Hướng dẫn cách xoa bóp bàn chân bẹt hiệu quả tại nhà

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Xoa bóp là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm đau và cải thiện chức năng của bàn chân bẹt ngay tại nhà. Bài viết hướng dẫn chi tiết cách xoa bóp bàn chân bẹt đúng cách và những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất.

1. Lợi ích của việc xoa bóp bàn chân bẹt 

Phương pháp xoa bóp mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh:[1] [2]

  • Giảm đau nhức: Xoa bóp giúp thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp ở bàn chân, làm giảm áp lực lên vòm chân và các dây chằng, từ đó giảm cơn đau gây ra do bàn chân bẹt.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Hoạt động massage bàn chân giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxy và dưỡng chất cho các mô. Lưu thông máu tốt hơn giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục mô bị tổn thương. 
  • Tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho bàn chân: Thường xuyên xoa bóp giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở bàn chân, cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động, hỗ trợ tốt hơn cho vòm chân.
  • Giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể: Xoa bóp không chỉ giúp giảm đau mà còn kích thích cơ thể giải phóng các hormone giảm căng thẳng như endorphin, mang lại cảm giác thư thái và cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bàn chân: Động tác xoa bóp có tác dụng điều chỉnh hiệu quả sự mất cân bằng ở bàn chân, giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm cân gan chân và hội chứng chèn ép thần kinh.
  • Kéo giãn gân gót: Xoa bóp giúp kéo giãn gân gót (gân Achilles), giảm nguy cơ viêm nhiễm và căng thẳng ở khu vực này, từ đó giảm nguy cơ chấn thương.
  • Tăng sức mạnh cơ chi dưới: Xoa bóp tác động đến các nhóm cơ quan trọng như: cơ chày trước, cơ mác dài và nhóm cân gan bàn chân, giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định cho toàn bộ chi dưới, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều chỉnh tư thế và dáng đi. 

Tìm hiểu thêm các bài tập bàn chân bẹt hỗ trợ hình thành vòm bàn chân, từ đó giúp trẻ có thể đi đứng nhẹ nhàng hơn, cân bằng hơn khi giảm được phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển.

Massage bàn chân giúp giảm đau, giảm căng thẳng và hỗ trợ tạo vòm bàn chân
Massage bàn chân giúp giảm đau, giảm căng thẳng và hỗ trợ tạo vòm bàn chân

2. Hướng dẫn cách massage cân gan bàn chân bẹt

2.1 Hướng dẫn cách massage cân gan bàn chân bẹt

Động tác massage được thực hiện trên toàn bộ vùng chân từ đầu gối xuống bàn chân theo các bước như sau: [3]

Bước 1: Chuẩn bị

  • Để người bệnh ngồi thoải mái hoặc nằm ngửa trên giường.
  • Thoa dầu massage trên toàn bộ vùng chân để giảm ma sát trên da.
Thoa dầu massage trên toàn bộ vùng chân để giảm ma sát trên da.
Thoa dầu massage trên toàn bộ vùng chân để giảm ma sát trên da.

Bước 2: Xát lên da theo hướng thẳng

  • Dùng gốc gan bàn tay và các ngón tay xát lên da từ đầu gối xuống đến bàn chân theo hướng thẳng. 
  • Lặp lại động tác này nhiều lần để làm mềm các mô, tăng cường lưu thông máu và làm ấm cơ bắp.
Xát lên da theo hướng thẳng
Xát lên da theo hướng thẳng

Bước 3: Miết chặt vào da

  • Dùng đầu ngón tay miết chặt vào da theo hướng lên, xuống hoặc sang phải, trái dọc theo các cơ bắp và dây chằng từ đầu gối xuống đến bàn chân. 
  • Đặc biệt chú ý đến vùng vòm chân, nơi thường bị đau, căng thẳng do tình trạng bàn chân bẹt.
Dùng đầu ngón tay miết chặt vào da
Dùng đầu ngón tay miết chặt vào da

Bước 4: Di động và kéo căng

Sử dụng tay di động nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc dọc, kết hợp với kéo căng da để giúp các cân gan bàn chân và mô liên kết được thư giãn và giãn dài. Điều này giúp cải thiện độ linh hoạt của bàn chân và giảm căng thẳng.

Di động và kéo căng theo chiều ngang dọc
Di động và kéo căng theo chiều ngang dọc

Bước 5: Day ấn nhẹ trên da theo đường tròn

Dùng sức ấn nhẹ trên da và di chuyển ngón tay theo đường tròn, tập trung vào các điểm căng thẳng ở bàn chân, đặc biệt là khu vực vòm chân và gót chân. Kỹ thuật này giúp giảm căng cơ và thúc đẩy quá trình hồi phục mô.

Day ấn nhẹ trên da theo đường tròn
Day ấn nhẹ trên da theo đường tròn

Lưu ý: 

  • Nên thực hiện các bước massage từ 10-15 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng và không tạo áp lực quá mạnh. Luôn quan sát phản ứng của người bệnh để điều chỉnh lực tay cho phù hợp. Nếu người bệnh có dấu hiệu đau hoặc không thoải mái trong quá trình xoa bóp, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Massage di động mô mềm là một trong những phương pháp được các bác sỹ tại Myrehab Matsuoka áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bàn chân bẹt. Tìm hiểu chi tiết phục hồi chức năng bàn chân bẹt tại Myrehab Matsuoka để có cái nhìn chi tiết hơn về quy trình, phương pháp và mục tiêu phục hồi.

2.2 Hướng dẫn cách dùng bóng hỗ trợ massage bàn chân

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cho người bệnh ngồi trên ghế, giữ tư thế thoải mái với hai chân chạm sàn.
  • Chọn một quả bóng nhỏ, có độ cứng vừa phải.

Bước 2: Thực hiện massage với bóng

  • Đặt một chân lên quả bóng và bắt đầu lăn bóng dọc theo vòm bàn chân, từ gót chân đến các ngón chân.
  • Lăn bóng nhẹ nhàng và đều đặn, tạo áp lực vừa phải để massage các cơ và mô ở lòng bàn chân.
  • Thực hiện động tác liên tục trong 2-3 phút, sau đó chuyển sang chân còn lại.

Lưu ý: Điều chỉnh lực lăn bóng để người bệnh cảm thấy luôn thoải mái, có thể thực hiện hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bàn chân bẹt và giảm căng thẳng.

Lăn bóng dọc theo vòm bàn chân, từ gót chân đến các ngón chân với lực vừa phải
Lăn bóng dọc theo vòm bàn chân, từ gót chân đến các ngón chân với lực vừa phải

2.3 Bài tập đi trên con lăn

Bài tập đi trên con lăn giúp hình thành vòm chân và cải thiện khả năng phối hợp, giữ thăng bằng của trẻ. Tuy đây là bài tập khó, nhưng khi thực hiện đúng có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt. [4]

Cách thực hiện: 

Bước 1: Đứng 2 chân trên con lăn thăng bằng

  • Đặt con lăn trên bề mặt phẳng.
  • Trẻ đứng lên con lăn với hai chân cách nhau rộng bằng vai để tạo sự ổn định. Đảm bảo trẻ giữ thăng bằng tốt trước khi bắt đầu di chuyển.
Cho trẻ đứng thăng bằng trên con lăn
Cho trẻ đứng thăng bằng trên con lăn

Bước 2: Người hỗ trợ giữ tay bé

  • Bố mẹ hoặc người hỗ trợ đứng đối diện bé, giữ nhẹ tay bé để tạo điểm tựa.
  • Khi bé đã đứng vững, nhẹ nhàng hướng dẫn bé lăn con lăn tiến về phía trước. Bé sẽ sử dụng lực của bàn chân để lăn con lăn và tiến lên theo đường thẳng.
Kỹ thuật viên hỗ trợ bé giữ thăng bằng và tiến về phía trước
Hỗ trợ bé giữ thăng bằng và tiến về phía trước

2.4 Bài tập đi trên dây thừng

Bài tập đi trên dây thừng giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của bàn chân, mắt cá, bắp chân. Bài tập giúp hỗ trợ kéo giãn gan bàn chân, tạo vòm tự nhiên, giảm cảm giác đau và khó chịu liên quan đến bàn chân bẹt. 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và đặt trên sàn nhà hoặc bề mặt phẳng.

Bước 2: Đi trên dây thừng

  • Hướng dẫn trẻ đặt từng bước chân lên dây thừng, bước thật nhẹ nhàng và tập trung giữ thăng bằng.
  • Mỗi bước đi nên chậm rãi và dồn lực đều lên bàn chân để kích thích cơ và gan bàn chân.
  • Bố mẹ hoặc kỹ thuật viên có thể đứng bên cạnh hỗ trợ giữ tay để trẻ cảm thấy an toàn hơn khi đi trên dây.
Bài tập đi trên dây thừng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bàn chân bẹt
Bài tập đi trên dây thừng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bàn chân bẹt

3. Lưu ý khi xoa bóp bàn chân bẹt

Việc áp dụng phương pháp xoa bóp bàn chân bẹt đúng cách giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người thực hiện cần lưu ý những điểm sau: [5]

Tìm hiểu kỹ thuật xoa bóp đúng cách

  • Tìm người có chuyên môn: Nên tìm đến các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xoa bóp để được hướng dẫn kỹ thuật chính xác.
  • Tự học: Nếu tự xoa bóp tại nhà, hãy tìm hiểu kỹ các bài tập và kỹ thuật xoa bóp phù hợp với tình trạng của người bệnh qua các video, bài viết hướng dẫn từ những nguồn đáng tin cậy.

Chọn thời điểm thích hợp

  • Không xoa bóp khi chân đang bị sưng hoặc viêm: Việc xoa bóp trong tình trạng này có thể làm tình trạng tổn thương thêm nghiêm trọng.
  • Không xoa bóp ngay sau khi ăn: Việc xoa bóp có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, nên thực hiện sau khi ăn khoảng 1-2 giờ.

Áp dụng lực vừa phải

  • Không nên quá mạnh: Áp lực quá mạnh có thể gây đau và tổn thương các mô mềm ở bàn chân.
  • Không nên quá nhẹ: Áp lực quá nhẹ sẽ không mang lại hiệu quả trị liệu như mong muốn.
Dùng lực vừa phải khi thực hiện các cách xoa bóp bàn chân bẹt
Lưu ý dùng lực vừa phải khi thực hiện các cách xoa bóp bàn chân bẹt

Kết hợp phương pháp điều trị khác:

Ngoài xoa bóp, phương pháp điều trị bàn chân bẹt cần kết hợp thêm các phương thức khác như: Vật lý trị liệu, vận động trị liệu, đế lót chỉnh hình và thay đổi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng… để tăng hiệu quả phục hồi chức năng.

  • Đế chỉnh hình: Sử dụng đế chỉnh hình giúp phân tán áp lực lên bàn chân, hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt hiệu quả.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia để tăng cường cơ bắp và cải thiện chức năng của bàn chân.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Chọn giày dép phù hợp, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế đứng hoặc đi lại quá lâu để giảm áp lực lên bàn chân.

Những lưu ý vừa kể trên đều được áp dụng cho phục hồi chức năng bàn chân bẹt ở trẻbàn chân bẹt ở người lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm một số lưu ý khác:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi hoặc kem xoa bóp không rõ nguồn gốc: Điều này có thể gây kích ứng da hoặc làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
  • Kiên trì: Quá trình điều trị bàn chân bẹt đòi hỏi sự kiên trì và thường xuyên. Bạn nên thực hiện các bài tập và xoa bóp đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

Nắm rõ cách xoa bóp bàn chân bẹt giúp bạn giảm đau, mang lại cảm giác thư giãn và hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng hiệu quả. Việc tham khảo chi tiết và tuân thủ những lưu ý quan trọng vừa được đề cập giúp bạn có thể áp dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần kiên trì áp dụng và kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác như: sử dụng đế chỉnh hình và tập vật lý trị liệu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka là địa chỉ đáng tin cậy mang đến các giải pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả. Trung tâm áp dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn Nhật Bản, kết hợp các bài tập điều trị được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân. Quy trình điều trị tại Myrehab Matsuoka tập trung vào việc giảm đau, cải thiện sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ điều chỉnh cấu trúc bàn chân để mang lại hiệu quả điều trị toàn diện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Hãy liên hệ với Myrehab Matsuoka ngay hôm nay để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình điều trị!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 25/09/2024Ngày cập nhật: 25/09/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.