Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.
Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh. Triệu chứng này diễn ra phổ biến ở người từ 30 – 50 tuổi, cơn đau sẽ lan từ mông xuống chân, có thể âm ỉ và tăng dần khi người bệnh thay đổi tư thế, ho hoặc hắt hơi. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị sớm là việc vô cùng quan trọng.
1. Đau thần kinh tọa là gì? Đau ở đâu?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể, được tạo thành từ các rễ thần kinh L4 đến S2 (nằm ở vị trí thắt lưng và kéo dài xuống dưới các vị trí ngón chân). Dây thần kinh này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát vận động và cảm nhận của chân. Khi dây thần kinh này bị chèn ép thì sẽ bị đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa (Sciatica) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đau dây thần kinh do bị kích thích và/hoặc chèn ép rễ thần kinh tọa. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau kéo dài từ phần lưng dưới, lan sâu xuống phần hông và di chuyển đến từng ngón chân. Đồng thời, đau thần kinh tọa có thể kéo theo các cơn tê, ngứa hoặc yếu cơ ở vùng chân. Đặc biệt, cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh bị ho hoặc uốn cong lưng.
Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến 1 bên của cơ thể, tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp, đau thần kinh tọa xảy ra ở hai bên cơ thể. Ngoài ra, theo Oxford Academic, đau thần kinh tọa là một tình trạng tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh suốt đời dao động từ 13% đến 40% và tỷ lệ mắc bệnh đau thần kinh tọa hàng năm tương ứng dao động từ 1% đến 5%.
2. Phân loại đau thần kinh tọa
Bên cạnh khái niệm đau thần kinh toạ là gì, BS CKII. Bùi Hồng Thuý thông tin tới bạn 5 loại đau thần kinh tọa, bao gồm: Đau thần kinh tọa cấp tính, đau thần kinh tọa mãn tính, đau thần kinh tọa xen kẽ, đau thần kinh tọa hai bên và đau thần kinh tọa dạng ví.
Phân loại | Triệu chứng | Đối tượng dễ mắc phải |
Đau thần kinh tọa cấp tính (Acute sciatica) |
|
|
Đau thần kinh tọa mãn tính (Chronic sciatica) |
|
|
Đau thần kinh tọa xen kẽ (Alternating sciatica) | Cơn đau xảy ra ở hai chân bị tác động xen kẽ. | |
Đau thần kinh tọa hai bên (Bilateral sciatica) | Cơn đau xảy ra ở cả hai chân cùng một lúc. | |
Đau thần kinh tọa dạng ví (Wallet sciatica) | Cơn đau xảy ra khi người bệnh ngồi. | Người thường xuyên để ví sau túi quần và ngồi lên, gây áp lực lên thần kinh tọa |
2.1. Đau thần kinh tọa cấp tính (Acute sciatica)
Đau thần kinh tọa cấp tính là cơn đau mới xuất hiện gần đây với thời gian đau kéo dài khoảng từ 4 – 8 tuần hoặc ít hơn. Với tình trạng này, người bệnh không nhất thiết phải chăm sóc y tế mà có thể thực hiện các kế hoạch điều trị tại nhà.
2.2. Đau thần kinh tọa mãn tính (Chronic sciatica)
Đau thần kinh tọa mãn tính là cơn đau kéo dài hơn 8 tuần và thường đi kèm các cơn đau dai dẳng. Khác với đau thần kinh tọa cấp tính, lúc này, người bệnh không thể sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà để giảm đau mà phải cần đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và xác định các liệu pháp điều trị tốt nhất.
2.3. Đau thần kinh tọa xen kẽ (Alternating sciatica)
Đau thần kinh tọa xen kẽ là cơn đau xảy ra ở hai chân bị tác động xen kẽ. Mặc dù loại đau thần kinh tọa này rất hiếm nhưng nó có thể là kết quả của sự thoái hóa khớp cùng chậu.
2.4. Đau thần kinh tọa hai bên (Bilateral sciatica)
Đau thần kinh tọa hai bên là triệu chứng đau xảy ra ở cả hai chân cùng một lúc. Điều này cực kỳ hiếm gặp và có thể là kết quả của sự thay đổi thoái hóa ở đốt sống hoặc đĩa đệm.
2.5. Đau thần kinh tọa dạng ví (Wallet sciatica)
Đau thần kinh tọa dạng ví là một thuật ngữ không chính thức được sử dụng để mô tả chứng đau thần kinh tọa xảy ra do thường xuyên để ví ở túi sau gây áp lực lên dây thần kinh tọa khi ngồi.
3. 9 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp và phổ biến nhất là 9 nguyên nhân sau:
1 – Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân đau thần kinh toạ phổ biến nhất (chiếm 90% các trường hợp – Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ). Khi phần đĩa đệm cột sống bị lồi ra khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép vào phần dây thần kinh tọa, từ đó, gây ra triệu chứng đau thần kinh tọa.
2 – Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống đi qua cột sống. Điều này không chỉ gây ra các triệu chứng đau lưng, mà còn gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa, khiến cho phần chân bị tê cứng và run.
3 – Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp hay còn gọi là gai xương là tình trạng các cạnh xương lởm chởm, gai xương,… được hình thành từ các gai già. Các mảnh gai xương này sẽ gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh tọa, gây ra hiện tượng đau lưng dưới và lan dần xuống cả phần ngón chân.
4 – Trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng cũng là nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa. Việc trượt đột sống thắt lưng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bị chấn thương, dị tật bẩm sinh, thoái hoá cột sống,… Từ đó, đốt sống thắt lưng bị trượt ra ngoài, không thẳng hàng với cấu trúc phía trên, khiến lỗ thông bị thu hẹp – nơi mà dây thần kinh tọa đi ra.
Điều này gây ra không ít các áp lực lên dây thần kinh tọa và gây ra các cơn đau cho phần lưng dưới và toàn bộ phần chân người bệnh.
5 – Viêm cơ thắt lưng
Viêm cơ thắt lưng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do nó tạo ra áp lực và kích thích lên các rễ thần kinh. Khi cơ thắt lưng bị viêm, nó có thể sưng lên và chèn lên các rễ thần kinh tọa, dẫn đến viêm, đau và bị tê ở chân.
6 – Hội chứng Piriformis (Cơ hình lê)
Hội chứng Piriformis (Cơ hình lê) là hội chứng mà một cơ nhỏ nằm sâu trong mông bị căng hoặc co thắt, gây chèn ép lên dây thần kinh hông, từ đó, gây ra căn bệnh đau thần kinh tọa.
7 – Hội chứng đuôi ngựa CES
Hội chứng đuôi ngựa CES là hội chứng hiếm gặp, nhưng vô cùng nghiêm trọng. Người bị hội chứng này thường chịu áp lực lớn, trực tiếp vào bó dây thần kinh ở phần cuối tủy sống (chùm đuôi ngựa). Điều này gây ra những cơn đau từ phần lưng dưới lan dần xuống chân (triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa), khiến cho phần xung quanh hậu môn bị tê cứng.
8 – Rối loạn chức năng khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là khớp nằm giữa xương chậu và xương cùng, nối cột sống với hông thông qua hệ thống dây chằng. Trong đó, nhóm dây chằng Sacrospinous và dây chằng Sacrotuberous có chức năng tạo ra các hố thần kinh tọa nhằm hỗ trợ sự ổn định của khớp.
Tuy nhiên, khi bị rối loạn chức năng khớp cùng chậu, nó có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc và chức năng của khớp, làm mất sự cân đối và tăng nguy cơ chấn thương các dây thần kinh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.
9 – Các khối u
Khi các khối u hình thành trong ống sống thắt lưng, nó sẽ tạo áp lực, chèn ép dây thần kinh tọa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh có các khối u trong ống sống thắt lưng bị đau thần kinh tọa.
4. 8 yếu tố tăng nguy cơ gây đau thần kinh tọa
Ngoài 9 nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh đau thần kinh tọa, căn bệnh này cũng nguy cơ bị xảy ra do 8 yếu tố dưới đây:
1 – Tuổi tác
Người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai xương,… và đây chính là những nguyên nhân phổ biến gây ra đa thần kinh tọa. Độ tuổi dễ mắc bệnh đau thần kinh tọa là từ 30 – 50 tuổi, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên (Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ).
Với những người dưới 20 tuổi, căn bệnh đau thần kinh tọa thường hiếm khi xảy ra, ngoại trừ các tình huống đặc biệt như chấn thương khi làm việc nặng (bốc vác, lao công, cử tạ,…) hay do ngồi làm việc quá lâu.
2 – Tiểu đường
Tiêu đường cũng là một trong những nguy cơ gây đau thần kinh tọa. Khi bị tiểu đường, nồng độ đường trong máu sẽ bị kiểm soát kém, từ đó, khiến cho lượng glucose huyết tăng cao và làm tổn thương vỏ bao thần kinh, giảm dẫn truyền thần kinh. Theo thời gian dài, chúng sẽ làm suy giảm chức năng cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi dây thần kinh, khiến cho các dây thần khi bị suy yếu, trong đó có cả dây thần kinh tọa.
3 – Béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa. Khi trọng lượng cơ thể tăng cao, lượng mỡ dư thừa, chúng sẽ tạo ra một áp lực lớn lên cột sống, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm và làm chèn ép lên dây thần kinh tọa.
4 – Hút thuốc
Khi hút thuốc, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn nicotin – một thành phần độc hại có trong khói thuốc. Lượng nicotine độc hại này sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho xương trong cơ thể bị giảm đáng kể. Từ đó, chúng làm suy yếu cột sống và đĩa đệm và đây cũng là nguyên nhân điển hình gây ra chứng đau thần kinh tọa.
5 – Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng thường xuyên,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ thần kinh. Trong đó, đau thần kinh tọa là một triệu chứng của rối loạn thần kinh như đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh,… Do đó, khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, con người cũng có nguy cơ mắc triệu chứng đau thần kinh tọa.
6 – Di truyền
Hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy di truyền là nguyên nhân trực tiếp gây đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng, di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh lý đốt sống, bao gồm đau thần kinh tọa. Do đó, nếu người thân của bạn từng có tiền sử đau thần kinh tọa, bạn cũng có khả năng cao dễ mắc căn bệnh này hơn.
7 – Lối sống ít vận động
Lối sống ít vận động có thể gây ra suy thoái thể chất, các cơ và các khớp không được dẻo dai, từ đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa.
8 – Tính chất một số loại nghề nghiệp
Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng, cúi người nhiều như bốc vác, vận chuyển hoặc làm việc ở những tư thế cố định trong nhiều giờ như nhân viên văn phòng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về lưng dưới, gây chèn ép dây thần kinh tọa và lâu dần, chúng có thể dẫn tới bệnh đau thần kinh tọa.
5. Triệu chứng đau thần kinh tọa
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh thường gặp các các cơn đau tại những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua và các vùng xung quanh.
Lưu ý: Triệu chứng đau thần kinh tọa thường kéo dài khoảng 8 tháng với nhóm tuổi từ 35 – 55 tuổi và 18,7 tháng đối với nhóm tuổi từ 65 – 85 tuổi (Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ)
5.1. Triệu chứng thường gặp
Một số dấu hiệu đau thần kinh toạ thường gặp ở những người đau thần kinh tọa như:
- Đau lưng dưới
- Đau ở phía sau hoặc chân nặng hơn khi ngồi
- Đau hông
- Cảm giác ngứa ran hoặc như kim châm ở chân
- Yếu, tê hoặc khó di chuyển chân hoặc bàn chân
- Đau liên tục hoặc đau nhói ở một bên phía sau, chân hoặc hông
- Tiểu không tự chủ hoặc đại tiện không tự chủ
Các cơn đau trên có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau một cách rõ rệt nhất khi ho hoặc khi cúi, gập hay vặn người.
5.2. Triệu chứng ở từng rễ thần kinh
Người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng đau ở từng rẽ thần kinh và các nơi mà rễ thần kinh đi qua. Mức độ cơn đau sẽ phụ thuộc vào từng vị trí, cụ thể:
- Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh L4: Khi người bệnh bị đau dây thần kinh tọa từ rễ thần kinh L4, họ sẽ có cảm giác cơn đau lan tỏa từ hông cho đến đầu gốc và lan dần xuống bắp chân. Khi đó, cơn đau có thể khiến người bệnh giảm cảm giác hoặc mất cảm giác ở vùng bắp chân trong. Điều này có thể làm giảm khả năng sử dụng cơ đùi và cơ hông, đồng thời khiến người bệnh mất phản xạ ở đầu gối.
- Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh L5: Khác với cơn đau thần kinh tọa ở rễ thần kinh L4, khi người bệnh bị đau dây thần kinh tọa từ rễ thần kinh L5, họ sẽ phải chịu cơn đau ở vùng mông và phía bên ngoài của đùi và chân, đặc biệt là các cơn đau nhức ở giữa lòng bàn chân và ngón chân. Khi đó, cơ mông và chân của người bệnh bị yếu đi rõ rệt, cũng như gặp phải nhiều khó khăn trong việc di chuyển mắt cá chân và nâng ngón chân cái lên trên.
- Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh S1: Khi đau ở dây thần kinh tọa từ rễ thần kinh S1, người bệnh sẽ thường bị đau ở mông, sau bắp chân và một bên bàn chân. Đồng thời, người bệnh cũng bị mất cảm giác ở mặt ngoài của bàn chân (ngón chân thứ ba, thứ tư và thứ năm) và mất phản xạ gân ở mắt cá chân (giảm phản xạ giật mắt cá chân). Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi nhấc gót chân, đi nhón chân.
5.3. Một số triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác
Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt một số triệu chứng của đau thần kinh tọa với một số bệnh lý khác, nhằm xác định chính xác trình trạng mà bạn đang gặp phải và tránh trình trạng chữa nhầm bệnh.
1 – Phân biệt với thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường xảy ra với những người mắc các vấn đề về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống,… hay thường xuyên phải vận động quá sức. Còn đau thần kinh tọa là bệnh lý thường xảy ra với những người lớn tuổi, từ 30 – 50 tuổi và mắc các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm.
Do đó, dấu hiệu đau thần kinh toạ sẽ khác so với cơn đau của thoát vị đĩa đệm:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau xuất hiện theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ vùng thắt lưng xuống hông, mông và chân. Cơn đau có thể đi kèm cảm giác nóng rát ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng ở hai bên cơ thể và cơn đau sẽ trở nên dữ dội khi người bệnh vận động mạnh.
2 – Phân biệt với hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê là tình trạng rối loạn dây thần kinh hiếm gặp, xảy ra khi cơ hình lê sưng và co thắt, dẫn đến kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa. Như vậy, hội chứng cơ hình lê là nguyên nhân gây ra căn bệnh đau thần tọa. Do đó, hai cơn đau này có sự khác biệt với nhau. cụ thể:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau thường dữ dội hơn cơn đau do hội chứng cơ hình lê, làm suy giảm khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.
- Hội chứng cơ hình lê: Cơn đau thường không xuất hiện ở mặt ngoài đùi và xu hướng giảm cảm giác đau khi người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài.
3 – Phân biệt với đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt
Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt là bệnh lý liên quan đến béo phì, mặc quần áo chật hay đái tháo thường. Trong khi đó, đau thần kinh tọa xảy ra là do các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Do đó, những cơn đau do đau thần kinh tọa khác hoàn toàn so với cơn đau do đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt, cụ thể:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, lan xuống hông, mông (dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa) và có thể xuống đến bàn chân, ngón chân. Mức độ đau thường dữ dội, đau nhói, đau buốt hơn.
- Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt: Cơn đau bắt đầu từ vùng đùi/vùng bẹn/vùng khoeo, có thể lan xuống cẳng chân và bàn chân. Mức độ đau thường nhẹ hơn đau thần kinh tọa như đau âm ỉ, đau nhói, đau buốt.
4 – Phân biệt với đau khớp háng do viêm, hoại tử, thoái hóa, chấn thương
Cơn đau do đau thần kinh tọa khác với cơn đau do đau khớp háng do viêm, hoại tử, thoái hóa, chấn thương, như sau:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, lan xuống hông/mông/bàn chân/ngón chân. Cơn đau thường xuất hiện kèm cảm giác nóng rát ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Đau khớp háng do viêm, hoại tử, thoái hóa, chấn thương: Cơn đau thường xuất hiện ở vung bẹn, lan dần xuống đùi/khớp gối/mông/vùng mấu chuyển xương đùi. Cơn đau sẽ dần khi cử động nhiều hay đứng lâu, và cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột.
5 – Phân biệt với viêm khớp cùng chậu, viêm, áp xe cơ thắt lưng chậu
Cơn đau do đau thần kinh tọa với cơn đau do viêm khớp cùng chậu, viêm, áp xe cơ thắt lưng chậu, có một điểm khác biệt như sau:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau do viêm thần kinh tọa thường diễn ra liên tục, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, cơn đau do thần kinh tọa thường là đau lan, từ vùng lưng dưới, lan dần xuống mông, đùi, chân và cơn đau thường xảy ra ở 1 bên.
- Viêm khớp cùng chậu, viêm, áp xe cơ thắt lưng chậu: Cơn đau thường dữ dội khi người bệnh cử động, đặc biệt là khi vận động mạnh với tần suất lớn. Do cơn đau xuất phát từ vùng viêm khớp cùng chậu, nên người bệnh thường có cảm giác đau ở cả 2 bên, tuy nhiên, vẫn có trường hợp đau 1 bên nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
6. 5 biến chứng đau thần kinh tọa nếu không điều trị kịp thời
Biến chứng của đau thần kinh tọa có thể vô cùng nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp như:
1 – Đau cứng, nhiễm trùng cột sống
Đau thần kinh toạ có thể dẫn đến nguy cơ bị cứng cột sống, co thắt cơ và các chi dưới. Điều này không chỉ làm giảm khả năng hoạt động mà còn khiến người bệnh thường xuyên bị sốt, buồn nôn, chán ăn cũng như rối loạn giấc ngủ do thường xuyên bị đau dữ dội vào ban đêm.
2 – Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc suy giảm chức năng bàng quang
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép trong thời gian dài do hẹp ống sống, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại, tiểu tiện. Lâu dần, chúng sẽ làm suy giảm chức năng bàng quang, mất kiểm soát nhu động ruột, làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày.
3 – Tổn thương thần kinh
Khi dây thần tọa bị chèn ép trong thời gian dài, chúng có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương các dây thần kinh. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm và đáng quan ngại. Biểu hiện điển hình của biến chứng này thường là:
- Chân bị tê yếu
- Thường xuyên ngứa rát bất thường ở chân
- Thường xuyên nhạy cảm với các cơn đau
Các dấu hiện trên có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 chân và thường gặp ở phía dưới đầu gối. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn và không thể hồi phục.
4 – Hội chứng chùm đuôi ngựa
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh có thể bị mắc hội chứng chùm đuôi ngựa – tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép cùng 1 lúc. Mặc dù, đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nếu hội chứng này không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, chúng có thể gây cản trở nghiêm trọng cho hoạt động sinh hoạt, gây liệt vĩnh viễn phần dưới cơ thể người bệnh, rối loạn chức năng tình dục,…
5 – Teo cơ vận động
Các cơn đau thần kinh tọa thường gây đau nhức khó chịu kéo dài từ phần lưng dưới đến phần ngón chân, gây ra nhiều cản trở trong quá trình vận động của cơ thể. Do đó, người bệnh thường có xu hướng giảm vận động để hạn chế cơn đau. Tuy nhiên, chính vì lý do này, người bệnh có khả năng cao mắc các bệnh về teo cơ vận động, khiến các chi mất dần chức năng.
7. Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Dưới đây là 2 phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa đơn giản và hiệu quả:
7.1. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là hình thức khám chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa khá phổ biến. Khi đến khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng sau:
- Kiểm tra các cơn đau lan từ lưng dưới xuống mông và dọc mặt sau chân đến dưới đầu gối.
- Kiểm tra cảm giác đau rát và cảm giác đau như kim đâm.
- Kiểm tra các triệu chứng đau khi có hoặc không có đau thắt lưng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sử dụng một số bài kiểm tra lâm sàng như:
- Nghiệm pháp Valsalva hoặc ho: Bác sĩ sẽ nâng cao chân của người bệnh để ghi lại điểm bắt đầu cơn đau và khi thực hiện bài kiểm tra này, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê và đôi khi yếu ở chân bị bệnh. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định chính xác dây thần kinh bị ảnh hưởng và vấn đề về đĩa đệm
- Khám lâm sàng hội chứng thắt lưng – hông (Test lasegue): Bác sĩ sẽ gây đau chân lan dọc xuống dưới khi nâng chân lên từ từ với góc 60°. Hoặc, bác sĩ cũng có thể thực hiện bài kiểm tra này khi bệnh nhân ngồi với khớp háng gấp 90°; và chân dưới được nâng lên từ từ cho đến khi khớp gối được duỗi hoàn toàn. Lúc này, nếu bệnh nhân bị đau ở cột sống khi duỗi chân, bệnh nhân đã mắc bệnh đau thần kinh tọa.
- Bài kiểm tra uốn: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngồi xuống và uốn cong lưng, cổ về phía trước. Nếu người bệnh cảm thấy đau ở lưng, khả năng cao người bệnh bị đau thần kinh tọa.
7.2. Chẩn đoán hình ảnh
Nếu như cơn đau thần kinh tọa được phát hiện, người bệnh sẽ được thực hiện các bước chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
1 – Chụp X – quang
Chụp X – quang là việc tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể, nhằm kiểm tra tủy sống và dây thần kinh cột sống, đồng thời phát hiện các vấn đề liên quan đến đĩa đệm, nhiễm trùng, khối u và gai xương. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác xem bệnh nhân có mắc bệnh đau thần kinh tọa hay không.
2 – Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là phương pháp thu thập hình ảnh chi tiết về tủy sống và dây thần kinh cột sống. Nhờ đó, bác sĩ có thể có cái nhìn chi tiết và chuẩn đoán bệnh chính xác.
3 – Chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để tạo ra hình ảnh bên trong của cơ thể một cách chi tiết về các mô mềm ở lưng và xương. Từ đó, bác sĩ có thể thấy được các áp lực đang đặt lên dây thần kinh và biết được nguyên nhân đó do đâu (thoát vị đĩa đệm hay bất kỳ tình trạng viêm khớp nào).
4 – Điện cơ (EMG)
Điện cơ (EMG) là phương pháp đo tốc độ tín hiệu thần kinh truyền qua cơ bắp, nhằm kiểm tra tốc độ xung điện di chuyển qua dây thần kinh. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được thoát vị đĩa đệm có đang chèn ép các dây thần kinh điều khiển cơ hay không và đưa ra kết luận về bệnh đau thần kinh tọa.
8. Phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể được chữa trị dứt điểm, đặc biệt, ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện các cơn đau. Thông thường, bệnh sẽ được hồi phục nhanh chóng trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng đau và vấn đề sức khỏe của mỗi người, cách điều trị đau thần kinh tọa sẽ khác nhau, cụ thể:
8.1. Cách hỗ trợ điều trị tại nhà
Khi thực hiện phương pháp điều trị tại nhà, bạn cần tham vấn từ các chuyên gia trước khi thực hiện. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng – nhẹ, bạn sẽ phù hợp với những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khác nhau. Một số cách tự điều trị bao gồm:
1 – Chườm lạnh hoặc chườm đá
Bạn có thể thực hiện chườm lạnh hoặc chườm đá để giảm đau và sưng tấy vị trí đau thần kinh tọa. Đây được cho là mẹo chữa đau thần kinh tọa tại nhà vô cùng đơn giản. Để thực hiện liệu pháp này, bạn cần chuẩn bị một túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh. Sau đó, bạn chườm chúng lên vết đau khoảng 20 phút/lần và nhiều lần trong ngày.
Lưu ý:
- Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu bạn đang chịu các cơn đau và sưng tấy do đau thần kinh tọa trong vài ngày đầu.
- Bạn nên quấn túi đá bằng khăn nhằm tránh gây tổn thương da do quá lạnh hay hạn chế bệnh cảm lạnh.
2 – Chườm nóng
Sau khi chườm lạnh, bạn sẽ thực hiện phương pháp chườm nóng/chườm ấm nhằm làm dịu cơn đau hiệu quả. Khi chườm nóng, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn, nhúng chúng vào nước ấm, vắt khô và chườm lên vị trí đau trong khoảng 20 phút/lần.
Lưu ý: Nếu tình trạng đau không thuyên giảm, bạn hãy thực hiện xen kẽ giữa chườm nóng và chườm lạnh.
3 – Sử dụng thuốc chống viêm
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đây chính là cách giảm đau thần kinh tọa, cụ thể là giảm sưng và viêm do đau thần kinh tọa hiệu quả và an toàn.
4 – Các bài tập và hoạt động giãn cơ
Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhằm cải thiện tình trạng dây thần kinh tọa bị căng cứng, đau nhói như:
- Ép gối tới ngực từng chân
- Ép gối tới ngực hai chân
- Nằm chống khuỷu
- Nằm chống tay
Lưu ý: Bạn nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia nhằm đảm bảo hiệu quả tốt cũng như hạn chế tối đa các chấn thương xảy ra.
Tuy nhiên, nếu phương pháp điều trị tự chăm sóc không hiệu quả sau vài tuần, bạn nên tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như các trung tâm phục hồi chức năng để được tư vấn về cách chữa đau thần kinh toạ hiệu quả nhất.
8.2. Phương pháp điều trị không xâm lấn
Đa số những người bị đau thần kinh tọa sẽ được chỉ định phương pháp điều trị không xâm lấn bởi phương pháp này đem đến sự an toàn, ít để lại di chứng và đặc biệt là ít tốn kém chi phí hơn. Với phương pháp này, người bệnh có khả năng thuyên giảm từ 4 – 6 tuần. Một số phương pháp điều trị không xâm lấn phổ biến hiện nay gồm: vật lý trị liệu đau thần kinh tọa, dùng thuốc, tiêm steroid ngoài màng cứng,…
1 – Vật lý trị liệu
Đau thần kinh toạ phải làm sao có lẽ là câu hỏi được đa số người bệnh quan tâm. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh nên vận động thường xuyên bằng vật lý trị liệu, đều đặn để duy trì sức dẻo dai cho cơ thể, đồng thời hạn chế các diễn biến nặng hơn của bệnh. Các bài vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh:
- Tăng cường sự chắc khỏe cho ột sống và các cơ vùng lưng dưới, bụng, mông và hông.
- Giãn gân và tăng sự linh hoạt cho các cơ bị tê cứng.
- Tăng cường trao đổi dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, khác với các bài tập thể thao thông thường, để đạt hiệu quả tốt nhất của vật lý trị liệu, bạn nên tập các bài tập trị liệu được thiết kế riêng, phù hợp với bản thân. Do đó, bạn nên tìm đến các chuyên gia y tế như bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình uy tín, đã qua đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn để lên kế hoạch điều trị chi tiết cho bạn.
2 – Thuốc điều trị đau thần kinh tọa
Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị riêng để chữa bệnh đau thần kinh tọa như:
- Thuốc giảm đau thần kinh gabapentin.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc tiêm corticosteroid.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ, nếu không bệnh có thể kéo dài và gây ra các biến chứng trầm trọng hơn.
3 – Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị không dùng thuốc. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng, tác động trực tiếp lên vùng cột sống thắt lưng của bệnh nhân và điều chỉnh sai lệch đốt sống. Từ đó, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh tọa, giúp triệu chứng đau nhức được cải thiện.
4 – Trị liệu pháp xoa bóp
Trị liệu pháp xoa bóp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau thần kinh tọa. Việc trị liệu xoa bóp sẽ giúp bệnh nhân làm dịu các cơ bị căng, giúp các cơ được giãn ra và giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.
5 – Tiêm steroid ngoài màng cứng
Tiêm steroid ngoài màng cứng cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh thoái hóa đĩa đệm. Khi tiêm steroid ngoài màng cứng, người bệnh có thể giảm các cơn đau do phản ứng viêm xung quanh dây thần kinh tọa gây ra.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm các tế bào viêm trong cơ thể. Cuối cùng, khi tiêm steroid ngoài màng cứng, chúng phân tán đều vào các đầu dây thần kinh và mô, giúp hạn chế các cơn đau dẫn truyền tái phát.
8.3. Phẫu thuật
Khoảng 80 – 90% các bệnh nhân đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có tình trạng đau/yếu kéo dài hay bệnh đang diễn tiến theo tình huống xấu thì phẫu thuật cũng là một lựa chọn không tệ. Các bệnh nhân mắc phải các vấn đề dưới đây cũng thường được chỉ định phẫu thuật:
- Hội chứng đuôi ngựa CES.
- Có khối u.
- Đau thần kinh tọa cả 2 bên.
- Nhiễm trùng vùng xương chậu không đáp ứng với thuốc.
Khi đó, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và thể trạng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp phẫu thuật khác nhau như:
- Phẫu thuật cắt bỏ cung sau: Là phương pháp phẫu thuật mở rộng ống sống khi ống sống bị hẹp. Việc phẫu thuật sẽ loại bỏ bản sống (cung sau) và dây chằng vàng để mở rộng ống sống, giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh ở thắt lưng.
- Phẫu thuật lấy đĩa đệm: Là việc loại bỏ các tác nhân (một đĩa đệm thoát vị, gai xương,…) đang chèn ép vào dây thần kinh tọa. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân nhằm đạt được kết quả thuận lợi nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn 22 bài tập phục hồi chức năng tiền đình đơn giản tại nhà
9. Phương pháp phòng bệnh đau thần kinh tọa
Dưới đây là 6 phương pháp phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa cũng như hạn chế bệnh tái phát đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể chủ động áp dụng theo:
- Duy trì tư thế thích hợp khi ngồi: Bạn nên chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Nếu bạn phải ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại mỗi 30 phút để giảm áp lực lên cột sống.
- Điều chỉnh tư thế khi ngủ: Bạn không nên nằm sấp khi đi ngủ, vì điều này có thể làm tăng thêm áp lực lên đĩa đệm cột sống, từ đó, gây ra hoặc làm tái phát cơn đau thần kinh tọa. Do đó, khi đi ngủ, bạn nên nằm ngửa, giữ thẳng mông và gót chân kết hợp với việc cong đầu gối (bạn có thể đặt chiếc gối dưới chân để hỗ trợ). Tư thế nâng đầu gối này sẽ giúp bạn làm giảm áp lực đáng kể lên cột sống và hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa.
- Không sử dụng thuốc lá: Nicotine từ bất kỳ nguồn nào (bao gồm cả thuốc lá điện tử) đều làm giảm lượng máu cung cấp cho xương của bạn, điều này có thể làm suy yếu cột sống, gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, vận chuyển máu tốt đến các cơ, từ đó, hạn chế các nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Để có một cơ thể khoẻ mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là yếu tố đáng để bạn lưu tâm, không chỉ trong quá trình điều trị đau thần kinh toạ mà còn áp dụng chung cho phục hồi chức năng thần kinh, bao gồm có phục hồi chức năng viêm đa rễ thần kinh.
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao: Vận động giúp tăng cường sức mạnh, độ linh hoạt và giảm nguy cơ bị chấn thương, đau lưng, đau khớp,… từ đó, hạn chế nguy cơ bị đau thần kinh tọa. Một số bài thể thao nhẹ nhàng mà bạn có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
- Nâng vật nặng đúng cách: Nếu bạn thường xuyên phải bê vác đồ nặng, bạn nên ngồi xổm trước khi nâng vật nặng, nhằm giúp trọng lượng sẽ dồn lên phần cơ đùi to, khỏe thay vì cơ lưng. Sau đó, bạn từ từ nâng vật nặng lên gần cơ thể, từ đó giúp hạn chế nguy cơ đau thần kinh tọa.
- Mang giày phù hợp: Bạn không nên đi giày nén ngón chân hoặc gây quá nhiều áp lực lên mu bàn chân. Bạn nên chọn các đôi giày có hỗ trợ vòm bàn chân và tạo cho các ngón chân một khoảng trống để cử động. Đồng thời, bạn cũng nên chọn những đôi giày có cao gót chân không quá 2,54cm.
- Dành thời gian để phục hồi nếu cần thiết: Nếu bạn đang bị đau lưng, đau hông,.. bạn không nên cố gắng vận động mạnh mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi hoàn toàn trước khi trở lại hoạt động thường ngày.
10. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau thần kinh tọa?
10.1. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Có. Tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh, nhưng bệnh sẽ không tự thuyên giảm nếu không được điều trị. Việc trì hoãn điều trị có thể khiến cơn đau dữ dội hay tình trạng nhiễm trùng cột, suy giảm chức năng bàng quang,… Do đó, khi bị đau thần kinh tọa, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thực hiện một số biện pháp triệu đơn giản để hạn chế bệnh tiến triển xấu.
10.2. Đau thần kinh tọa có chữa hết không?
Có. Đau thần kinh tọa có thể được chữa trị hết trong khoảng 6 tuần nếu tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
10.3. Đau thần kinh tọa bao lâu thì khỏi?
Hầu hết, đau thần kinh tọa có thể khỏi hẳn nếu nghỉ ngơi đầy đủ mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Khoảng 50% bệnh nhân đau thần kinh tọa sẽ khỏi hẳn trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đi khám để được điều trị đúng cách.
10.4. Đau thần kinh tọa nên làm gì?
Khi bị đau thần kinh tọa, bạn nên:
- Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây căng thẳng cho đôi chân của bạn.
- Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng tấy.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc tập thể dục trong nước có thể giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe chung của bạn.
- Sử dụng thuốc giảm đau để giúp giảm đau và giảm sưng tấy.
- Xoa bóp có thể giúp giảm đau và giảm sưng tấy.
Ngoài ra, nếu thấy cơn đau còn tái phát nhiều lần trong khoảng 6 – 7 tuần, bạn nên đi thăm khám bác sĩ trực tiếp để chẩn đoán nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
10.5. Đau thần kinh tọa chữa ở đâu?
Bạn nên lựa chọn các trung tâm khám bệnh uy tín, có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại và đội ngũ y, bác sĩ tay nghề cao. Điển hình là trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng – Myrehab Matsuoka.
Myrehab Matsuoka là thương hiệu hệ thống y tế tiêu chuẩn Nhật Bản hiện đại tại Việt Nam được đầu tư và vận hành bởi Emergency Medical Service (EMS) – Tập đoàn y tế uy tín với hệ thống các cơ sở trải dài khắp Nhật Bản. Đến với Myrehab Matsuoka, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán được cá thể hóa theo mức độ tổn thương vận động, thể trạng và phản hồi sinh học của người bệnh, giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân đau thần kinh tọa và hướng điều trị bệnh phù hợp.
Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng xấu quá trình sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể thuyên giảm và khỏi bệnh nhanh chóng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đau chân nào kể trên, bạn hãy liên hệ ngay với Myrehab Matsuoka để đặt lịch hẹn và thăm khám kịp thời nhé!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội