Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị và phục hồi không dùng thuốc, thường dành cho các bệnh nhân mất một phần hoặc toàn bộ chức năng ở cơ quan vận động của cơ thể. Điều trị vật lý trị liệu giúp tăng cường khả năng vận động của bệnh nhân một cách tự nhiên và an toàn nhất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 8 thông tin quan trọng cần biết trước khi tập vật lý trị liệu.
1. Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không xâm lấn, dành cho những người bị suy giảm chức năng cơ thể. Vật lý trị liệu ứng dụng các phương pháp tiếp cận vật lý như: sóng âm, trị liệu bằng nhiệt, nước, kích thích điện, ánh sáng, xoa bóp,… để điều trị cho bệnh nhân. [1]
Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ (APTA) cho biết phương pháp này mang lại hiệu quả cực kỳ tốt đối với bệnh nhân cần điều trị các tổn thương về thể chất. Bên cạnh đó, việc tập luyện vật lý trị liệu không chỉ được thực hiện tại phòng khám, bệnh viện mà còn có thể tự chủ động tập tại nhà. [2]
Bởi phương pháp này rất dễ thực hiện và không cần sử dụng các chất bổ sung, nên trong các trường hợp bệnh nhân có thể tập luyện vật lý trị liệu để hồi phục hoàn toàn, các bác sĩ thường khuyến khích tập luyện vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thuốc để phát huy tốt nhất hiệu quả của cả 2 hình thức điều trị, giảm thiểu khả năng mắc tác dụng phụ và tăng cường tốc độ hồi phục tối đa cho bệnh nhân.
2. Tác dụng của vật lý trị liệu
Không chỉ lành tính và dễ thực hiện, vật lý trị liệu còn đem lại nhiều công dụng hiệu quả đối với quá trình phục hồi của các bệnh nhân. [3]
1 – Giảm đau không cần dùng thuốc, không phẫu thuật: Một vài phương thức vật lý trị liệu như điện trị liệu hay nhiệt trị liệu có thể tác động thư giãn lên các vùng cơ bị tổn thương, giúp giảm stress và căng cơ tại vùng cơ bắp đó, nhờ vậy có thể giúp giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
2 – Hiệu quả điều trị rõ ràng trong vài lần tập đầu tiên: Bởi vật lý trị liệu giúp kích thích trực tiếp các dây thần kinh và cơ bắp vận động xung quanh các cơ quan tổn thương, giúp cơ thể làm quen lại với các chuyển động một cách thường xuyên, do đó có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục và cho thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau vài buổi tập.
3 – Rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc và nghỉ ngơi mà không tập luyện, các cơ và khớp sẽ bị đình trệ và teo cứng, khiến bệnh nhân sẽ lâu khỏi hơn và thậm chí còn mắc phải nhiều biến chứng. Cách hiệu quả nhất và nhanh nhất để khắc phục điều này là tập vật lý trị liệu, bởi phương pháp này sẽ kích thích trực tiếp vào các phần cơ bắp, kích thích tăng trưởng cơ tự nhiên và hiệu quả.
4 – Cải thiện và phục hồi khả năng vận động sau chấn thương, bại liệt hay sau phẫu thuật: Sau khi gặp phải biến cố hay trải qua phẫu thuật khiến chức năng vận động bị ảnh hưởng, tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ thể và não bộ làm quen lại với các chuyển động cũ. Việc này sẽ giúp hệ thần kinh vận động của bệnh nhân quen thuộc với các hoạt động thường ngày và còn giúp tăng cường sự tái tạo cho cơ sau một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi.
3. Đối tượng cần tập vật lý trị liệu
Điều trị vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc các triệu chứng sau: [1]
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp: phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, cột sống cổ, lưng, ngực, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm khớp, vẹo cột sống,…
- Người bị tổn thương gân, cơ, dây thần kinh: viêm gân, viêm điểm bám gân, gout, liệt thần kinh ngoại biên, viêm đa rễ thần kinh,…
- Người gặp chấn thương thể thao: trật khớp, tổn thương dây chằng chéo trước, tổn thương dây chằng chéo sau, tổn thương sụn chêm, giãn dây chằng gối, căng cứng cơ bắp,…
- Bệnh nhân muốn phục hồi chức năng sau phẫu thuật, tai biến: bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, nối dây chằng,… có biểu hiện căng cơ, mất vận động tạm thời, teo cơ sau thời gian dài không vận động,…
- Bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ, đau nửa đầu, yếu cơ,…
4. Đối tượng chống chỉ định tập vật lý trị liệu
Tuy vật lý trị liệu có tác dụng rất tích cực đối với quá trình phục hồi của bệnh nhân, hình thức điều trị này lại được chống chỉ định đối với một vài bệnh nhân đang gặp phải một trong những tình trạng sau:
- Người đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh: Người đang bị sốt cao, nhiễm trùng, hoặc đau cấp tính.
- Người có bệnh lý mạn tính không ổn định: Người bị bệnh tim mạch, hô hấp, hoặc thần kinh.
- Người bị chấn thương cấp tính: Chấn thương nặng, nguy cấp và có chảy máu.
- Người có khối u ác tính: Bị ung thư xương, ung thư vú, hoặc ung thư phổi.
- Người có rối loạn đông máu: Mắc bệnh máu khó đông, hoặc người đang dùng thuốc chống đông máu.
- Người có dị ứng với các phương pháp vật lý trị liệu: Người bị dị ứng với nhiệt, điện, hoặc sóng âm.
Những đối tượng sau đây tuy không bị chống chỉ định tập vật lý trị liệu, nhưng cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi tập và cực kỳ cẩn thận trong quá trình tập luyện:
- Người cao tuổi: Người cao tuổi có thể dễ bị chấn thương hoặc gặp các biến chứng khi tập vật lý trị liệu.
- Trẻ em: Trẻ em có thể chưa có khả năng phối hợp các động tác vận động một cách chính xác.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập vật lý trị liệu.
5. 2 hình thức tập vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu có 2 hình thức chính là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động. Tùy vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà bệnh nhân sẽ được chỉ định hình thức trị liệu phù hợp.
5.1. Vật lý trị liệu chủ động
Vật lý trị liệu chủ động bao gồm các bài tập vận động thể lực, sử dụng chính thể lực của bệnh nhân để tác động vào các cơ quan bị tổn thương. Hình thức tập luyện này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì tính linh hoạt cho các vùng cơ quan bị tổn thương, giúp cơ thể máu chóng lấy lại khả năng vận động. [4]
Các dạng vật lý trị liệu chủ động:
- Tập tâng tạ cải thiện cơ bắp
- Tập kéo giãn cơ
- Tập đi
- Sử dụng các dụng cụ tập vật lý trị liệu để tự vận động
5.2. Vật lý trị liệu thụ động
Vật lý trị liệu thụ động là phương pháp trị liệu sử dụng các tác động vật lý từ bên ngoài (xoa bóp, chườm nóng, lăn kim…) mà không phải sử dụng chính sức của bệnh nhân. Hình thức này được áp dụng khi bệnh nhân còn quá yếu và chưa thể thực hiện các bài tập yêu cầu tự vận động. Hình thức này nhằm giúp cơ thể của bệnh nhân có thể giảm đau hiệu quả, đồng thời kích thích não bộ dần quen với cảm giác chuyển động của cơ thể, tạo tiền đề cho quá trình tập vật lý trị liệu chủ động. [4]
Các dạng vật lý trị liệu thụ động:
- Sử dụng liệu pháp nhiệt (nóng hoặc lạnh)
- Sử dụng sóng âm
- Kích thích điện
- Điều trị bằng siêu âm
- Điều trị bằng ánh sáng
- Nắn hoặc xoa bóp các khớp
6. 8 phương pháp vật lý trị liệu
Đối với những tình trạng và mức độ bệnh khác nhau, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Sau đây là 8 phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất có thể áp dụng cho nhiều tình trạng bệnh nhất.
6.1. Điện trị liệu
Điện trị liệu là phương pháp sử dụng các dòng xung điện có tần số thấp truyền tới cơ thể thông qua các điện cực trên bề mặt da. Các xung điện này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhằm kích thích sự vận động của hệ thần kinh. Hình thức này giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, kích thích hệ thần kinh và đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp. [5]
Đối tượng được chỉ định điện trị liệu thường có các tình trạng sau:
- Đau lưng, cổ vai gáy, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn,…
- Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
- Bệnh nhân chấn thương, liệt hoặc đứt tủy sống,…
- Bệnh nhân yếu cơ tứ chi, cơ sàn chậu, cơ vòng.
- Rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
6.2. Thủy trị liệu
Thủy trị liệu là phương pháp dùng nước tác động lên da để tạo ra hiệu quả điều trị. Thủy trị liệu không giống bơi lội thông thường, bệnh nhân sẽ được thực hiện phương pháp trong hồ nước ấm có nhiệt độ từ 33°C tới 36°C và được tác động nước vào cơ thể. Phương pháp này giúp bệnh nhân thư giãn cơ thể, giảm đau đối với các bệnh cơ – xương – khớp, và một phần nhỏ giúp tăng khả năng vận động của cơ bắp (khi cơ thể bệnh nhân được hoạt động trong môi trường nhiều lực cản như nước). [5]
Đối tượng được chỉ định thủy trị liệu thường có các tình trạng như:
- Rối loạn tuần hoàn ngoại vi
- Đổ mồ hôi chân tay
- Bong gân, viêm khớp
- Bệnh nhân mắc các bệnh về cơ, xương, khớp
6.3. Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là phương pháp dùng nhiệt để tạo ra hiệu quả điều trị, có thể là nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh tùy vào nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt. Nhiệt nóng thường giúp an thần, điều hòa và thư giãn cơ thể, còn nhiệt lạnh thường giúp giảm đau, lành vết thương tức thì. [5]
Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc các tình trạng như:
- Gãy xương (tay, chân), sau trật khớp,…
- Bị sưng, chảy máu chân, tay,…
- Viêm da, da nóng, đỏ, bị bỏng
- Bệnh nhân mắc các bệnh cơ – xương – khớp
6.4. Ánh sáng trị liệu
Ánh sáng trị liệu là phương pháp trị liệu một số tình trạng sức khỏe bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo với cường độ và thời gian nhất định. Phương pháp này giúp hỗ trợ năng lượng, tâm trạng của bệnh nhân, cải thiện bệnh trầm cảm. [5]
Liệu pháp này thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc các tình trạng như:
- Trầm cảm lâu ngày
- Rối loạn nhịp sinh học
- Rối loạn giấc ngủ
- Phụ nữ trầm cảm sau sinh
6.5. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là phương pháp yêu cầu bệnh nhân vận động chủ động hoặc thụ động thông qua các bài tập chú trọng vào các bộ phận khác nhau như tay, chân, bụng… giúp não bộ làm quen lại với các chuyển động quanh các cơ quan bị tổn thương, kích thích dây thần kinh vận động xung quanh các cơ quan này. Phương pháp này giúp bệnh nhân tăng cường sức mạnh, phát triển cơ, chống teo và co khớp, cũng như giúp lấy lại chức năng vận động và sinh hoạt cho cơ thể. [5]
Vận động trị liệu thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc các tình trạng như:
- Gặp biến chứng sau gãy xương (teo cơ, cứng khớp)
- Bệnh nhân biến chứng sau tai biến (bị liệt nửa người)
- Mắc các bệnh cơ – xương – khớp như thoái hóa, viêm cơ vai, thoát vị đĩa đệm…
- Gặp các biến cố khiến bệnh nhân mất đi chức năng vận động tại một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể
6.6. Kéo giãn trị liệu
Kéo giãn trị liệu là phương pháp dùng lực kéo để phân tán lực đó lên một hoặc nhiều khớp trong cột sống, từ đó có thể làm tách rời chúng, sau đó nắn chỉnh những khớp bị tổn thương và bất thường. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm đau, chữa lành những tổn thương ở các vùng khớp tổn thương và tuần hoàn máu tốt. [5]
Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc các tình trạng như:
- Người đang bị đau lưng, đau vùng cổ gáy, đau cổ,…
- Người mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…
6.7. Xoa bóp trị liệu
Xoa bóp trị liệu thường kết hợp giữa việc áp dụng áp lực và chuyển động lên các bộ phận cơ bị căng thẳng hoặc đau nhức để giảm căng thẳng cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và giảm đau. Ngoài ra, xoa bóp cũng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm stress. [5]
Phương pháp này thường được chỉ định cho các bệnh nhân:
- Gặp chấn thương trong khi chơi thể thao
- Bệnh nhân mắc các bệnh thuộc nhóm cơ xương khớp: đau cơ, đau khớp, đau lưng,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh thuộc nhóm thần kinh: căng thẳng, mất ngủ,…
6.8. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu thường dành cho các bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần,… Đối với phương pháp tâm lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia/bác sĩ tiếp cận bằng nhiều hình thức, kỹ thuật tâm lý (VD: trò chuyện, thảo luận,…) kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc bổ trợ khi cần thiết.
Mục tiêu của phương pháp này là thay đổi cách suy nghĩ và các hành vi tiêu cực, sai lệch trong tư tưởng của bệnh nhân, hướng bệnh nhân đến các suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Để biết thêm thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Tổng hợp 7 phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cao, an toàn
7. Chi phí tập vật lý trị liệu
Chi phí tập vật lý trị liệu dao động trung bình từ 500.000 – 1.500.000 VND/buổi tập, tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng, mức độ, giai đoạn của bệnh, nhu cầu sử dụng của bệnh nhân,… Dưới đây là thông tin tham khảo về chi phí tập vật lý trị liệu tại nhiều cơ sở y tế khác nhau:
- Chi phí tập vật lý trị liệu tại Trung tâm PHCN: Từ 400.000 – 1.200.000VND/buổi
- Chi phí tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện công lập: Từ 300.000 – 600.000VND/buổi
- Chi phí tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện tư nhân: Từ 600.000 – 2.000.000VND/buổi
- Chi phí tập vật lý trị liệu tại nhà: Từ 500.000 – 1.500.000VND/buổi
8. Giới thiệu Trung tâm tập vật lý trị liệu uy tín
Lựa chọn địa điểm phục hồi chức năng uy tín và phù hợp sẽ giúp bệnh nhân được hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình tập luyện, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Do đó, việc lựa chọn địa điểm phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng.
Bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng tại Hà Nội có thể tham khảo Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA. Phòng khám xương khớp Myrehab tự hào là tiên phong trong lĩnh vực với những ưu điểm vượt trội như:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp
- Hỗ trợ tư vấn 1-1 và thiết kế lộ trình tập luyện được cá nhân hóa 100%, hoàn toàn phù hợp với thể trạng của bệnh nhân
- Sở hữu công nghệ trị liệu hàng đầu Nhật Bản cùng trang thiết bị y tế hiện đại chuẩn Quốc Tế
- Mức chi phí vô cùng ưu đãi dành cho bệnh nhân sử dụng gói tập lớn
- Cung cấp đa dạng các hình thức và phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, giúp đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phục hồi của bệnh nhân
Bài viết đã cung cấp 8 thông tin quan trọng cần biết trước khi tập vật lý trị liệu, giúp người bệnh chuẩn bị đầy đủ về cả kiến thức lẫn tinh thần trước khi bắt đầu tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc tập vật lý trị liệu có thể đến Trung tâm trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka để được tư vấn kỹ càng nhất.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.