Phương pháp & Bài tập phục hồi chức năng nuốt sau tai biến

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Rối loạn nuốt là tình trạng đặc trưng và thường gặp ở bệnh nhân sau đột quỵ, xảy ra khi chất lỏng, thức ăn hay thậm chí là nước bọt hoặc chất tiết không thể vận chuyển an toàn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày và thay vào đó là đi vào đường thở, gọi là hít sặc. Phục hồi chức năng nuốt sau tai biến là phương pháp hỗ trợ cần thiết và hiệu quả để phục hồi khả năng nuốt cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chứng khó nuốt sau tai biến nếu không được can thiệp và cải thiện kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Sặc: Do hoặc hít phải thức ăn, đồ uống mà không hề hay biết do cảm giác suy giảm và phản xạ ho không xuất hiện. 
  • Nghẹt thở: Thức ăn, nước uống lọt vào đường thở gây nguy cơ nghẹn, nghẹt thở và tử vong nếu không có biện pháp xử lý nhanh chóng. 
  • Viêm phổi: Khoang miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nếu chúng xâm nhập vào đường thở lâu dài có thể dẫn đến nhiễm trùng ngực hoặc viêm phổi.
  • Suy dinh dưỡng: Chứng khó nuốt khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống gây thiếu chất trầm trọng. 62% số người sống sót sau đột quỵ có chứng khó nuốt được chẩn đoán là suy dinh dưỡng khi theo dõi ngoại trú.

1. 4 phương pháp phục hồi chức năng nuốt sau tai biến

1.1. Điện xung

Liệu pháp này sử dụng xung điện ở tần số thấp để kích thích các cơ quanh cổ nhằm thúc đẩy tính dẻo của thần kinh. Nhờ đó, phản ứng của não bộ cũng được cải thiện, giúp hạn chế tình trạng khó nuốt, giảm nguy cơ sặc, nghẹn của bệnh nhân khó nuốt sau đột quỵ.

Phục hồi chức năng nuốt sau tai biến nằng phương pháp vật lý trị liệu điện xung
Điện xung phục hồi chức năng nuốt cho bệnh nhân sau tai biến

1.2. Kỹ thuật bù trừ

Kỹ thuật bù trừ phục hồi chức năng nuốt sau tai biến được thực hiện khi nuốt, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình ăn uống. Kỹ thuật này tập trung vào việc điều chỉnh quá trình nuốt, bao gồm các động tác sau: 

  • Cúi cằm: Giúp nắp thanh quản đóng kín hơn, tránh thức ăn lọt vào đường thở.
  • Quay mặt sang bên liệt: Giúp tạo lực ép lên thành thanh quản, từ đó điều hướng thức ăn sang bên không liệt và giảm nguy cơ bị sặc.
  • Nghiêng đầu về bên lành: Trong khi nuốt, việc nghiêng đầu sẽ giúp tận dụng trọng lực và lực đẩy để đưa thức ăn dễ dàng trôi xuống họng.

Ngoài các động tác trên, kỹ thuật bù trừ còn có các bài tập để tăng nhận thức về vị giác như cho bệnh nhân ăn thức ăn có vị chua, cay, mặn, ngọt, lạnh, nóng để kích thích phản xạ nuốt. Các kỹ thuật này có lợi nếu chứng khó nuốt của bệnh nhân xảy ra ở giai đoạn miệng.

Kỹ thuật bù trừ phục hồi chức năng nuốt sau tai biến cho bệnh nhân
Kỹ thuật bù trừ phục hồi chức năng nuốt sau tai biến cho bệnh nhân

1.3. Phương pháp xâm lấn

Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân sau tai biến bị liệt cơ hầu họng, khó nuốt nặng và không thể ăn uống được. Bệnh nhân buộc phải lắp ống thông mũi – dạ dày, ống thông miệng – dạ dày hoặc mở thông dạ dày qua da bằng nội soi,… để truyền thức ăn vào trong cơ thể, duy trì sự sống.

Thức ăn trước khi truyền qua ống thông cần nghiền nhuyễn dạng lỏng. Người nhà bệnh nhân chú ý điều chỉnh tốc độ truyền thức ăn cho phù hợp. Đặc biệt, sau mỗi lần ăn cần cần bơm nước ấm vào sonde để vệ sinh ống thông, tránh vi khuẩn.

Khi hút dị vật, bệnh nhân có thể được xử lý bằng các thủ thuật phẫu thuật như cắt cơ nhẫn hầu, đưa dây thanh vào giữa, tạo vạt đóng thanh quản, chuyển hướng khí quản – thực quản,…

Can thiệp hỗ trợ bằng phương pháp xâm lấn
Can thiệp hỗ trợ bằng phương pháp xâm lấn

1.4. Các bài tập phục hồi chức năng

Các bài tập phục hồi chức năng nuốt sau tai biến cho bệnh nhân bao gồm:

  • Các động tác lưỡi và các bài tập phát âm giúp tăng sức mạnh và độ bền của các cơ môi và lưỡi. 
  • Các bài tập nuốt, bài tập kháng lưỡi, bài tập cho các nhóm cơ hỗ trợ nuốt,… giúp làm sạch họng và giảm tình trạng thức ăn và nước bọt tồn đọng trong miệng. 
  • Các kỹ thuật nuốt để tăng cường cơ miệng và tăng khả năng điều khiển các kỹ năng vận động miệng ở bệnh nhân sau tai biến.

Nếu kiên trì thực hiện các bài tập trên sẽ giúp cải thiện và phục hồi khả năng nuốt hiệu quả. Bệnh nhân có thể chuyển từ ăn qua ống thông dạ dày sang ăn hoàn toàn bằng miệng.

Các bài tập nuốt, kỹ thuật nuốt,... giúp phục hồi chức năng nuốt sau tai biến hiệu quả
Các bài tập nuốt, kỹ thuật nuốt,… giúp phục hồi chức năng nuốt sau tai biến hiệu quả

 

5 điều cần biết về phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến

2. 7 bài tập phục hồi chức năng nuốt sau tai biến

Các bài tập phục hồi chức năng có thể giúp tăng cường sức mạnh, khả năng vận động và khả năng kiểm soát các cơ. Việc kiên trì tập luyện sẽ hỗ trợ cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động ở gốc lưỡi, từ đó phục hồi khả năng nuốt của người bệnh.

2.1. Các bài tập nuốt

Bài 1: Nuốt nỗ lực

  • Bước 1: Giữ nước bọt ở trong miệng, vào giữa lưỡi.
  • Bước 2: Khép môi lại.
  • Bước 3: Cố gắng nuốt toàn bộ lượng nước bọt cùng lúc. 
Bài tập nuốt nỗ lực
Bài tập nuốt nỗ lực

Bài 2: Thủ thuật Mendelsohn

  • Bước 1: Đưa tay lên cổ và cảm nhận yết hầu di chuyển khi nuốt.
  • Bước 2: Nuốt lần nữa, nhưng lần này, hãy siết chặt cơ cổ họng để giữ yết hầu ở điểm cao nhất.
  • Bước 3: Giữ nguyên trong thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc lâu nhất có thể nếu bạn chưa thể giữ nguyên trong thời gian đó.
Thủ thuật Mendelsohn
Thủ thuật Mendelsohn

Bài 3: Thủ thuật Masako

  • Bước 1: Thè lưỡi ra khỏi miệng.
  • Bước 2: Cắn nhẹ vào lưỡi để giữ nguyên vị trí.
  • Bước 3: Nuốt trong khi giữ lưỡi giữa hai hàm răng.
  • Bước 4: Thả lưỡi ra. Sau đó, lặp lại nhiều lần theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.
Thủ thuật Masako
Thủ thuật Masako

Bài 4: Nuốt khi nín thở

  • Bước 1: Giữ một ít nước bọt trong khoang miệng, hít một hơi thật sâu và nín thở.
  • Bước 2: Nuốt trong khi nín thở. 
  • Bước 3: Ngay sau khi nuốt, cố gắng ho.
  • Bước 4: Sau khi đã nuốt được nước bọt, bạn có thể dùng thức ăn hoặc đồ uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Bài tập nuốt khi nín thở
Nuốt khi nín thở

2.2. Các bài tập cho cơ vùng mặt

Bài 1: Ngáp

  • Bước 1: Mở hàm hết mức có thể. 
  • Bước 2: Giữ động tác này trong vòng 10 giây.
  • Bước 3: Nghỉ trong 10 giây tiếp theo.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này 5 lần/hiệp. Thực hiện 2 lần/ngày.
Bài tập ngáp
Bài tập ngáp

Bài 2: Hạ cằm

  • Bước 1: Nằm ngửa trên giường, không sử dụng gối hoặc tựa đầu.
  • Bước 2: Giữ vai trên bề mặt giường, nâng cằm lên càng cao càng tốt.
  • Bước 3: Hạ đầu trở lại tư thế nằm thoải mái.
  • Bước 4: Lặp lại 30 lần. Sau đó nghỉ 2 phút. Lặp lại nhiều lần theo chỉ định của chuyên gia y tế.
Bài tập hạ cằm
Động tác hạ cằm

Bài 3: Đẩy hàm

  • Bước 1: Đẩy hàm dưới về phía trước càng xa càng tốt, đặt răng dưới ở phía trước răng trên.
  • Bước 2: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian do bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chỉ định.
  • Bước 3: Lặp lại nhiều lần theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.
Bài tập đẩy hàm
Bài tập đẩy hàm

3. 13 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân phục hồi chức năng nuốt sau tai biến

Ngoài các phương pháp và bài tập kể trên, để quá trình phục hồi chức năng nuốt sau tai biến đạt kết quả tốt nhất, người nhà chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý 13 điều sau: 

  • Để người bệnh luôn ngồi thẳng dậy và tỉnh táo khi ăn, kê gối phía sau thắt lưng và đầu để cằm hơi gập (cách ngực một nắm tay).
  • Tránh mất tập trung khi nuốt như xem tivi, nói chuyện,…
  • Uống nước từng ngụm một.
  • Ăn chậm, nhai hết từng miếng một.
  • Uống một ngụm nước sau 2 – 3 lần nhai nuốt.
  • Cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ.
  • Không ăn cơm chan nước, có thể thêm nước sốt (cà chua, nước sốt thịt,…) để làm ẩm.
  • Hạn chế những đồ ăn lẫn nước và cái như bún, miến, phở,…
  • Hạn chế ăn đồ khô, dai, cứng.
  • Đảm bảo người bệnh nuốt hết thức ăn trong miệng trước khi ăn miếng tiếp.
  • Không hối thúc người bệnh nuốt nhanh.
  • Nên nghỉ ngơi 30 phút sau ăn, không nằm luôn để tránh trào ngược.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ trước và sau ăn.
Uống nước từng ngụm một, ăn chậm, nhai hết từng miếng một, cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ... là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân phục hồi chức năng nuốt sau tai biến
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mắc chứng khó nuốt

4. Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp 

Câu 1: Nên tránh các loại thực phẩm nào đối với bệnh nhân mắc chứng khó nuốt?

Có 4 dạng đồ ăn nên sử dụng sau khi đã có đánh giá nuốt.

  • Dạng 1: Đồ ăn nhão, đồ ăn được nghiền nhừ: cơm nhão, súp bí ngô, súp khoai tây. Tuy nhiên đồ ăn dưới dạng chất lỏng thì cần làm đặc lại trước khi cho bệnh nhân ăn. Thuốc uống cần được giãn nhuyễn hòa với nước và chất làm đặc trước khi cho bệnh nhân uống. Không được cho uống dạng nước.
  • Dạng 2: Đồ ăn mềm có thể nhai 1 cách dễ dàng: đậuu phụ. cá hấp, cà rốt ninh nhừ
  • Dạng 3: Đồ ăn mềm ở dạng mịn như chè đỗ xanh, thịt băm hoặc bí luộc
  • Dạng 4: Nếu không có biểu hiện khó khăn trong khi nuốt, quan sát bệnh nhân ăn uống các loại thức ăn và đồ uống thông thường
Bệnh nhân nên tránh các loại hải sản
Bệnh nhân nên tránh các loại hải sản

Câu 2: Làm thế nào để thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng nuốt?

Để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng nuốt sau tai biến, cả bệnh nhân và người nhà cần kiên nhẫn tuân thủ đúng hướng dẫn và phác đồ trị liệu của bác sĩ chuyên khoa và nhà vật lý trị liệu. Quá trình chăm sóc cần tuân thủ đúng khuyến nghị về chế độ ăn uống, tránh gây nghẹn, sặc hoặc bất kỳ vấn đề phát sinh nào trong quá trình phục hồi. 

Tuân thủ theo đúng phác đồ vật lý trị liệu của bác sĩ
Tuân thủ theo đúng phác đồ vật lý trị liệu của bác sĩ

Câu 3: Mất bao lâu để phục hồi chức năng nuốt sau đột quỵ?

Phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi chức năng nuốt trong vòng 1 tuần và chỉ có khoảng 11 – 13% số bệnh nhân vẫn còn tình trạng khó nuốt sau 6 tháng. Nghiên cứu cho rằng 80% bệnh nhân khó nuốt kéo dài cần có phương pháp nuôi dưỡng thay thế, hỗ trợ quá trình ăn uống qua đường tiêu hoá.

Phần lớn bệnh nhân có thể khôi phục chức năng nuốt trong vòng 1 tuần
Phần lớn bệnh nhân có thể khôi phục chức năng nuốt trong vòng 1 tuần

Chứng khó nuốt không khó để khắc phục nếu bạn nắm rõ các phương pháp, bài tập và những lưu ý khi chăm sóc trong quá trình phục hồi chức năng nuốt sau tai biến. Để đảm bảo quá trình khôi phục tình trạng khó nuốt hiệu quả, bạn đừng quên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia vật lý trị liệu của các cơ sở y khoa uy tín.

MYREHAB MATSUOKA là một trong những đơn vị phục hồi chức năng nuốt cho bệnh nhân sau tai biến hàng đầu cả nước. Liên hệ ngay với Trung tâm để được các bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ PHCN cá nhân hoá phù hợp với tình trạng của bạn. 

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 13/10/2024Ngày cập nhật: 21/10/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.