Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho các bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan tới cơ xương khớp cần phục hồi chức năng. Hiểu về quy trình vật lý trị liệu là việc cần thiết để giúp bạn chủ động hợp tác với bác sĩ, kỹ thuật viên trong quá trình phục hồi chức năng, trở về cuộc sống bình thường trước đây.
1. Quy trình tập vật lý trị liệu cơ bản tại các trung tâm PHCN/bệnh viện
Các trung tâm phục hồi chức năng (PHCN) và bệnh viện đều có quy trình vật lý trị liệu gồm 4 bước cơ bản gồm: thăm khám đến hướng dẫn tập luyện tại nhà nhằm đảm bảo bệnh nhân được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Dưới đây là các bước chi tiết trong lộ trình vật lý trị liệu.
Bước 1: Thu thập thông tin bệnh lý của bệnh nhân
Nhân viên y tế sẽ ghi nhận các thông tin cơ bản cần có về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, bao gồm: triệu chứng, thời gian mắc bệnh, lịch sử điều trị trước đó (nếu có) và các vấn đề sức khỏe liên quan. Dựa trên các thông tin đã thu thập, họ sẽ phân loại nhóm bệnh, giới thiệu lộ trình thăm khám cơ bản và bác sĩ phụ trách.
Bước 2: Bệnh nhân được khám lâm sàng và cận lâm sàng
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thực hiện đánh giá và thẩm định kỹ lưỡng về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân bằng hình thức khám lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp tiếp cận toàn diện này cho phép họ xác định chính xác các khu vực đáng lo ngại và xác định bất kỳ yếu tố tiềm ẩn nào góp phần gây ra tình trạng của bệnh nhân.
Khám lâm sàng
Mục tiêu của khám lâm sàng là để xác định tình trạng bệnh ban đầu và định hướng chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác bệnh. Dưới đây là một số hoạt động thường thấy trong khám lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ lắng nghe những lo lắng của bệnh nhân, hỏi về tiền sử bệnh án của họ và đánh giá cẩn thận tình trạng thể chất hiện tại của họ.
- Bác sĩ bắt đầu với các kiểm tra cơ bản như đo huyết áp, nhịp tim, đánh giá mức độ tổn thương tại khu vực cần trị liệu (thường bằng tay).
Khám cận lâm sàng
Mục đích của khám lâm sàng bằng các thiết bị chuyên dụng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các cơn đau hoặc các vấn đề khác mà bệnh nhân có thể gặp phải. Thông qua các xét nghiệm và quan sát cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá sức mạnh cơ, độ linh hoạt của khớp, sự cân bằng, tư thế và các kiểu chuyển động.
Ví dụ: Với bệnh nhân nghi ngờ bị cong vẹo cột sống, khi đến MYREHAB MATSUOKA, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị 4D DIERS để khám cận lâm sàng. Thiết bị này cho phép chẩn đoán chính xác bằng hình ảnh 4 chiều, giúp bác sĩ theo dõi độ cong và góc lệch của cột sống một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số chỉ định cận lâm sàng khác như: siêu âm, X – quang và CT, xét nghiệm máu.
- Siêu âm để đánh giá tình trạng cơ và mô mềm xung quanh cột sống, xác định các tổn thương hoặc bất thường có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động.
- X – quang và CT để quan sát kỹ lưỡng về độ cong và hình dạng của cột sống và cấu trúc xương.
- Xét nghiệm máu nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng cong vẹo cột sống thông qua các chỉ số viêm nhiễm và dinh dưỡng.
Bước 3: Bác sĩ tư vấn về phương pháp và lộ trình điều trị
Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích giải thích về tình trạng của bệnh nhân, sau đó đưa ra các phương pháp và lộ trình điều trị phù hợp. Bác sĩ và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sẽ trao đổi phương pháp điều trị (có thể là bài tập vật lý trị liệu, liệu pháp xoa bóp, kích thích điện hoặc các bài tập chuyên sâu,…)
Ví dụ: Với ví dụ cong vẹo cột sống kể trên, bác sĩ MYREHAB MATSUOKA có thể đề xuất thực hiện vận động trị liệu với các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như sóng siêu âm, hồng ngoại hoặc điện trị liệu để giảm đau và viêm.
Tìm hiểu các dụng cụ tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ quá trình thực hiện các bài tập vận động dành cho các nhóm cơ quan chi trên, chi dưới, cơ – xương – khớp, thần kinh,… |
Bước 4: Bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu trực tiếp dưới sự giám sát của bác sĩ và kỹ thuật viên để đảm bảo quá trình trị liệu hiệu quả và an toàn.
Vận động trị liệu bằng các bài tập chuyên biệt được thiết kế nhằm khôi phục chức năng cơ và khớp, giảm đau và cải thiện chức năng vận động mà không gây tác dụng phụ như thuốc giảm đau. Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn và điều chỉnh các bài tập để tối ưu hóa hiệu quả phục hồi, cải thiện độ linh hoạt và gia tăng sức bền.
Áp dụng các tác nhân vật lý phù hợp (nhiệt, điện, ánh sáng, siêu âm và sóng ngắn,…) nhằm làm giảm đau, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hồi phục mô mềm bị tổn thương.
Có thể bạn quan tâm:
Bước 5: Giai đoạn tập luyện vật lý trị liệu tại nhà
Sau khi phục hồi chức năng và có thể vận động trở lại, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn tự tập luyện tại nhà để duy trì kết quả điều trị, cải thiện sức mạnh cơ bắp và phòng ngừa tái phát.
Bệnh nhân nên kiên trì tập luyện và thường xuyên tái khám để nắm bắt tình trạng phục hồi và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.
2. Quy trình vật lý trị liệu của một số phương pháp phổ biến
Trong quá trình phục hồi chức năng, nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng nhằm giảm đau, cải thiện vận động và tăng cường sức khỏe cơ thể. Dưới đây là quy trình chi tiết của một số tác nhân vật lý thường gặp trong vật lý trị liệu, giúp bệnh nhân và người nhà có cái nhìn cụ thể về từng phương pháp:
- Quy trình vật lý trị liệu bằng siêu âm
- Quy trình vật lý trị liệu bằng chườm nóng
- Quy trình vật lý trị liệu bằng chườm lạnh
- Quy trình vật lý trị liệu bằng parraffin
- Quy trình vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại
- Quy trình vật lý trị liệu bằng sóng xung kích
- Quy trình vật lý trị liệu bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn
- Quy trình vật lý trị liệu bằng điện phân dẫn thuốc
Để hiểu rõ hơn về các quy trình này, người đọc có thể tham khảo tài liệu chi tiết từ Bộ Y tế qua các hướng dẫn đầy đủ về các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến hiện nay:
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng (tập 1)
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng (tập 2)
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng (tập 3)
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng (tập 4)
Trên đây là quy trình vật lý trị liệu cơ bản mà bạn nên biết để hiểu được được ý nghĩa của từng bước trong quá trình phục hồi chức năng. Thực hiện trị liệu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và duy trì sự kiên trì sẽ là chìa khóa giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn hoặc người thân đang cần hỗ trợ vật lý trị liệu lần đầu, hãy đến với MYREHAB MATSUOKA để nhận tư vấn và lộ trình điều trị chuyên sâu, phù hợp với từng tình trạng sức khỏe:
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official