5 điều cần biết về phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Người bệnh sau đột quỵ có thể gặp hạn chế về khả năng vận động của bàn tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt và có nguy cơ gây liệt chi. Các phương pháp phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến được khuyến khích áp dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh từ sớm nhằm tăng cường sức mạnh và khôi phục chuyển động của bàn tay.

1. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Đối với các vấn đề ở bàn tay của người bệnh sau tai biến, cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu và hoạt động trị liệu để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của bàn tay.

1.1. Liệu pháp quan sát hành động (AOT)

Phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến bằng liệu pháp quan sát hành động (AOT)
Thực hiện quan sát và lặp lại các hành động

Đây là phương pháp đã được chứng minh có tác dụng phục hồi đối với bệnh nhân đột quỵ bán cấp tính và mãn tính, để người bệnh quan sát các hành động ở bàn tay của người khỏe mạnh như cầm cốc nước, chải tóc, viết chữ,… và bắt chước theo các hoạt động đó. Kỹ thuật viên có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các hành động theo video hướng dẫbiến

1.2. Liệu pháp trị liệu bằng gương

Liệu pháp trị liệu bằng gương là phương pháp quan sát các chuyển động và các hoạt động của bàn tay khỏe mạnh phản chiếu qua một tấm gương đặt dọc ở giữa cơ thể, sau đó thực hiện lặp lại động tác ở tay bị hạn chế vận động. Liệu pháp này có tác dụng tăng cường khả biến thần kinh để phục hồi các chuyển động của tay một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Liệu pháp trị liệu bằng gương
Liệu pháp trị liệu bằng gương

1.3. Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS)

Kích thích từ trường xuyên sọ là kỹ thuật điều biến thần kinh không xâm lấn, tạo nên sự kích thích vỏ não vận động ở những tần số khác nhau:

  • Kích thích tần số thấp (1Hz): Ức chế khả năng kích thích của vỏ não.
  • Kích thích tần số cao (10 – 50Hz): Tăng khả năng kích thích của vỏ não.

Phương pháp này sẽ tạo ra những kích thích ngay cả khi quá trình trị liệu đã kết thúc để tạo nên sự cân bằng, giúp cải thiện hoạt động bình thường của bàn tay. Tuy nhiên, liệu pháp kích thích từ trường có chi phí điều trị cao và yêu cầu thực hiện bởi người có chuyên môn.

Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ
Thực hiện phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ

1.4. Điện xung (TDCs)

Thực hiện phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến bằng cách sử dụng dòng điện một chiều cường độ thấp (1 hoặc 2 mA) kích thích xuyên sọ thông qua 2 điện cực đặt trên da đầu. Các tế bào thần kinh có thể được phân cực theo mức độ khác nhau để thay đổi khả năng kích thích vận động của bàn tay.

Phương pháp điện xung
Kích thích điện xung cải thiện khả năng vận động của bàn tay

1.5. Nẹp động

Các loại nẹp động có lò xo, sợi đàn hồi có thể được sử dụng để các khớp có thể chuyển động mà vẫn kiểm soát được các mô, tạo điều kiện cho sự tái tạo của mô và ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp. Việc sử dụng nẹp động cần có sự trợ giúp của bác sĩ để điều chỉnh các lực phù hợp, tránh tăng cường tổn thương cho các khớp.

Phương pháp nẹp động
Các loại nẹp động giúp hỗ trợ chuyển động của bàn tay

1.6. Liệu pháp vận động hạn chế (CIMT)

Thông thường, bệnh nhân sau đột quỵ sẽ bị giảm thần kinh kích thích ở vùng bị tổn thương và có xu hướng không sử dụng các chi bị liệt. Liệu pháp vận động do hạn chế (CIMT) là phương pháp cân bằng hoạt động của vỏ não vận động, người bệnh tiến hành hạn chế hoạt động của bàn tay khỏe mạnh bằng cách sử dụng găng tay, băng bó tay,… khi thực hiện luyện tập cường độ cao ở tay bị ảnh hưởng.

Liệu pháp vận động hạn chế CIMT
Thực hiện cố định tay khỏe mạnh để tập luyện với tay bị ảnh hưởng

1.7. Điện xung kích qua da (TENS)

Đây là phương pháp kích thích thần kinh cảm giác, sử dụng thiết bị TENS như một chiếc găng tay để gửi các xung điện kích thích xuyên bề mặt da, dọc theo các sợi thần kinh. Từ đó, các cơ ở tay sẽ được kích thích để có thể hoạt động bình thường và cải thiện tình trạng tê liệt mà không gây cảm giác đau đớn.

Phương pháp điện xung kích qua da TENS
Phương pháp kích thích điện xung qua bề mặt da

1.8. Kích thích điện chức năng (FES)

Một biện pháp giúp phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến khác là sử dụng xung điện năng lượng thấp để kích thích vào các tế bào thần kinh vận động, thúc đẩy tăng trưởng cơ và tạo điều kiện cho các cơ có thể co lại. Áp dụng FES sẽ hỗ trợ người bệnh trong các chuyển động có chủ ý, giúp kích hoạt khả năng co duỗi ở khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay.

Kích thích điện chức năng FES
Phương pháp kích thích điện chức năng

1.9. Phản hồi sinh học

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong vật lý trị liệu, chuyên gia tiến hành đặt các điện cực tại bàn tay bị ảnh hưởng và yêu cầu người bệnh thực hiện các bài tập cụ thể. Lúc này, các phản hồi trực quan sẽ được tạo ra khi người bệnh hoàn thành chính xác các động tác, từ đó tăng cường các tín hiệu thần kinh về thể chất để người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn.

Phương pháp phản hổi sinh học
Thực hiện phản hồi sinh học bằng cách đặt điện cực ở tay và để người bệnh thực hiện các hành động

2. Vận động trị liệu phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cũng có thể tiến hành phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến với các bài tập vận động trị liệu dưới đây nhằm tăng sự linh hoạt của ngón tay, cổ tay nhằm ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và khôi phục tầm chuyển động; tăng cường sức mạnh cho các cơ của bàn tay để có thể thực hiện các hoạt động bình thường một cách hiệu quả.

Bài 1: Gập duỗi các ngón tay

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Kỹ thuật viên cố định lòng bàn tay của người bệnh, dùng tay để giúp người bệnh gập ngón cái vào trong rồi duỗi ra ngoài, lặp lại động tác này 10 lần.
  • Bước 2: Tiếp tục giữ lòng bàn tay của người bệnh, kỹ thuật viên đặt tay ở phía sau tay người bệnh để hỗ trợ người bệnh thực hiện nắm và duỗi các ngón tay, lặp lại động tác gập duỗi 10 lần.
Bài tập gập duỗi ngón tay
Kỹ thuật viên hỗ trợ người bệnh gập duỗi các ngón tay

Bài 2: Cử động đối ngón tay

Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay cái đầu các ngón tay còn lại trên bàn tay một cách lần lượt, giữ trong vài giây ở mỗi ngón. Lặp lại bài tập này 10 lần.

Bài tập cử động đối ngón tay
Lần lượt chạm ngón tay cái vào từng ngón tay theo thứ tự

Bài 3: Nâng ngón tay

Cách thực hiện: Đặt bàn tay bị ảnh hưởng lên mặt bàn (hoặc một mặt phẳng bất kỳ), nhấc lần lượt từng ngón tay lên khỏi bàn và giữ trong vài giây. Lặp lại 10 lần.

Bài tập nâng ngón tay
Thực hiện nhấc lần lượt tất cả ngón tay

Bài 4: Nắm bàn tay

Cách thực hiện: Xòe bàn tay và duỗi thẳng các ngón tay, sau đó nắm bàn tay và giữ trong 5 giây rồi thả tay ra. Lặp lại động tác này 10 lần.

Bài tập nắm bài tay
Cách thực hiện bài tập nắm bàn tay

Bài 5: Bóp bóng

Cách thực hiện: Sử dụng dụng cụ quả bóng để hỗ trợ, giữ quả bóng trong lòng bàn tay rồi bóp chặt hết mức có thể, giữ trong vài giây rồi thả tay. Lặp lại bài tập 10 lần.

Bài tập bóp bóng
Bài tập bóp bóng

Bài 6: Kẹp bóng

Cách thực hiện: Kẹp quả bóng giữa hai ngón tay, dùng lực từ hai ngón tay để siết chặt quả bóng trong vài giây rồi thả ra. Lặp lại 10 lần và thực hiện đối với toàn bộ các ngón tay.

Bài tập kẹp bóng giữa các ngón tay
Bài tập kẹp bóng giữa các ngón tay

Bài 7: Vận động ngón tay như kéo cắt

Cách thực hiện: Sử dụng dây thun hoặc một đoạn cao su dẻo có thể co giãn để đặt quanh 2 ngón tay, kéo 2 ngón tay ra xa nhau nhất để làm giãn sợi dây, giữ trong vài giây rồi đưa ngón tay về vị trí ban đầu. Lặp lại bài tập 10 lần.

Bài tập vận động ngón tay như kéo cắt
Kéo giãn ngón tay với dây co giãn

Bài 8: Gập duỗi cổ tay

Cách thực hiện: Đưa tay ra trước, lòng bàn tay hướng xuống, tiến hành gập cổ tay xuống dưới hết mức có thể, sau đó đưa cổ tay hướng lên trên, giữ tư thế trong vài giây. Lặp lại bài tập 10 lần.

Bài tập gập duỗi cổ tay
Tiến hành gập và duỗi cổ tay

Bài 9: Sấp ngửa cẳng tay

Cách thực hiện: Đưa cánh tay ra trước mặt, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó xoay cẳng tay để lòng bàn tay dần hướng lên trên trần nhà, sau đó trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 15 lần/lượt và 2 – 3 lượt/lần tập.

Bài tập sấp ngửa cẳng tay
Bài tập sấp ngửa cẳng tay

3. Hoạt động trị liệu phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Sau khi tiến hành các bài tập vận động trị liệu, người bệnh có thể tiếp tục phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến với các bài tập vận động tinh để khôi phục khả năng thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay như cầm nắm vật, dùng đũa, gõ bàn phím,… giúp người bệnh trở lại sinh hoạt như bình thường. 

Hiện nay, người bệnh cũng có thể thực hiện các hoạt động bình thường với sự trợ giúp của các dụng cụ như: dụng cụ ăn uống thông minh (đũa thông minh, thìa cong, thìa nĩa có tay cầm lớn,…); các dụng cụ chuyên dụng cho người tai biến như lược, cốc khuyết mũi, hỗ trợ bấm móng tay, dụng cụ đi tất, đi giày…

Dụng cụ hỗ trợ người bệnh sau tai biến
Các dụng cụ hỗ trợ người bệnh sau tai biến

4. Các dụng cụ hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Trong quá trình phục hồi chức năng bàn tay, người bệnh có thể được hướng dẫn luyện tập kết hợp sử dụng các dụng cụ để tăng hiệu quả luyện tập. Dưới đây là những dụng cụ thường được áp dụng:

Dụng cụ Tác dụng
Kìm bóp tay

Kìm bóp tay

Kìm bóp tay là dụng cụ có lò xo giúp tăng lực cản cho các bài tập co duỗi bàn tay. Sử dụng kìm sẽ giúp tăng cường sức mạnh của các cơ ở tay, tăng sức bền và sự dẻo dai để bàn tay có thể khôi phục các chuyển động khéo léo.
Dụng cụ duỗi ngón tay

Dụng cụ duỗi ngón tay

Sử dụng dụng cụ duỗi ngón tay có thể hỗ trợ các khối cơ ở ngón tay, bàn tay, cẳng tay, giúp tăng cường khả năng vận động và ngăn ngừa nguy cơ co rút, cứng khớp.
Bóng mềmbóng mềm Các bài tập với bóng mềm sẽ giúp tăng cường lực cơ của bàn tay, ngón tay và khôi phục khả năng cầm nắm vật ở người bệnh.
Găng tay trị liệuGăng tay trị liệu Găng tay được sử dụng trong các bài tập co duỗi các ngón tay, nắm và xòe bàn tay. Sản phẩm này phù hợp hợp các bệnh nhân bị co cứng bàn tay từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

5. 6 lưu ý khi thực hiện phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

Người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để giúp cho việc thực hiện phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến đạt hiệu quả và hạn chế các tác dụng ngược làm tổn thương bàn tay:

  • Luyện tập dưới sự hướng dẫn và theo sát của chuyên gia, chỉ tự tập ở nhà khi đã được hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ.
  • Cần có lộ trình tập luyện phù hợp với khả năng của người bệnh, bắt đầu với các bài tập cường độ thấp và tăng dần cường độ để tránh tình trạng tập quá sức dẫn đến chấn thương.
  • Người bệnh gặp tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ liệt chi có thể thực hiện các bài tập thụ động với sự giúp đỡ của kỹ thuật viên.
  • Kiên trì tập luyện nhiều lần hàng ngày theo tần suất được bác sĩ chỉ định, tiếp tục luyện tập kể cả khi khả năng vận động được khôi phục.
  • Luyện tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây mệt mỏi và áp lực lên bàn tay.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu đau đớn, khó chịu khi luyện tập để được điều chỉnh lộ trình tập luyện.

Ngoài ra, người bệnh có tiền sử bị tai biến cần chủ động theo dõi các chỉ số huyết áp, cholesterol và đường huyết; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giữ cân nặng thích hợp, thường xuyên luyện tập thể thao,… để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến
Người bệnh bị tai biến cần duy trì các thói quen lành mạnh

6. Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp 

Câu 1: Thời gian tốt nhất để tập phục hồi chức năng sau tai biến?

Trong 6 tháng đầu sau khi bị tai biến, việc tập phục hồi chức năng có thể mang đến hiệu quả cao, có khả năng phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, người bắt đầu tập luyện sau 6 tháng đầu thường tốc độ cải thiện sẽ chậm hơn.

Câu 2: Chức năng vận động sau đột quỵ có thể hồi phục hoàn toàn được không?

Thông thường, trường hợp các bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng từ sớm có khả năng đạt trạng thái ổn định, phục hồi hoàn toàn khả năng vận động. Tuy nhiên, người bệnh bị đột quỵ mãn tính thường sẽ suy giảm chức năng liên tục. Ngoài ra, khả năng phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương, mức độ phù hợp của lộ trình tập luyện,…

Câu 3: Chức năng vận động bàn tay có thể hồi phục hoàn toàn được không?

Đối với bàn tay, nghiên cứu cho thấy 65% người bệnh không thể vận động bàn tay bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh vẫn có thể khôi phục hoàn toàn khả năng vận động của bàn tay, nhưng hiệu quả phục hồi chức năng có thể thay đổi theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bàn tay.

Chức năng vận động bàn tay có thể hồi phục hoàn toàn được không?
Hiệu quả phục hồi bàn tay còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và quá trình tập luyện

Việc phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến đòi hỏi phải kết hợp giữa các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. Trong quá trình luyện tập, người bệnh cần luyện tập kiên trì, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ phục hồi chức năng bàn tay uy tín, bạn có thể đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA để trải nghiệm dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản với:

  • Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, thường xuyên được học tập và giao lưu với các chuyên gia từ Nhật Bản.
  • Hệ thống trang thiết bị tập luyện hiện đại theo tiêu chuẩn Âu – Mỹ, hỗ trợ tối đa quá trình phục hồi của người bệnh.
  • Người bệnh được thăm khám để xây dựng lộ trình tập luyện cá nhân phù hợp với tình trạng cụ thể.

Đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được cải thiện tình trạng bàn tay và khôi phục hiệu quả khả năng vận động đối với bệnh nhân sau tai biến.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 21/10/2024Ngày cập nhật: 21/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.