, tai nạn… khiến cuộc sống của bệnh bị đảo lộn. Khi đó, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng, không khiến họ cảm thấy lạc lõng và tổn thương trong cuộc sống. Ví dụ, người mù được dạy chữ nổi, người câm được dạy ngôn ngữ tay,… Điều này sẽ giúp họ có thể giao tiếp và sử dụng các chức năng như người bình thường. 

Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng
Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng, lấy lại cảm giác yêu đời, vui sống

5 – Chăm sóc phòng ngừa bệnh tật: Mục đích của phục hồi chức năng còn nằm ở việc cải thiện và duy trì các chức năng thể chất trong trạng thái ổn định, giúp ngăn ngừa tái phát và phòng ngừa bệnh tật, đồng thời phòng tránh các biến chứng nguy hiểm sau khi mắc bệnh. 

Phục hồi chức năng giúp phòng ngừa bệnh, tăng sức đề kháng
Phục hồi chức năng giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, hỗ trợ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát bệnh

3. Đối tượng tập phục hồi chức năng

Không phải ai cũng có thể tự tập phục hồi chức năng. Bởi để bắt đầu liệu trình chuẩn, bác sĩ phải viết giấy giới thiệu/đơn thuốc tới bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, bác sĩ trị liệu, hoặc trung tâm phục hồi chức năng. Giấy giới thiệu/đơn thuốc sẽ nêu rõ chẩn đoán (tai biến mạch máu não, liệt nửa người, gãy tay, cong vẹo cột sống,…) và mục tiêu điều trị. 

Dưới đây là một vài nhóm đối tượng được chỉ định và chống chỉ định tập phục hồi chức năng. 

3.1. Đối tượng chỉ định

Các bệnh cần phục hồi chức năng sẽ được bác sĩ, chuyên gia chỉ định như sau: 

  • Nhóm bệnh về cơ – xương – khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gout, loãng xương,…
  • Nhóm bệnh về thần kinh cần phục hồi chức năng: Đột quỵ (Tai biến mạch máu não), Parkinson, Alzheimer, động kinh, đau nửa đầu, đa xơ cứng,…
  • Nhóm bệnh về tim mạch cần phục hồi chức năng: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành,… 
  • Chấn thương cần phục hồi chức năng: Gãy tay, chân, chấn thương dây chằng,…
  • Bệnh về hô hấp cần phục hồi chức năng: Viêm phế quản, hậu tràn dịch màng phổi,…
  • Bệnh ung thư cần phục hồi chức năng: Ung thư vú, ung thư máu, ung thư phổi,… 
  • Rối loạn chức năng cơ sàn chậu: Tiểu rắt, són tiểu, tiểu nhiều lần, són phân, xì hơi không kiểm soát, sa bàng quang, sa tử cung,…
  • Những bệnh khác cần phục hồi chức năng: Người có tâm lý rối loạn, căng thẳng lâu dài, trầm cảm, tự kỷ, ngủ không ngon,…
Bệnh nhân mắc phải các bệnh như gãy tay, chân, đau nhức cơ xương khớp, bệnh tim mạch,... được chỉ định phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng sẽ được chỉ định cho bệnh nhân mắc phải các bệnh cần phục hồi chức năng như gãy tay, chân, đau nhức cơ xương khớp, bệnh tim mạch,…

3.2. Đối tượng chống chỉ định

Một số đối tượng chống chỉ định tập phục hồi chức năng cần lưu ý:

  • Người vừa mới gặp chấn thương nặng: Khi vừa gặp chấn thương, các cơ quan của bệnh nhân còn rất yếu và nhiều khả năng đã đứt, gãy, hoặc có tổn thương nghiêm trọng. Việc phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu quá sớm sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Người mắc các bệnh lý cấp tính, đang tiến triển: như sốt cao, ung thư đang tiến triển, lao tiến triển, chảy máu, xuất huyết,… 
  • Người mắc các bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng, không kiểm soát,…
Bệnh nhân chỉ nên tập khi được chỉ định bởi bác sĩ
Bệnh nhân không nên tập phục hồi chức năng ngay vào giai đoạn cấp tính, bệnh đang tiến triển, chưa được kiểm soát, mà chỉ nên tập khi được chỉ định bởi bác sĩ

4. 4 hình thức phục hồi chức năng

4.1. Phục hồi tại viện

Khi phục hồi chức năng tại viện thì bệnh nhân được giám sát và quản lý bởi các cán bộ y tế có chuyên môn và thẩm quyền, giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả và an toàn nhất. Do đó, bệnh nhân luôn được khuyến khích nên đến tập phục hồi tại các bệnh viện. 

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bệnh nhân được đánh giá chuyên sâu.
  • Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ kịp thời trong tình huống khẩn cấp. 
  • Cơ sở vật chất đầy đủ hơn so với tại nhà. 
  • Đội ngũ bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao.
  • Có thể tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể bởi một liệu trình phục hồi chức năng thường kéo dài trong vài tuần tới vài tháng.
  • Không gian tập có nhiều bệnh nhân, có thể cảm thấy ngại ngùng, không thoải mái.
Tập phục hồi chức năng tại bệnh viện công sẽ có những ưu, nhược điểm riêng
Tập phục hồi chức năng tại bệnh viện công sẽ có cơ sở vật chất đầy đủ nhưng thường hơi đông

4.2. Phục hồi tại trung tâm phục hồi chức năng

Bên cạnh bệnh viện, các trung tâm phục hồi chức năng cũng đang khá phổ biến và được nhiều bệnh nhân đăng ký điều trị. Luyện tập phục hồi chức năng tại trung tâm giúp bệnh nhân được giám sát và chăm sóc bởi các chuyên gia y tế, cũng giúp bệnh nhân tự do sinh hoạt hơn so với nhập viện. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Được theo dõi cẩn thận, sát sao, được hỗ trợ kịp thời trong tình huống khẩn cấp. 
  • Cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao.
  • Môi trường tập luyện yên tĩnh, thoải mái, ít người.
  • Được tư vấn 1 – 1 và thiết kế lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng cá nhân.
  • Đội ngũ bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao. 
  • Chi phí cao hơn so với phục hồi chức năng ở bệnh viện công.
  • Mất thời gian và công sức di chuyển đến trung tâm. 
Tập phục hồi chức năng tại trung tâm trị liệu tư nhân giúp bệnh nhân được tập trong môi trường thoải mái
Tập phục hồi chức năng tại trung tâm trị liệu tư nhân giúp bệnh nhân được tập trong môi trường thoải mái, cơ sở vật chất hiện đại và được các bác sĩ chăm sóc tận tình

4.3. Phục hồi tại nhà

Với hình thức này, bệnh nhân không phải di chuyển đi xa khỏi nơi họ sinh sống mà các kỹ thuật viên trị liệu sẽ mang các thiết bị, dụng cụ tới tận nơi để chữa trị. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Không tốn thời gian, công sức của người bệnh, gia đình.
  • Chi phí phải chăng.
  • Không gian thoải mái, không phải tiếp xúc với nhiều người lạ.
  • Có thể thiếu dụng cụ, thiết bị chuyên nghiệp.
  • Không đủ kỹ thuật viên. 
  • Không có khả năng thực hiện những liệu pháp ở trình độ cao.
Tập phục hồi chức năng tại nhà
Phục hồi chức năng tại nhà với kỹ thuật viên giúp bệnh nhân không cần tốn thời gian di chuyển mà vẫn có thể đạt hiệu quả cao

4.4. Phục hồi tại cộng đồng

Đây là hình thức các cơ sở y tế, gia đình bệnh nhân sẽ được truyền dạy các phương pháp phục hồi chức năng. Người bệnh sẽ được phục hồi ngay tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Được thực hiện theo nhóm hoặc cộng đồng gần nơi bệnh nhân sinh sống, tạo sự thuận tiện và động lực tập luyện cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân được tiếp xúc với các bệnh nhân có cùng tình trạng, giúp họ đồng cảm và cảm thấy tự tin, yêu đời hơn.
  • Bệnh nhân có thể được giúp đỡ và giám sát bởi những người cùng tập luyện.
  • Ngoài thời gian tập tại trung tâm, bệnh nhân sẽ không được theo dõi kỹ càng, khó được hỗ trợ kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
  • Không có khả năng thực hiện những liệu pháp ở trình độ cao.
  • Có thể thiếu máy móc, thiết bị chuyên nghiệp.
Hình thức phục hồi chức năng tại cộng đồng
Bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức phục hồi chức năng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân

5. 5 phương pháp phục hồi chức năng

Đối với mỗi một tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp để quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả. Dưới đây là 5 phương pháp phục hồi chức năng phổ biến nhất hiện nay. 

5.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các kích thích vật lý như nóng, lạnh, dòng điện, siêu âm,… để phục hồi chức năng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định các bài tập tác động vào các nhóm cơ quan đang trong quá trình hồi phục, kích thích khả năng hoạt động của các cơ quan này, giúp chúng làm quen lại với các chuyển động cơ bản. 

Phương pháp phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu kích thích khả năng tự vận động của cơ thể, giúp bệnh nhân phục hồi lại khả năng sử dụng các cơ quan vận động sau tổn thương

5.2. Vận động trị liệu

Vận động trị liệu cũng là phương pháp điều trị dành cho các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, khi tổn thương còn mới và chưa thể tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ chuyển động các cơ quan hoặc bộ phận tổn thương một cách thụ động (VD: massage, xoay khớp cổ tay,…). Mục tiêu của phương pháp này là phục hồi và duy trì tầm hoạt động của cơ xương khớp, giảm đau và giúp thư giãn các cơ.

Phương pháp phục hồi chức năng bằng vận động trị liệu
Hoạt động trị liệu giúp bệnh nhân thư giãn các cơ, kích thích vận động thụ động, giúp cơ thể làm quen lại với chuyển động

5.3. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu thường dành cho các bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần,… để cải thiện kỹ năng giao tiếp, xây dựng tư duy lành mạnh, không suy nghĩ tiêu cực, học cách đối mặt và quản lý tốt cảm xúc của mình. Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia/bác sĩ tiếp cận bằng nhiều hình thức, kỹ thuật tâm lý (VD: trò chuyện, thảo luận,…) kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc bổ trợ khi cần thiết. 

Phương pháp phục hồi chức năng bằng tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp tiếp cận về tinh thần, giúp bệnh nhân thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực và hướng đến sự tích cực

5.4. Hoạt động trị liệu

Tuy cũng sử dụng phương pháp tiếp cận giống như vật lý trị liệu, nhưng hoạt động trị liệu tập trung vào khả năng tự sinh hoạt của bệnh nhân nhiều hơn, giúp bệnh nhân có thể dần tự chủ trong sinh hoạt mà không cần phụ thuộc vào người chăm sóc. Bệnh nhân sẽ được làm quen với các hoạt động sinh hoạt đời thường như tắm, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi vệ sinh hay tự di chuyển. 

Phương pháp phục hồi chức năng bằng hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu giúp bệnh nhân tự chủ trong sinh hoạt thường ngày mà không cần dựa vào người chăm sóc

5.5. Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu thường dành cho các bệnh nhân mất khả năng sử dụng ngôn ngữ như người mắc bệnh tự kỷ, bại não, hở hàm ếch, mất thính lực, bệnh Parkinson hoặc có các tật khi nói chuyện. Bệnh nhân sẽ được các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu hướng dẫn làm quen với giao tiếp, chỉnh sửa các lỗi phát âm và sử dụng ngôn ngữ, tạo cho bệnh nhân những thói quen giao tiếp chuẩn chỉnh. 

Phương pháp phục hồi chức năng bằng ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu giúp cải thiện khả năng giao tiếp đối với các bệnh nhân gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ

Tham khảo bài viết Top 5 phương pháp phục hồi chức năng hiệu quả cao, an toàn để hiểu hơn về từng phương pháp, đối tượng chỉ định điều trị và liệu pháp trị liệu phù hợp.

6. Quy trình phục hồi chức năng

Khi mắc phải một trong các bệnh cần phục hồi chức năng, bệnh nhân cần thực hiện các bước theo quy trình sau: 

  • Bước 1: Đăng ký thăm khám tại bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng
  • Bước 2: Thăm khám với bác sĩ
  • Bước 3: Lượng giá chức năng
  • Bước 4: Tư vấn phương pháp điều trị 
  • Bước 5: Gặp kỹ thuật viên trị liệu, lượng giá chức năng với KTV
  • Bước 6: Thực hiện các liệu pháp và bài tập
  • Bước 7: Ghi chú và đánh giá sau buổi điều trị
  • Bước 8: Kỹ thuật viên theo dõi quá trình luyện tập và điều chỉnh
  • Bước 9: Đánh giá kết quả
  • Bước 10: Hướng dẫn tự chăm sóc và duy trì luyện tập
Khi mắc phải một trong các bệnh cần phục hồi chức năng, bệnh nhân cần đăng ký thăm khám với bác sĩ
Bệnh nhân cần đăng ký thăm khám với bác sĩ ngay khi mắc bệnh ảnh hưởng tới khả năng vận động để được tư vấn phục hồi chức năng

Để nắm rõ quy trình phục hồi chức năng cụ thể cùng các thông tin liên quan, bạn có thể tham khảo bài viết: 6 thông tin cần biết về quy trình phục hồi chức năng.

7. Chi phí tập phục hồi chức năng 

Chi phí tập phục hồi chức năng thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như tình trạng của bệnh nhân, địa điểm lựa chọn để tập phục hồi chức năng, hình thức phục hồi chức năng bệnh nhân lựa chọn, thời gian và số buổi tập, chế độ bảo hiểm,… Dưới đây là khoảng chi phí tập phục hồi chức năng tại các địa điểm khác nhau: 

  • Chi phí tập phục hồi chức năng tại Trung tâm phục hồi chức năng: 400.000 – 1.200.000 VND/buổi   
  • Chi phí tập phục hồi chức năng tại Bệnh viện công lập: 300.000 – 600.000 VND/buổi
  • Chi phí tập phục hồi chức năng tại Bệnh viện tư nhân: 1.200.000 – 3.000.000 VND/buổi
Chi phí tập phục hồi chức năng thay đổi dựa trên nhiều yếu tố
Chi phí tập phục hồi chức năng phụ thuộc vào nhu cầu, tình trạng bệnh, hình thức phục hồi chức năng,… của bệnh nhân

8. Những quan niệm sai lầm về phục hồi chức năng

Nhiều bệnh nhân e ngại sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng vì nhiều quan niệm sai lầm, dẫn đến việc bỏ qua cơ hội được điều trị và chữa bệnh. Sau đây là 3 quan niệm sai lầm về phục hồi chức năng mà bệnh nhân cần loại bỏ:

1 – Phục hồi chức năng chỉ dành cho người khuyết tật

Mục đích của phục hồi chức năng không chỉ dành cho người khuyết tật, mà là dịch vụ y tế thiết yếu dành cho bất kỳ ai có tính trạng sức khỏe cấp tính hoặc mạn tính, suy giảm hoặc hạn chế khả năng hoạt động do chấn thương, tai nạn và bệnh lý. Do đó, phục hồi chức năng là cần thiết và dành cho bất kỳ ai có nhu cầu, bất kể là người khuyết tật hay người bình thường. 

2 – Điều trị phục hồi chức năng tốn rất nhiều tiền

Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị căn bản trong việc phục hồi sức khỏe. Chi phí của các dịch vụ phục hồi chức năng ở các bệnh viện công thường không cao và thường được quy định bởi Bộ Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Bệnh nhân nếu đăng ký các gói điều trị dài hạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng lẻ các dịch vụ phục hồi chức năng.  

Ngoài ra, phục hồi chức năng cũng nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế hỗ trợ tại các cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký bảo hiểm y tế. Vì thế nếu người bệnh đang sở hữu thẻ bảo hiểm y tế thì khoản chi cho phục hồi chức năng sẽ được miễn giảm rất nhiều. 

3 – Chỉ điều trị phục hồi chức năng chức năng khi bị bệnh

Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ rằng chỉ cần phục hồi chức năng cho tới khi khỏi bệnh là có thể nghỉ hoàn toàn. Tuy nhiên, ngoài khả năng chữa bệnh, tập phục hồi chức năng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh lý và phòng tránh tái phát các bệnh đã mắc.

Ví dụ, đối với người sau khi khỏi bệnh gãy xương hoặc viêm khớp, việc tập luyện phục hồi chức năng liên tục sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, khả năng sinh hoạt, giảm thiểu được nguy cơ tái phát và nhiều biến chứng khác của bệnh. 

Quan niệm sai lệch về tập phục hồi chức năng có thể khiến bệnh nhân e ngại, làm chậm quá trình phục hồi
Việc quan niệm sai lệch về tập phục hồi chức năng có thể khiến bệnh nhân chần chừ, e ngại, làm chậm quá trình phục hồi

9. Giới thiệu Trung tâm Phục hồi chức năng uy tín

Lựa chọn địa điểm phục hồi chức năng uy tín và phù hợp sẽ giúp bệnh nhân được hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình tập luyện, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Do đó, việc lựa chọn địa điểm phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng. 

Bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng tại Hà Nội có thể tham khảo Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA. Đến với Myrehab – Matsuoka, bệnh nhân sẽ được:

  • Điều trị bằng phác đồ cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe với các phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau, chống viêm kết hợp cùng lộ trình vận động trị liệu tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm đem lại hiệu quả lâu dài, không gây ra tác dụng phụ, giúp chủ động trong việc phòng ngừa biến chứng và các bệnh lý khác.
  • Khám và trị liệu bởi các PGS.TS, các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành về phục hồi chức năng đến từ bệnh viện Việt Đức, bệnh viện 108 cùng các kỹ thuật viên tay nghề cao, được hỗ trợ tư vấn với chuyên gia phục hồi chức năng Đức và Nhật Bản với chi phí không thay đổi.
  • 100% hệ thống máy vật lý trị liệu như máy laser, sóng ngắn, hồng ngoại, điện xung, máy kéo giãn cột sống… và hệ thống máy vận động trị liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Âu Mỹ, sử dụng công nghệ AI để lập kế hoạch tập luyện phù hợp với thể trạng từng người, đánh giá sự tăng tiến của bệnh nhân qua mỗi buổi tập.
  • Diện tích trung tâm gần 1000m2 cùng cách bày trí mang đến một không gian thư giãn, rộng rãi, thuận tiện cho khách di chuyển và luyện tập trên cùng mặt sàn.
Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka
Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA có đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng

Bài viết đã cung cấp 9 thông tin quan trọng cần biết trước khi tập phục hồi chức năng dành cho bệnh nhân và người nhà. Phục hồi chức năng là một quá trình dài, yêu cầu sự kiên trì và bền bỉ nên bệnh nhân cần trang bị đầy đủ kiến thức liên quan và một tinh thần thoải mái để quá trình tập luyện được diễn ra hiệu quả

Bệnh nhân có thắc mắc hay nhu cầu tập phục hồi chức năng có thể đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka để thăm khám, tư vấn và chữa trị. Chi tiết thông tin liên hệ:

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 04/02/2024Ngày cập nhật: 19/03/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.