Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến là một phương pháp giúp khôi phục lại chức năng cho bệnh nhân và giảm thiểu ảnh hưởng từ các biến chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn chức năng vận động… Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân tai biến có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu trong 24 đến 48 giờ sau cơn tai biến. [1] Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 25+ bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não đơn giản và hiệu quả theo từng giai đoạn.
Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến chia thành 3 giai đoạn, bao gồm các bài tập vận động thụ động, vận động thụ động kết hợp chủ động và vận động chủ động.
Đối với bệnh tai biến, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tập luyện càng sớm càng tốt các bài tập phù hợp nhằm tối ưu hoá khả năng phục hồi của bệnh nhân. Sau đây là các bài tập cho từng giai đoạn phục hồi tai biến mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Giai đoạn | Mục tiêu | Bài tập |
Giai đoạn cấp (24 giờ sau hồi phục) | Người bệnh cần được hướng dẫn các tư thế nằm, ngồi và sinh hoạt phù hợp để tránh gây tổn thương thêm | Tư thế nằm ngửa |
Tập nằm nghiêng bên lành | ||
Tập nằm nghiêng bên liệt | ||
Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên lành | ||
Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên liệt | ||
Giai đoạn đầu (sau 48 giờ) | Bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu thụ động như Sóng xung kích shockwave, Chiếu tia laser kết hợp cùng các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp tác động vào nhiều nhóm cơ | Bài tập xoay khớp vai |
Tập khớp vai | ||
Tập khớp khuỷu tay | ||
Tập khớp cổ tay | ||
Tập giãn bàn tay | ||
Bài tập ngón tay cái | ||
Tập bắp đùi | ||
Bài tập mở hông | ||
Tập khớp háng | ||
Tập khớp gối | ||
Tập khớp cổ chân | ||
Tập nâng chân | ||
Bài tập trượt gót chân | ||
Giai đoạn sau (sau 72 giờ kể từ khi hồi phục) | Bệnh nhân sẽ được hướng đến các động tác kéo giãn và tăng sức mạnh cơ, hỗ trợ phục hồi tổn thương | Tập nâng cao vai và khuỷu tay |
Tập co cơ khuỷu tay | ||
Tập xoay khớp cổ tay | ||
Tập co khớp ngón tay | ||
Bài tập chạm ngón tay cái | ||
Tập duỗi thẳng gối | ||
Tập nâng từng chân | ||
Tập đứng lên ngồi xuống | ||
Tập đứng thăng bằng |
1. 5 bài tập trong giai đoạn cấp (24 giờ sau hồi phục)
Bác sĩ nhận định rằng nên tập sau 24h kể từ khi hồi phục, nếu tập quá sớm sẽ gây nguy hiểm, tập quá muộn cũng cản trở tốc độ hồi phục. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ cần tập thụ động hoặc tập chủ động nhẹ nhàng tại chỗ với các tư thế nằm, ngồi đơn giản.
Dưới đây là 5 bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến dễ thực hiện và được các bác sĩ khuyến cáo nên tập trong vòng 24 giờ sau khi hồi phục. [2]
1.1. Tư thế nằm ngửa
Với tư thế này, người hỗ trợ cho bệnh nhân nằm ngửa như bình thường. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng co cứng ở một số chi, người hỗ trợ giúp bệnh nhân kê gối/khăn vào những điểm sau: đầu, dưới vai, mông, đầu gối, bàn chân
1.2. Tư thế nằm nghiêng
Từ tư thế nằm ngửa, bệnh nhân có thể tiếp tục tập luyện các tư thế nằm nghiêng và ngồi dậy theo thứ tự bên lành – bên liệt.
1 – Bài tập nằm nghiêng bên lành
- Bước 1: Chống chân bên lành (bệnh nhân cố gắng dùng sức tự thực hiện)
- Bước 2: Bệnh nhân dùng sức lăn qua bên liệt sao cho trọng lượng cơ thể dồn về bên lành
- Bước 3: Chống tay bên liệt xuống giường, giữ nguyên tư thế cho tới khi mỏi
- Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa
Tần suất tập: Từ 2 – 3 lần mỗi ngày
2 – Bài tập nằm nghiêng bên liệt
- Bước 1: Người hỗ trợ giúp chống chân bên liệt của bệnh nhân
- Bước 2: Bệnh nhân lấy tay lành để kéo tay bên liệt, tạo lực đẩy cho chuyển động lăn sang bên nghiêng
- Bước 3: Bệnh nhân để tay xuôi, người nhà giúp kê gối vào sau lưng bệnh nhân
- Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa
Tần suất tập: Từ 2 – 3 lần mỗi ngày
1.3. Tư thế ngồi
Từ tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân có thể tiếp tục tập các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến ở tư thế ngồi, cũng theo thứ tự bên lành – bên liệt.
1 – Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên lành
- Bước 1: Từ tư thế nằm nghiêng, co tay bên liệt song song với tay đang chống, đồng thời co chân bên lành, sao cho cả 2 chân đều co
- Bước 2: Bệnh nhân dùng sức vào tay chống
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế cho tới khi mỏi
- Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa
Tần suất tập: Từ 2 – 3 lần mỗi ngày
2 – Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên liệt
- Bước 1: Từ tư thế nằm nghiêng, co tay bên lành song song với tay đang chống, đồng thời co chân bên lành, sao cho cả 2 chân đều co
- Bước 2: Bệnh nhân dùng sức lăn qua bên liệt sao cho trọng lượng cơ thể dồn về bên liệt
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế cho tới khi mỏi
- Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa
2.13 bài tập trong giai đoạn sau 48 giờ sau
Sau 48 giờ, nếu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ nhàng, người hỗ trợ tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến dưới dây giúp tác động vào nhiều nhóm cơ.
- Đối với phần chi trên: bệnh nhân cần tập luyện kết hợp đều các vùng cơ, khớp vai, cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay, tránh tình trạng chỉ tập luyện tập trung vào một vài nhóm cơ quan. [3]
- Đối với phần chi dưới: Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến chi dưới sẽ giúp phục hồi khả năng đi lại của bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngày như loét, co cơ, cứng khớp… [4] [5]
2.1. Bài tập xoay khớp vai
- Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng, hai tay khép sát cơ thể
- Bước 2: Người hỗ trợ đỡ vào vai và cổ tay, giúp bệnh nhân xoay khớp vai ra trước và sau nhẹ nhàng
- Bước 3: Thực hiện chậm rãi, lặp lại khoảng 10 lần
- Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa ban đầu
Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày
2.2. Tập khớp khuỷu tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay lên một mặt phẳng, bàn tay và khuỷu tay bên liệt úp xuống
- Bước 2: Nhẹ nhàng dùng tay bên lành nắm vào phần cẳng tay, đẩy cẳng tay ngửa lên trên
- Bước 3: Giữ trong khoảng 5s, sau đó trở về tư thế bước 1
- Bước 4: Lặp lại các động tác khoảng 10 lần hoặc tới khi nào bệnh nhân mỏi
Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày
2.3. Tập khớp cổ tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay lên bàn, ngửa cẳng tay và bàn tay bên yếu lên trên bàn
- Bước 2: Dùng tay bên lành giữ bàn tay bên yếu, bẻ nhẹ nhàng một góc 90 độ ra sau
- Bước 3: Giữ trong khoảng 5s, sau đó trở về tư thế bước 1
- Bước 4: Lặp lại các bước trên, tuy nhiên ở bước 2 thay vì bẻ ra sau, bệnh nhân bẻ cổ tay ra đằng trước để giúp tay không bị mỏi
- Bước 5: Lặp lại các động tác khoảng 5 lần
Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày
2.4. Tập giãn bàn tay
- Bước 1: Bệnh nhân duỗi thẳng bàn tay bên liệt
- Bước 2: Dùng tay bên lành từ từ gập bàn tay bên liệt theo từng đốt, cho tới khi bàn tay được gập thành nắm đấm
- Bước 3: Giữ trong khoảng 10s, sau đó trở về tư thế bước 1
- Bước 4: Lặp lại các động tác trong bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày
2.5. Bài tập ngón tay cái
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay bị liệt lên bàn, lòng bàn tay ngửa
- Bước 2: Người thân bệnh nhân dùng 2 tay, 1 tay giữ ngón cái, 1 tay giữ 4 ngón tay còn lại của người bệnh.
- Bước 3: Gập ngón cái của người bệnh hết mức vào lòng bàn tay
- Bước 4: Giữ khoảng 3s rồi tiếp tục di chuyển ngón tay cái theo các hướng ra xa và sang hai bên của bàn tay
- Bước 5: Lặp lại bài tập khoảng 5 – 10 lần
Tần suất tập: Tập khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày
2.6. Tập bắp đùi
- Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, tay tựa vào ghế, quay mặt vào ghế
- Bước 2: Bước 1 chân ra trước, 1 chân chống đằng sau
- Bước 3: Từ từ hạ thấp chân sau xuống tới khi bắp đùi cảm thấy căng rồi trở lại tư thế ban đầu
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần
Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày
2.7. Bài tập mở hông
- Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, tay tựa vào ghế, quay mặt vào ghế
- Bước 2: Giữ thẳng chân, nhẹ nhàng đá ra sau
- Bước 3: Giữ nguyên trong khoảng 3s và trở về tư thế cũ
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần
Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày
2.8. Tập khớp háng
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng
- Bước 2: Co 2 chân chống vuông góc
- Bước 3: Từ từ mở chân sang 2 bên, cố gắng ép cơ hết mức có thể
- Bước 4: Lặp lại các bước tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày
2.9. Tập khớp gối
- Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, một bên tay tựa vào ghế
- Bước 2: Giữ thẳng chân, nhẹ nhàng đá chân ra trước, bệnh nhân cố gắng giữ đầu gối thẳng
- Bước 3: Giữ nguyên trong khoảng 3s và trở về tư thế cũ
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
2.10. Tập khớp cổ chân
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân. Người hỗ trợ giúp kê gối vào phần gót chân bệnh nhân
- Bước 2: Giữ nguyên chân chống bên lành và duỗi chân chống bên liệt theo độ trượt của gót chân
- Bước 3: Dùng lực bắp đùi kéo chân trở về tư thế bước 1
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
2.11. Tập nâng chân
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân
- Bước 2: Nâng chân bên yếu lên cao hết mức có thể
- Bước 3: Hạ chân về vị trí cũ
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 lần tập mỗi ngày
2.12. Bài tập trượt gót chân
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, co 2 chân chống đứng, lót một tấm khăn vào gót chân bên yếu để tạo độ trượt
- Bước 2: Giữ nguyên chân chống bên lành và duỗi chân chống bên liệt theo độ trượt của gót chân
- Bước 3: Dùng lực bắp đùi kéo chân trở về tư thế bước 1
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3. 9 bài tập cho giai đoạn sau (sau 72 giờ kể từ khi hồi phục)
Ở giai đoạn này, tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà có thể tăng thêm kháng lực, tăng cường vận động trong các bài tập cho bệnh nhân. Sau đây là gợi ý 12 bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến tập trung vào chi trên và chi dưới của bệnh nhân.
- Bài tập chi trên sẽ giúp bệnh nhân khôi phục tối đa sức mạnh thân trên (bao gồm cơ vai, tay) để có thể hoàn toàn sử dụng lại các chức năng thân trên.
- Bài tập chi dưới cũng tăng cường kích thích khả năng vận động chủ động của bệnh nhân và giảm bớt các hỗ trợ thụ động, giúp hệ thần kinh vận động của bệnh nhân được kích thích tối đa.
3.1. Tập nâng cao vai và khuỷu tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay duỗi thẳng đặt giữa 2 chân, phải để thẳng khuỷu tay
- Bước 2: Bệnh nhân kéo tay lên trên cho tới khi khuỷu tay bằng vai
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay trở lại vị trí cũ
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
Lưu ý: Người hỗ trợ cần đứng ở bên yếu của bệnh nhân để hỗ trợ.
3.2. Tập co cơ khuỷu tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay duỗi thẳng đặt giữa 2 chân, phải để thẳng khuỷu tay
- Bước 2: Bệnh nhân kéo tay lên trên cho tới khi khuỷu tay bằng vai
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay trở lại vị trí cũ
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.3. Tập xoay khớp cổ tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi, chống khuỷu tay lên bàn, hai tay nắm vào nhau
- Bước 2: Bệnh nhân xoay khớp cổ tay sang trái và phải
- Bước 3: Lặp lại bài tập khoảng 10 lần
- Bước 4: Đổi tư thế xoay khớp cổ tay lên trên và xuống dưới, tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.4. Tập co khớp ngón tay
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay bên liệt duỗi thẳng đặt trên bàn
- Bước 2: Bệnh nhân dùng tay bên lành từ từ gập bàn tay bên liệt sao cho các ngón tay cùng chạm vào lòng bàn tay
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3s
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 20 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.5. Bài tập chạm ngón tay cái
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay bên liệt duỗi thẳng đặt trên bàn
- Bước 2: Bệnh nhân cố gắng dùng từng ngón tay chạm vào ngón cái của bàn tay
- Bước 3: Lặp lại bài tập khoảng 20 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.6. Tập duỗi thẳng gối
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, luồn chân bên lành ra sau chân bên liệt
- Bước 2: Dùng sức chân bên lành đẩy chân bên liệt, nâng cao chân hết mức có thể
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s
- Bước 4: Trở về tư thế ban đầu
Tần suất tập: 3-4 set tập mỗi ngày
3.7. Tập nâng từng chân
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, hai chân chống thẳng, lùi phần gót chân ra sau đầu gối một chút
- Bước 2: Dồn sức vào chân liệt, cố gắng nâng gối cao hết mức có thể
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s rồi trở về tư thế ban đầu
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 10 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.8. Tập đứng lên ngồi xuống
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, hai chân chống thẳng, hai tay nắm chặt và tựa khuỷu tay vào đầu gối làm điểm tựa
- Bước 2: Dồn sức vào hai chân tạo lực đẩy để đứng dậy
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s rồi trở về tư thế ban đầu
- Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần
Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày
3.9. Tập đứng thăng bằng
- Bước 1: Bệnh nhân tập đứng dậy và giữ nguyên tư thế đứng, cố gắng không chạm tay vào điểm tựa
- Bước 2: Người hỗ trợ đỡ ở bên yếu của bệnh nhân
- Bước 3: Giữ tư thế càng lâu càng tốt và ra dấu hiệu nghỉ khi mệt
Tần suất tập: 1-2 lần tập mỗi ngày
Tìm hiểu thêm về phục hồi chức năng nuốt sau tai biến – tình trạng đặc trưng và thường gặp ở bệnh nhân sau đột quỵ, xảy ra khi chất lỏng, thức ăn hay thậm chí là nước bọt hoặc chất tiết không thể vận chuyển an toàn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày và thay vào đó là đi vào đường thở, gọi là hít sặc.
4. 6 lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
Bệnh nhân trải qua tai biến thường yếu và dễ gặp chấn thương hơn người bình thường. Do đó, việc tập luyện vật lý trị liệu cũng cần được theo dõi và thực hiện hết sức cẩn thận để tránh dẫn đến các thương tật không đáng có. Sau đây là 5 lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu cho các bệnh nhân tai biến:
- Bệnh nhân cần được kiểm soát tốt các bệnh nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch vành,… Bởi vì các bệnh này có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát đột quỵ và làm chậm quá trình hồi phục sau tai biến. Nếu bệnh nhân đã mắc một trong những bệnh nền khác kèm theo tai biến, bệnh nhân cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ và trình bày rõ bệnh trạng của mình để các bác sĩ có hướng giải quyết tối ưu. [6]
- Bệnh nhân nên tập luyện tại các cơ sở y tế trong giai đoạn đầu: Trong giai đoạn đầu, các bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến tại các cơ sở y tế có chuyên môn khoảng 3 – 5 buổi/tuần để được hỗ trợ và giám sát tốt nhất. Tai biến là một tình trạng nguy hiểm và rất cần được theo dõi kỹ càng, do đó, việc tập luyện tại nhà có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân cần được giám sát và hỗ trợ trong lúc tập: Bệnh nhân sau tai biến thường rất yếu, nếu mắc phải nhiều biến chứng nặng như liệt sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập luyện các bài tập chủ động. Do đó, bệnh nhân sẽ cần được giúp đỡ kích thích thụ động để có thể hoàn thành bài tập. Đồng thời, người hỗ trợ cần theo dõi biểu cảm để phát hiện các vấn đề đột ngột xảy ra và xử lý kịp thời.
- Người hỗ trợ cần để ý tới biểu cảm của bệnh nhân và dừng lại ngay khi bệnh nhân đau: Thông thường, thể lực của bệnh nhân sau tai biến thường yếu hơn rất nhiều so với các bệnh nhân mắc các tình trạng khác. Do đó, bệnh nhân dễ bị đau mỏi, cứng khớp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện hơn. Vì thế, người hỗ trợ tập luyện cho bệnh nhân cần chú ý kỹ càng tới biểu cảm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đau đớn không dừng hoặc quá sức chịu đựng, người hỗ trợ cần cho dừng bài tập ngay lập tức và đưa bệnh nhân về tư thế nghỉ.
- Bổ sung nhiều nước, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi: Các bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân nên uống 1 cốc nước ấm trước khi đi ngủ khoảng từ 30 phút – 1 tiếng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung đủ từ 1,8 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp lưu thông tuần hoàn tốt, giảm thiểu tình trạng máu vón cục và cô đặc. [7]
- Bệnh nhân nên tập theo chỉ dẫn của bác sĩ: Mỗi bệnh nhân tai biến có tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi khác nhau. Do đó, bác sĩ có thể đánh giá và thiết kế bài tập phù hợp với khả năng của từng người, giúp bệnh nhân tập luyện đạt hiệu quả cao và tránh tập quá sức. Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý làm theo khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: 4 điều cần biết về phục hồi chức năng nói sau tai biến
5. Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về tập phục hồi chức năng sau tai biến
Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến là một công việc đòi hỏi kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận, bởi bệnh nhân tai biến có nhiều biến chứng gây khó khăn hơn cho việc tập luyện so với các bệnh khác.
Câu 1: Bệnh nhân tai biến nên tập luyện bao nhiêu lâu mỗi ngày?
Tùy vào thể trạng và giai đoạn bệnh trạng của bệnh nhân, người hỗ trợ (kỹ thuật viên, hướng dẫn viên hoặc người nhà bệnh nhân) cần sắp xếp lịch trình tập luyện phù hợp. Sau đây là gợi ý thời lượng tập luyện cho bệnh nhân tai biến theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn cấp: 20 phút mỗi ngày (vận động thụ động)
- Giai đoạn đầu: 20 – 40 phút mỗi ngày (vận động thụ động kết hợp chủ động)
- Giai đoạn sau: 40 phút – 1 giờ 30 phút mỗi ngày (vận động chủ động)
Lưu ý: Người hỗ trợ nên linh động lịch tập theo thể trạng của bệnh nhân theo từng giai đoạn, vì thể lực và mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân là khác nhau.
Câu 2: Bệnh nhân tai biến có thể tự tập luyện tại nhà không?
Bệnh nhân đột quỵ được khuyến cáo nên tập tại các cơ sở y tế như trung tâm trị liệu hay bệnh viện phục hồi chức năng thay vì tự tập luyện tại nhà. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Phó khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Lê Văn Thịnh), 50% bệnh nhân tập luyện tại nhà đều bỏ lỡ giai đoạn phục hồi tốt nhất là 3 – 6 tháng, khiến tình trạng trầm trọng hơn. [8]
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân tự xoa bóp, bấm huyệt và tập luyện tại nhà theo cảm nhận, dẫn đến việc bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn trở nặng, khi bắt đầu tập vật lý trị liệu thì đã khó có khả năng hồi phục. Nếu tập cùng các bác sĩ và chuyên gia y tế, bệnh nhân sau tai biến hoàn toàn có khả năng phục hồi trong khoảng từ 3 – 6 tháng và trở lại với cuộc sống.
Câu 3: Vì sao sau khi tập luyện, bệnh nhân cảm thấy hụt hơi, khó thở?
Điều này có thể do bệnh nhân đã tập luyện quá sức hoặc do cách tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến chưa đúng. Vì vậy, người hỗ trợ nên kiểm soát và thiết kế các bài tập phù hợp với thể trạng của bệnh nhân, đồng thời chú ý quan sát biểu cảm của bệnh nhân trong suốt quá trình tập. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi và khó thở, người hỗ trợ nên cho bệnh nhân dừng lại và kiểm tra tình hình.
Câu 4: Chi phí tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến là bao nhiêu?
Chi phí tập vật lý trị liệu thụ động dao động từ 300.000 – 800.000VND/buổi tập cho tập vật lý trị liệu chủ động cùng kỹ thuật viên.
Ở một số trung tâm phục hồi chức năng như Myrehab Matsuoka hoặc bệnh viện trị liệu, bệnh nhân có thể được giảm giá nếu mua theo gói tập luyện. Bên cạnh đó, Nhà nước có hỗ trợ bảo hiểm y tế cho dịch vụ phục hồi chức năng sau tai biến. Vì thế, người nhà bệnh nhân có thể kiểm tra xem cơ sở y tế có phải cơ sở khám chữa bệnh đăng ký bảo hiểm y tế không để được hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu 30 bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến đơn giản và hiệu quả theo từng giai đoạn. Người hỗ trợ cần lưu ý thiết kế chương trình tập phù hợp với khả năng và tình trạng bệnh của bệnh nhân để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và phòng tránh được các thương tật có thể xảy ra trong suốt quá trình tập.
Các bác sĩ đặc biệt lưu ý rằng bệnh nhân sau tai biến cần phải được tập luyện tại các trung tâm vật lý trị liệu hoặc các cơ sở y tế, không nên tự tập luyện tại nhà. Bệnh nhân tai biến có nhu cầu tập vật lý trị liệu có thể đến Trung tâm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka. Với những ưu điểm vượt trội như:
- Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tận tình, chuyên nghiệp, sát sao với bệnh nhân
- Lộ trình tập luyện được thiết kế cá nhân hóa, phù hợp với thể trạng bệnh nhân
- Cơ sở vật chất hiện đại cùng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất từ Nhật Bản và Quốc tế
Trung tâm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka là địa điểm thích hợp dành cho bệnh nhân tai biến, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng tự vận động và sinh hoạt trong cuộc sống.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.